Chương 8 Kim Dung và Quỳnh Dao

Một phần của tài liệu Tài liệu văn học Trung Quốc (Trang 161 - 164)

Kim Dung金庸 [Jīn Yōng]琼瑶[Qióng Yāo]

Trong khoảng vài chục năm qua, có hai hiện tượng văn học Hán ngữ hiện đại đã ít nhiều gây ảnh hưởng đến sinh hoạt đọc sách và xem phim ở Việt Nam. Đó là hai nhà tiểu thuyết Kim Dung (Hồng Kông) và Quỳnh Giao (Đài Loan). Nhưng giới nghiên cứu phê bình thì không hào hứng, có chăng, chỉ phê phán qua loa. Khuynh hướng nghiên cứu phê bình của Trung Quốc và Việt Nam vốn đồng nhất trong mấy chục năm trước khi cải cách đổi mới. Theo khuynh hướng hiện thực xã hội chủ nghĩa những năm trước đây, những tác phẩm đựơc coi là chính thống khi nó nghiêm túc ủng hộ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh chống đế quốc xâm lược, đấu tranh thống nhất đất nước. Thứ hai là những tác phẩm văn học sử thi, có tính truyền thống dân tộc nhưng vẫn phải trực tiếp hỗ trợ các chủ đề cách mạng kể trên. Tóm lại, văn học cách mạng đòi hỏi sự tập trung cao độ vào nhiệm vụ chính, không được lơi lỏng, lạc đề. Trong bối cảnh như thế, hai cây bút Kim Dung và Quỳnh Giao dường như lạc lõng, không ăn nhập gì với dòng văn học chính thống ở Trung Quốc, và tất nhiên cũng không được giới thiệu, phát hành chính thức ở miền Bắc nước ta.

Công cuộc đổi mới ở Trung Quốc và Việt Nam sôi nổi cuối thế kỷ XX cùng với sự thay đổi bối cảnh khách quan trong nước và thế giới đã đem lại cho văn học những khuynh hướng nghiên cứu phê bình mới. Nhưng hệ thống lý thuyêt văn học không thể “ba phải“, “gió chiều nào che chiều ấy”. Chỉ có lý thuyết khoa học thực sự mới làm kẻ sỹ chân chính cầm bút viết. Nếu trước đây có những cây bút phê phán chỉ trích hai tác giả này thì đó cũng là sự thành thực của họ. Ngày nay giới phê bình khẳng định giá trị của hai cây bút ấy cũng là điều dễ hiểu. Thời đại đã cấp cho họ công cụ lí luận và cái nhìn mới.... Để cảm nhận văn chương của hai cây bút Quỳnh Giao và Kim Dung, người nghiên cứu cần áp dụng lý thuyết

văn hoá học, ngành khoa học mới phát triển ở Việt Nam khoảng hai chục năm qua. Mặt khác, lý thuyết văn học cũng phải thừa nhận chức năng giải trí của văn chương thì mới hi vọng bao dung được hai cây bút ấy và những trường hợp tương tự.

Vài năm nay, truyện của hai nhà văn Kim Dung và Quỳnh Giao chiếm một số lượng nổi bật ở khắp các nhà sách.

Chắc hẳn hai cây bút này không khỏi băn khoăn về khuynh hướng tư tưởng khi cầm bút. Và họ đã tìm một lối đi ở bên ngoài mọi ý thức hệ tư tưởng chính trị, một lối đi “trung dung”. Nói giản đơn là họ khôn ngoan tránh mọi mâu thuẫn ý thức hệ. Và họ đều thành công, mỗi người đã tạo ra độc giả riêng cho mình. Văn chương Quỳnh Giao tràn đầy nữ tính, trăn trở và phản ứng với cuộc sống hiện đại đang “tây âu hoá“ nhàm chán. Văn Kim Dung lại lục tìm giá trị văn hoá trong quá khứ. Văn Kim Dung đậm nam tính, ưa suy tư triết học phương Đông, thể hiện ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá dân tộc, ít quan tâm đến những cuộc đấu tranh thời hiện đại. Thực ra, ý tưởng của ông rất kín đáo.

QUỳNH GIAO

Nữ sĩ Quỳnh Giao sinh 1938 ở tỉnh Tứ Xuyên, năm 1949 theo gia đình trôi dạt sang lập nghiệp ở đảo Đài Loan.

