CÂU HỎI THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Tài liệu văn học Trung Quốc (Trang 127 - 136)

3. Kịch và tiểu thuyết thời kỳ đầu

CÂU HỎI THẢO LUẬN

1) Vì sao sau 30 năm thương nhớ vợ cũ chết thảm, nay gặp lại Thị Bình, lão Chu chỉ thoáng xúc động, rồi mau chóng trấn tĩnh, rồi lạnh nhạt, cho tiền mà không tìm cách nối lại tình xưa ? (gợi ý : lúc này lão có thừa thế lực và mọi điều kiện để làm việc đó / vấn đề pháp lí và đạo đức có mâu thuẫn gì không nếu lão Chu muốn đoàn tụ với ngưới vợ chính thức đầu tiên ? ). Hành động cho tiền có ý nghĩa gì ?

2) Phân tích ý nghĩa của hai chi tiết sau :

* Lão Chu thích đóng chặt cửa sổ, còn Phồn Y lúc nào cũng đòi mở tung ra. Cửa sổ có ý nghĩa tượng trưng gì ?

* Sợi dây diện đứt ngoài vườn gây ra cái chết của Phượng và Sung có ý nghĩa gì ?

3) Ai là nhân vật bi kịch, còn ai là nạn nhân bi kịch ? (gợi ý: Hành động chính là gì ? Ai thực hiện hành động ấy thì người đó là nhân vật chính)

4) Vai trò của nhân vật Lỗ Ðại Hải ?

5) Lôi Vũ là "trò chơi quái ác của định mệnh" (sự rủi ro) hay là bi kịch tình yêu, bi kịch xã hội Trung Hoa trong buổi giao thời phong kiến đang tư sản hóa ?

Hầu như chúng ta ít biết đến cái tên Băng Tâm cho tới sau thời điểm Đổi mới. Ngay ở Trung Quốc theo quan điểm chính thống, giới nghiên cứu văn học chỉ đề cao các nhà văn cách mạng, cộng sản. Bảng xếp hạng văn nghệ sĩ của Trung Quốc thời trước Đổi mới được xếp theo đẳng cấp chính trị, ngoại trừ Lỗ Tấn là ngoại cỡ vì sự nghiệp văn chương sáng chói vượt hơn mọi tiêu chuẩn đương thời. Nhà văn Băng Tâm chỉ được coi là “nhân sĩ yêu nước” nên cũng chưa được đánh giá nghiêm túc.

Cuối thế kỉ XX, người đọc Trung Quốc lại chú ý tới những cây bút mới mẻ như Vương Mông, Giả Bình Ao, Mạc Ngôn, Trương Hiền Lượng, Phùng Kí Tài…Trong khi đó ở Trung Quốc người đọc bắt đầu quay lại với Băng Tâm một tên tuổi vốn đã sáng tác từ những năm 20 đầu thế ki. Băng Tâm đã chọn một bút danh đẹp, giản dị như cuộc đời nữ sĩ, xứng đáng với câu thơ cổ:

“Nhất phiến băng tâm tại ngọc hồ”

(Tâm hồn như mảnh băng tuyết chứa trong bình ngọc)

(thơ Vương Xương Linh, bài “Tại Phù Dung lâu tống Tân Tiệm”).

Cuộc đời và sự nghiệp

Băng Tâm (1900-1999) là nhà văn cận đại kiệt xuất của Trung Quốc, nhà yêu nước trung thành, nhà họat động xã hội trứ danh.

Bà tên thực Tạ Uyển Oánh quê quán xứ Trường Lạc, Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến, sinh ngày 5 tháng 10 năm 1900 trong một gia đình quan chức hải quân có tư tưởng Duy tân. Phụ thân cô tham gia trận hải chiến Giáp Ngọ, sau giữ chức khai biện hải quân học giáo bính xuất- tức giáo trưởng- ở Yên Đài tỉnh Sơn Đông.

Bốn tuổi Băng Tâm theo gia đình dời về Yên Đài, Sơn Đông, ven bờ biển rộng. Trong thời gian học tập ở gia đình, Băng Tâm đã tiếp xúc với các tác phẩm cổ điển trứ danh, 7 tuổi đọc các tác phẩm như Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử truyện. Cách mạng Tân Hợi bùng nổ, cô trở lại Phúc Châu, năm 1912 dự thi vô khoa dự bị Trường sư phạm nữ Phúc Châu.

