Hồng Lâu Mộng miêu tả gia đình họ Giả, qua đó thể hiện các mối quan hệ và mâu thuẫn của xã hội phong kiến Trung Quốc trên bước đường suy tàn

Một phần của tài liệu Tài liệu văn học Trung Quốc (Trang 99)

thuẫn của xã hội phong kiến Trung Quốc trên bước đường suy tàn

Tiểu thuyết xoay quanh câu chuyện tình duyên trắc trở nhưng không đơn giản là bi kịch tình yêu tay ba. Nội dung bao trùm mối tình đó là sự suy tàn của một gia đình đại quý tộc và hơn nữa mô tả sự suy tàn của chế độ phong kiến Trung Quốc.

Mở đầu, tác giả đưa người đọc đến hai phủ Vinh và Ninh đầy bạc vàng châu báu. Bên trong bốn bức tường "chiếm quá nửa thành phố Kim Lăng" không bao giờ ngớt tiếng đàn ca, sáo phách, các cuộc hội hè yến ẩm diễn ra gần như hàng ngày. Một gia đình giống như một triều đình. Trên hết là Giả Mẫu, giống như một bà “thái thượng hoàng” muốn gì được nấy, ai cũng coi việc mua vui cho bà ta là một sứ mệnh lớn lao. Kế đó là các ông chủ, bà chủ cố gò theo khuôn sáo nhưng bất lực như Giả Chính, Vương phu nhân.. . Loại chủ say mê cờ bạc, trai gái như Giả Chân, Giả Dung, Giả Liễn. Có loại chủ tính nết lưu manh như Tiết Bàn. Có bà chủ độc ác nham hiểm như nàng dâu Phượng Thư. Bà chủ Vương phu nhân vì lo cho con mà

trong tàn nhẫn giảo quyệt khôn khéo như Tiết Bảo Thoa; lại có loại chủ "phản nghịch" chống nề nếp phong kiến như Giả Bảo Ngọc, Lâm Ðại Ngọc... Ở đây có đủ mặt các nhân vật tiêu biểu cho các loại thế lực của xã hội thượng lưu quí tộc. Ở đây có đủ người của bốn dòng họ lớn nhất vùng Kim Lăng thời Càn Long là Giả, Vương, Sử và Tiết. Không những thế, dòng họ Giả còn có cô con gái tài sắc Nguyên Xuân làm cung phi của Vua, ở các tỉnh có vây cánh họ Vương Tử Ðằng chỉ huy cả chín tỉnh. Bốn dòng họ lớn kết thông gia với nhau đã nhiều đời.

Các ông chủ, bà chủ vừa cấu kết với nhau để bóc lột vơ vét, mặt khác lại cắn xé lẫn nhau để giành quyền uy và của cải. Bất chấp tình anh em, Giả Hoàn vu cho Bảo Ngọc cưỡng dâm Kim Xuyến đến mức cô ta tự tử, Bảo Ngọc bị đánh đòn; Dì Triệu thì tìm cách yểm bùa hòng giết chết Bảo Ngọc để giành quyền thế tập cho con trai ... Vợ cả với vợ lẽ cũng tàn nhẫn với nhau theo phương châm "nếu gió đông không thổi bạt gió tây thì gió tây sẽ thổi bạt gió đông", đến nỗi tiểu thư Thám Xuân phải nói "chúng mình là bà con ruột thịt một nhà thế mà người nào cũng như gà chọi, chỉ chực nuốt sống lẫn nhau". Câu nói đó cho biết những mâu thuẫn bên trong của xã hội thượng lưu là điều kiện tất yếu dẫn nó đến sụp đổ.

Bên cạnh đó, còn có mâu thuẫn giữa quí tộc với quần chúng bị áp bức bóc lột. Mối quan hệ này chủ yếu thể hiện qua số phận các a hoàn và đầy tớ. Họ được nhà quí tộc mua về để hầu hạ và cuộc đời tuỳ thuộc vào các ông bà chủ. Ðã xảy ra biết bao bi kịch khi các cậu ấm con nhà chủ "để ý" đến a hoàn. Vưu tam thư, Vưu nhị thư, Kim Xuyến, Tình Văn, Uyên Ương.... đều có chung số phận. Họ bị khinh miệt, bị làm nhục, có khi vô cớ bị đánh đập đến chết: Họ chỉ có thể chọn một trong ba con đường : tự vẫn, đi tu, hoặc bị gả chồng. Cuối tác phẩm nhà văn mô tả cuộc đấu tranh của mấy cô nữ tỳ thơ ấu, mồ côi không nơi nương tựa thật cảm động. Họn vốn nhẫn nhục chịu đựng số phận nô tỳ, nhưng khi bị dồn đến chân tường thì không thể không chống lại. Tính nhân dân của tác phẩm càng được nâng lên khi tác giả mô tả họ như những con người xinh đẹp thông minh, lòng dạ ngay thẳng, giàu tinh thần vị tha nhưng toàn gặp phải tình trạng bi đát.

Ðối với nông dân tá điền, bọn chủ bóc lột tô tức không kể gì mất mùa vì mưa đá. Ô gia trang - một trong tám trang trại của phủ Ninh vẫn phải nạp ba trăm con hươu, dê, nai, lợn, ba vạn ba ngàn cân than, hai trăm hộc gạo quý, một ngàn gánh gạo thường, hai ngàn năm trăm lạng bạc. Ðấy là chưa kể các sản vật khác như cá, tôm, gà, ngỗng, gân hươu, hải sâm ... Thế mà Giả Trân hậm hực kêu không đủ ăn tết Ngyên đán. Họ còn mở tiệm cầm đồ, cho vay nặng lãi để bòn rút dân lao động. Sau này khi Phủ Vinh bị lục soát, họ lôi ra hàng rương chất đầy văn khế, văn tự nợ. Ðiều đó chứng tỏ cái gia đình đồ sộ này đã sống phè phỡn trên mồ hôi nước mắt của dân lao động như thế nào.

Một phần của tài liệu Tài liệu văn học Trung Quốc (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)