Văn chương Quỳnh Giao khá giản đơn, thiếu tính hàm súc, chứa đựng ít hàm lượng văn hoá truyền thống và ít thể hiện tư duy nghệ thuật mới mẻ hiện đại. Ngay giới cầm bút phê bình ở Đài Loan cũng ngần ngại, ít chiụ lên tiếng. Đến nay vẫn chưa thấy công trình nghiên cứu phê bình nào viết về tiểu thuyết Quỳnh Giao ! Thử đọc lướt qua những cái tên tiểu thuyết của nữ sĩ này, chúng ta có thể hiểu ngay tình trạng đó : Vẫn về bên anh, Hãy ngủ

yên tình yêu, Hồ ly trắng, Như cánh bèo trôi, Đoạn cuối cuộc tình, Một khúc thu ca, Giông

bão, Trôi theo dòng nước, Bọt sóng, Mãi mãi yêu thương, Ảo mộng, Cánh chim trong giông

bão, Tình đã chia xa, Hỏi áng mây chiều, Bông cúc vàng, Bên bờ quạnh hiu, Xóm vắng, Như mây hoàng hôn, Lao xao trong rừng, Một sáng mùa hè, Chớp bể mưa nguồn, Dây tơ

hồng, Hoa hồng khóc trong đêm, Tuyết Kha, Tình như bọt biển, Vòng tay kỷ niệm, Thiên

đường bốc cháy, Vội vã, Tôi là một áng mây, Bên dòng nước, Giọt lệ tương tư, Tình vẫn đẹp sao, Băng Nhi, Chiếc áo mộng mơ, Cánh nhạn cô đơn, Mùa thu lá bay, Dòng sông lý biệt, Tình buồn, Hoàn Châu công chúa … (tổng cộng 60 cuốn tiểu thuyết và mấy tập truyện ngắn) . Đặc biệt, với tác phẩm Hoàn Châu công chúa, với phong cách “cổ trang” đậm tính lãng mạn truyền thống hấp dẫn, nữ sĩ đã gây bất ngờ cho độc giả quen thuộc của bà, đồng thời khiến những người xưa nay thường chê “tiểu thuyết tính cảm ủy mị Quỳnh Giao“ phải chú ý. Bà kịp nhớ lại rằng người Trung Quốc rất ưa những chuyện gắn liền với lịch sử dân tộc, với quá khứ. Chưa biết số lượng độc giả của Quỳnh Giao nhưng chắc hẳn khá lớn. Chiếm đa số thường là giới nữ sinh, giới nội trợ. Như thế cũng là một thành công lớn. Văn chương của bà cũng đã đáp ứng nhu cầu đọc truyện của hàng triệu người. Giới điện ảnh cũng tiếp tục làm phim trên các tiểu thuyết của Quỳnh Giao, thêm một lần nữa họ gặp lại độc giả của bà.

KIM DUNG

Kim Dung sinh vào khoảng những năm 20 ở Triết Giang. Đến năm 1948, tốt nghiệp đại học Luật ông chuyển sang Hồng Kông lập nghiệp (một năm trước cột mốc lịch sử 1949: đất nước Trung Hoa rộng lớn chia ba, 3 ý thức hệ trên 3 lãnh thổ)

Nhà văn Kim Dung có 12 bộ tiểu thuyết võ hiệp kỳ tình, vừa nối tiếp truyền thống tiểu thuyết võ hiệp Tống Nguyên Minh Thanh, vừa thể hiện cái nhìn hiện đại, suy ngẫm từ hiện đại. Thậm chí người ta khẳng định ông đã tạo ra một trào lưu tiểu thuyết võ hiệp kì tình hiện đại. Nhiều cây bút đã viết nên những công trình nghiên cứu Kim Dung đồ sộ

() Trước đây giới nghiên cứu văn học miền Bắc ít quan tâm, thậm chí phê phán hai cây bút này. Cũng

khó trách được, bởi văn học hồi ấy tập trung vào cuộc đấu tranh ý thức hệ, tuân thủ yêu cầu nghiêm ngặt

của công cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà và kháng chiến chống Mỹ. Văn học XHCN hồi ấy có lẽ

coi Quỳnh Giao và Kim Dung như loại văn gây “nhiễu văn học” trong việc giáo dục tuyên truyền công

chúng. Còn ở miền Nam, Kim Dung được dịch in trên báo chí hàng ngày và xuất bản thành sách, trở

thành một dấu ấn khá đậm trong nhiều lớp người đọc. Một số bản sách ấy bằng những cách nào đó cũng

hơn Quỳnh Giao nhưng số chữ thì không kém (người Trung Quốc đo đếm văn chương bằng số chữ chứ không tính theo số trang, số quyển): Thư kiếm ân cừu lục, Bích huyết kiếm, Xạ điêu anh hùng truyện, Thân điêu hiệp lữ, Tuyết sơn phi hồ, Lãnh nguyệt bảo đao, Ỷ thiên

Đồ long ký, Tố tâm kiếm (Liên thành quyết), Thiên Long bát bộ, Hiệp khách hành, Tiếu

ngạo giang hồ, Lộc Đỉnh ký .