Năm 1913 chuyển về Bắc Kinh, học trung học. Cô chịu ảnh hưởng Cơ đốc giáo và gia nhập tôn giáo này, Năm 1918 đăng ký học khoa dự bị Đại học nữ Hiệp Hòa, Băng Tâm muốn làm một y sinh góp phần giảm bớt tổn thương của con người.

Cuộc vận động Ngũ Tứ bùng nổ (4.5.1919) và phong trào vận động Tân văn hóa phát khởi Băng Tâm toàn tâm toàn trí gia nhập vào trào lưu thời đại, cuốn mình vào công việc văn thư của Hội sinh viên đại học, tập trung sức tham gia công tác tuyên truyền của Hội liên hiệp sinh viên đại học Bắc Kinh. Với sự kích thích của cuộc Đại hội học sinh sinh viên toàn quốc, cũng vào tháng 8, 9 năm 1919, cô công bố trên tờ “Thần báo”(Tin tức buổi sáng) thiên tản văn đầu tiên “Cảm tưởng hai mươi mốt ngày nghe hiểu” và đoản thiên tiểu thuyết đầu tiên “Hai gia đình”. Từ đây về sau cô dùng bút danh “Băng Tâm”.

Từ sau cao trào“Ngũ Tứ”, Băng Tâm chùn bước, lánh vào cái gia đình nhỏ hẹp, miêu tả những cảm xúc bất mãn trong cái xã hội có giai cấp, đi vào trăn trở tình yêu nhân loại (Băng Tâm tiểu thuyết, tản văn tuyển tập, lời Tựa tự viết).

Tác phẩm “Tư nhân độc tiều tụy”(Riêng người ấy tiều tụy) là tác phẩm tâm đắc của Băng Tâm, thể hiện nhận thức đầy đủ “vấn đề tiểu thuyết” là vấn đề nóng hổi đương thời. Cô

phong thu vũ sầu sát nhân” (Gió mưa mùa thu sầu chết người) có lẽ lấy ý một bài Từ trong

tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng, “Khứ quốc” (Rời nước ra đi), “Trang Hồng đích tỷ tỷ” (Chị gái của Trang Hồng)

Năm 1921, gia nhập Hội nghiên cứu văn học, sáng tác của Băng Tâm thiên về tình mẹ con và miêu tả những vẻ đẹp thiên nhiên ban sơ…Cô yêu thích và chịu ảnh hưởng “Phi điểu tập” (A flight of swan: Những cánh thiên nga) của R.Tagore. Cô viết đoản thi trên “Thần báo”, cột ‘Tân văn nghệ’, sau kết thành tập “Phồn tinh” (Sao dày đặc) gồm 164 bài và “Xuân thủy”(Nước mùa xuân) gồm 211 bài, xuất bản năm 1923. Các bài thơ chỉ ghi theo số thứ tự, không đặt tựa. Hai tập thơ này tiêu biểu cho thời kỳ đầu Thơ Mới có tính khơi động gọi là trào lưu viết “tiểu thi”. Khi Đại học nữ Hiệp Hòa sáp nhập với Đại học Yên Kinh cô sáng tác theo ngọn cờ “vị nhân sinh” như dòng suối nguồn tuôn chảy, bày tỏ tinh thần sáng tạo trong tiểu thuyết “Siêu nhân” được giới bình luận trọng thị. Năm 1922, công bố tập tản văn “Vãng sự” (Chuyện đã qua). Từ hai mươi tuổi, bút danh Băng Tâm đã quen thuộc trên văn đàn Trung Quốc.

Tháng 8 năm 1923, cô đạt được học bổng khen thưởng về thành tích hạng ưu tại Wellesley College, một đại học nữở Hoa Kỳ, theo học ngành văn học Anh. Suốt thời gian lưu học, cô liên tục viết một loại tản văn thông tấn và trở thành cây bút tản văn cho thiếu nhi sớm nhất Trung Quốc.. Thời gian này viết các tác phẩm tiêu biểu như “Ngộ”, “Ký tiểu độc giả” (Gửi độc giả nhỏ)…Năm 1926 thành đạt sự học ở nước ngoài, cô nhận được học vị thạc sĩ văn học. Trở về nước, dạy ở các Đại học.Tiểu thuyết tiêu biểu có “Phân” năm 1931, tản văn ưu tú là “Nam quy” năm 1931. Năm 1934, tiểu thuyết “Đông Nhi cô nương” biểu hiện triết lý tình yêu (Ái đích triết học) mang tính đột phá sâu sắc.