Đọc sách Kim Dung, nhu cầu nghiên cứu phê bình nảy sinh ào ạt từ Trung Quốc đến Việt Nam. Đây là vinh dự của những tác gia lớn, tác phẩm phong phú, hình tượng phức tạp đa nghĩa. Nhờ phê bình nghiên cứu, đời sống văn học càng náo nhiệt hơn, gợi hướng quần chúng đi vào chiều sâu sau khi đã thoả mãn nhu cầu giải trí. Qua tác phẩm, nhà văn đóng dấu ấn sâu sắc vào đời sống tinh thần, văn hoá của dân tộc… Với những tác phẩm lớn, ý nghĩa của nó vựơt ra ngoài biên giới địa lý hạn hẹp, đi tìm cộng hưởng trong thế giới loài người. Giới văn học Trung Quốc có các công trình nghiên cứu về Kim Dung (đã dịch in ở Việt Nam) như: Trần Mặc viết “Bàn về các nhân vật trong tiểu thuyết Kim Dung”,

Trần Tấn Tài “Mơ và thực trong tiểu thuyết Kim Dung”, Bành Hoa,Triệu Kính Lập “Kim Dung, cuộc đời và tác phẩm”, Vương Hải Hồng, Trương Hiểu Yến “Giải mã tiểu thuyết

Kim Dung” . . . Ở Việt Nam cũng có một số cây bút phê bình nghiên cứu Kim Dung như Nguyễn Duy Chính viết “Đọc Kim Dung tìm hiểu văn hoá Trung Quốc”. Trần Thức viết “Kim Dung- tác phẩm và dư luận” (tuyển chọn), Huỳnh Ngọc Chiến viết “Lai rai chén

rượu giang hồ”, đặc biệt cây bút Vũ Đức Sao Biển, được gọi là nhà Kim Dung học của Việt Nam đã xuất bản bộ sách nghiên cứu 4 cuốn “Kim Dung giữa đời tôi” với chất lượng cao.

Nếu bạn đã từng đọc truyện Kim Dung thì nên đọc thêm một trong những cuốn khảo luận nghiên cứu đã nêu trên. Thông thường, đọc xong tác phẩm, người đọc chưa tận hưởng hết những gía trị của nó, và sẽ chỉ thoả mãn khi đọc được những bài viết của người phê bình, bởi họ nghiên cứu mở rộng và đào sâu tác phẩm. Sự ngộ nhận nào đó của người đọc sẽ được xoá bỏ khi đọc qua ý kiến của giới phê bình nghiên cứu. Đọc sách và suy tưởng, bàn tán với nhau nữa, cũng là một thú vị trên đời. Theo tôi. trước hết, bạn nên tìm đọc bộ sách nghiên cứu Kim Dung giữa đời tôi của nhà giáo, nhà báo Vũ Đức Sao Biển ở thành phố Hồ Chí Minh (cũng là nhạc sĩ đã viết hai ca khúc nổi tiếng : Thu, hát cho người và Điệu buồn phương Nam) .

Nếu chưa đọc hết Kim Dung, bạn chỉ cần đọc bộ Hiệp khách hành, bộ sách nhỏ nhất trong 12 tác phẩm của ông cũng đủ hiểu phong cách Kim Dung, cây bút đã được Bắc Kinh công nhận là một trong 10 tác gia hàng đầu của văn học TQ thế kỷ XX.

Từ khi thế giới dập tắt chiến tranh “lạnh”, quan điểm văn học cũng mở rộng. Văn học Trung Quốc được coi là bao gồm cả những tác giả ngưòi Hoa sống ở hải ngoại, văn học không còn bó hẹp ở chính quốc và ý thức hệ nữa.

Một phần của tài liệu Tài liệu văn học Trung Quốc (Trang 161 - 164)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)