Năm 1936, Băng Tâm theo chồng là Ngô Văn Tảo một nhà xã hội học đi Âu Mỹ du học một năm, Họ thực hiện các cuộc thăm viếng rộng rãi trước sau ở các nước như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Ý, Đức và Liên Xô.

Năm 1938, bà cùng chồng mang con đi kháng chiến chống Nhật.. Băng Tâm đã đến trình diện Giản Dịch sư phạm học hiệu nhận nghĩa vụ giảng dạy, cùng với cộng đồng dân tộc trải qua bao khốn khổ gian nan của chiến tranh…Năm 1940 di cư đến Trùng Khánh, bà trở thành thành viên Quốc dân tham chính hội. Không lâu sau, tham gia Hiệp hội văn nghệ Trung Hoa kháng địch, nhiệt tâm tham gia hoạt động văn hoá cứu nước, Băng Tâm vẫn viết được “Quan vu nữ nhân” (Về người phụ nữ), “Tái ký tiểu độc giả” (Lại gửi bạn đọc nhỏ) và những thiên tản văn có ảnh hưởng rộng…

Sau kháng chiến thắng lợi, tháng 11 năm 1946, bà cùng Ngô Văn Tảo đi Nhật Bản, lưu lại Đông Phương học hội Nhật Bản và khoa Văn Đại học Tokyo, bà được coi là nữ giáo sư thỉnh giảng đầu tiên nơi đây giảng dạy giáo trình “Trung - Nhật tân văn học”..

Khi nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa thành lập. Bà viết văn ca tụng đất nước, ca ngợi sinh hoạt mới của nhân dân trong nhiều tác phẩm.

Từ 1954 bà viết tiểu thuyết“Siêu nhân”, “Phiền muộn” với cảm hứng triết lý tình yêu. Năm 1960, giữ chức phó chủ tịch Hội liên hiệp nhà văn TQ (Trung Quốc văn liên hội). Bà nói: “Chúng ta lúc này không có mùa đông”, “chúng ta đã thức dậy rồi”. Bà cần cù dịch thuật, xuất bản nhiều loại tác phẩm. Bà dịch nhiều tản văn và tiểu thuyết, hợp thành các tập như

truyền rộng rãi.

Trong cuộc “đại cách mạng văn hóa vô sản”, Băng Tâm chịu đựng sự đả kích gay gắt, gia sản bị tịch thu, cuộc sống khắc nghiệt gọi là “bị đưa vào chuồng bò”. Bà chịu đựng sự phê đấu của bọn “tạo phản”. Đầu năm 1970, thượng thọ 70 tuổi bà bị điều đi lăn lộn thực tế ở tỉnh Hồ Bắc, cam chịu ngủ ở chuồng ngựa, tiếp thụ lao động cải tạo, cho đến 1971 tổng thống Hoa Kỳ Nixon sắp sang thăm Trung Hoa, Băng Tâm cùng Ngô Văn Tảo mới được trở lại Bắc Kinh nhận nhiệm vụ làm phiên dịch. Bà lại cùng với Ngô Văn Tảo và Phí Hiểu Thông hợp lực phiên dịch bộ sách “Thế giới sử cương” và “Thế giới sử”.

Trong tình trạng chính đảng khủng hoảng, Băng Tâm cùng chịu chung số phận khốn đốn với nhân dân và vẫn trăn trở sáng tác. Suốt 10 năm “Văn cách” động loạn, trải qua bao nhiêu đối đãi bất công nhất, bà vẫn thản nhiên trấn tĩnh nhất mực, tin tưởng chân lý nhất định thắng lợi. Bà thường xuyên đề cao tổ quốc tiến bộ và sinh hoạt nhân dân. Bà đã viết trong tản văn “Ấn tượng thế kỷ”: “Chín mười năm nay…trái tim yêu tổ quốc, lòng yêu nhân dân, ý chí của tôi vĩnh viễn bền chắc như vàng đá”. Thực tiễn chứng minh nữ sĩ Băng Tâm đã trường kỳ giữ quan hệ mật thiết với tổ chức Đảng và chia sẻ những hoạn nạn mà đất nước phải trải qua.

Sau phiên họp toàn thể lần thứ 3 của Đảng cộng sản Trung Quốc khóa 11, đất nước bước sang trang lịch sử mới. Băng Tâm hăng hái bước vào cao trào sáng tác thứ 2 đầy kỳ tích. Không biết đến tuổi già, thủy chung sáng tác, Băng Tâm vẫn giữ chí tiến thủ, vô tư cống hiến với phẩm chất cao thượng của mình.

Tháng 6 năm 1980. Băng Tâm tiên sinh bị chứng ách tắc mạch máu não, sau lại bị gãy xương. Đau bệnh không hề khiến bà ngưng con đường sáng tác. Bà nói một lời bất hủ: “cuộc sống bắt đầu từ năm 80 tuổi”. Năm đó bà sáng tác tập truyện ngắn “Không sào” (Tổ chim trống rỗng) được giải thưởng truyện ngắn xuất sắc toàn quốc. Tiếp theo cho ra đời những kiệt tác tản văn “Vạn ban giai thượng phẩm” (Vạn nghề đều cao quí), “Viễn lai đích hòa thượng” (Hoà thượng từ nơi xa đến).

Về tản văn, không kể “Tam ký tiểu độc giả” (Ba lần viết gửi bạn đọc nhỏ), bà liên tục sáng tác 4 tập “Tưởng đáo tựu tả” (Nghĩ đến là viết), “Ngã đích tự truyện” (Tự truyện của tôi), “Quan vu nam nhân” (Về nam giới), “Phục lịch tạp ký”(Tạp ghi nằm trong chuồng ngựa). Số lượng nhiều, sự phong phú nội dung, phong cách sáng tác độc đáo đã làm cho thành tựu văn học của bà đạt tới một cột mốc (cảnh giới) mới.

Tác phẩm dịch thuật của bà như “Tiên tri”,“Cát và bọt” của tác giả Kahlil Gibran người Liban, “Cát đàn già lợi” (Gitanjali: Thơ Dâng), “Viên đinh tập” (The Gardener: Người làm vườn) của Rabindranath Tagore và các tuyển tập kịch đa dạng đều được công nhận là những tác phẩm văn học phiên dịch tinh tế. Năm 1995, bà đã được tổng thống nước Cộng hòa Liban trao tặng huân chương Tuyết Tùng.

Giải thưởng văn học thiếu nhi mang tên Băng Tâm đặt ra từ năm 1990.

Nữ sĩ Băng Tâm tạ thế do bệnh tại Bắc Kinh ngày 28.2.1999 hưởng thọ 99 tuổi.

Ảnh hưởng văn chương siêu việt của bà lan khắp thế giới, tác phẩm được phiên dịch thành các văn bản quốc văn, đạt được sự tán thưởng của độc giả hải nội ngoại.

pháp “thác vật ngụ tình”, vừa sinh động cụ thể lại vừa hàm súc thâm trầm. Ngữ điệu thơ thong thả phóng túng. Một bài thơ cảm động ấm áp của người con gái đi xa mẹ.(Thơ cổ điển chưa dành chỗ cho đứa con gái xa nhà và tình mẫu tử, ngoại trừ bài “Du tử ngâm”của Mạnh Giao thời Đường nói nỗi lòng đứa con trai xa mẹ).

Ta đọc bài 159 (Phồn tinh) dễ thấy ngay chủ đề “Mẫu ái”. Phiên âm Hán Việt

Mẫu thân nha

Thiên thượng đích phong vũ lai liễu, Điểu nhi đóa đáo tha đích sào lý. Tâm trung đích phong vũ lai liễu Ngã chỉ đóa đáo nhĩ đích hoài lý. Dịch nghĩa

Mẫu thân ơi

Mưa gió trên trời ập đến,

con chim nhỏ ẩn náu trong tổ khác Mưa gió trong tim con ập tới,

con chỉ biết ẩn náu trong nỗi nhớ mẹ

Bài thơ số 33 (tập Xuân thủy) Tường giác đích hoa

Nhĩ cô phương tự thưởng thì Thiên địa tiện tiểu liễu

Dịch nghĩa

Hoa nở góc tường tự biết mình thanh cao. Thiên địa như nhỏ lại

Hoa sinh trưởng tại góc tường, thiếu ánh sáng mặt trời và mưa móc ẩm mát, bởi vậy sức sống thiếu thốn, đóa hoa héo vàng và nhỏ bé. Vậy mà một sáng kia bông hoa vẫn tự cho mình là thanh cao. Bông hoa không coi mình nhỏ bé, nó hoàn toàn phủ trùm thiên địa bao la…Thi nhân ngâm vịnh về hoa thảo, ví von chuyện con người. Bông hoa mọc ở góc tường muốn cảnh báo những kẻ hãnh tiến kiêu ngạo hư vô không ít trên đời này. Toàn bài chỉ có ba câu 15 từ ngắn ngủi nhưng hàm súc, dễ ngâm nga, như một haiku Trung Quốc

Ta đọc thử một bài thơ số 104 (tập Xuân thủy)

Con cá nổi lên rồi,

trên mặt nước một con trùng nhỏ bơi lờ đờ.

Trong giây phút sinh tử của mạng sống nhỏ bé này, Trái tim yếu đuối của ta

bỗng nhiên run rẩy

Băng Tâm là người đồng hành cùng thế kỷ XX, suốt đời sống chung với sự biến động của thế kỷ, theo mỗi bước đi của lịch sử hiện đại, kiên trì suốt 75 năm cầm bút. Bà là bậc nguyên lão của trào lưu vận động nền văn học mới. Lịch trình sáng tác của bà biểu thị quĩ

Bà là tiểu thuyết gia tiên phong trứ danh của Trung Quốc hiện đại, tản văn gia, thi nhân, đệ nhất tác gia văn học nhi đồng và phiên dịch gia nổi tiếng.

Bà đã khai sáng một kiểu văn học đa dạng gọi là “Băng Tâm thể”, góp phần hiện đại hóa văn học, phản ánh một thực tiễn dày đặc biến cố của đất nước. Tài năng đa dạng của Băng Tâm bộc lộ do yêu cầu của thời đại là phản ánh trực tiếp thời đại với ý thức viết văn “vị nhân sinh”.

Băng Tâm từng viết tập tản văn mang tựa đề “Tưởng đáo tựu tả” (Nghĩ đến là viết). Rõ ràng nhà văn Băng Tâm ý thức rất mạnh về vai trò thư ký thời đại, coi đó là điều kiện tiên quyết của người cầm bút...

Nghệ thuật Băng Tâm- Hài hòa truyền thống và hiện đại hóa

Tản văn

Tản văn bao gồm nhiều tiểu luận vừa hiện thực vừa trữ tình sâu sắc. Bà vận dụng kinh nghiệm riêng của mình, thông qua sự mô tả tinh vi, sống động và phản ánh hình ảnh của một thế kỷ sôi động “bãi bể nương dâu”, một xã hội phức tạp lo âu trong vô vàn khía cạnh của cuộc sống. Tản văn Băng Tâm kết hợp miêu tả hiện thực và cảm xúc thơ hòa hợp nhuần nhuyễn.

Tiểu thuyết

Truyện ngắn và truyện vừa Băng Tâm không tả trực tiếp các vấn đề lớn lao, gay cấn mà chỉ xoay quanh nhân vật trung tâm là người phụ nữ với số phận hèn kém, bất hạnh đối mặt với thực tế đen tối nhưng đều có ý nghĩa phản phong sâu sắc. Do đáp ứng cuộc sống sôi động, bà không viết tiểu thuyết sử thi, nhưng hiện thực đời thường trong truyện Băng Tâm vẫn mang dấu ấn thời đại. Bà coi trọng thủ pháp “sáng tạo không khí tiểu thuyết”. Giọng văn của Băng Tâm thanh nhã, đậm đà âm hưởng triết lý nhân ái.

Truyền thống văn xuôi Trung Quốc là văn chương hiện thực lấn át văn chương lãng mạn. Bà viết nhiều đoản thiên tiểu thuyết theo truyền thống, cảm thấy chưa đủ, lại viết nhiều tản văn cho kịp phổ biến.

Nhìn chung tản văn và tiểu thuyết viết theo phong cách mới châu Âu, không còn chương hồi, không điển tích điển cố, biền ngẫu, chú trọng tâm lí

Thi ca

Tiếp nối truyền thống thi ca cổ điển, coi trọng tả cảnh “thác vật ngụ tình”, Băng Tâm nâng cao lên thành cảm thức đại tự nhiên. Thiên nhiên trong thơ cổ điển là thiên nhiên được

Một phần của tài liệu Tài liệu văn học Trung Quốc (Trang 127 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)