Một số chủ đề truyện ngắn

Một phần của tài liệu Tài liệu văn học Trung Quốc (Trang 136 - 138)

3. Kịch và tiểu thuyết thời kỳ đầu

8.1. Một số chủ đề truyện ngắn

Trong sự phục hưng và phát triển của văn học trong thời kì mới, trước hết phải nói đến thể loại truyện ngắn. Thể loại văn học này có thành tựu chói sáng từ trước và sau “Ngũ tứ” (1919) mà đỉnh cao là những kiệt tác bất hủ của đại văn hào Lỗ Tấn. Có thể nói truyện ngắn Lỗ Tấn mà tiêu biểu là AQ chính truyện, Lễ cầu phúc, Khổng Ất Kỷ, Nhật kí người điên, Cố hương là những “phát đại bác” ầm vang mở dầu cho nền văn học hiện đại cách mạng Trung Quốc. Trong văn học thời kì mới truyện ngắn là thể loại văn học “anh hùng”, “thủ công”. Nó là những “quả lựu đạn”, những “quả bộc phá” làm nổ tung ngục tù chính trị và văn nghệ đen tối mười năm “cách mạng văn hoá” của tập đoàn Lâm Bưu, Giang Thanh và “Bè lũ bốn tên”, mở ra một con đường mới cho văn học hiện thực chủ nghĩa Trung Quốc phát triển trong thời kì cải cách, mở cửa.

Nữ văn sĩ Vương An Ức, chủ tịch hội nhà văn Thượng Hải, sau khi đọc những tiểu thuyết hay và truyện ngắn hay nhất của các năm gần đây đã nhận xét:

Cái mà tôi gọi là da thịt của cuộc sống trong các thiên truyện kia ngày một rắn

chắc hơn. Chúng tựa hồ như bước ra khỏi quan niệm phức tạp. dị kì của những năm

1990, từ trong định nghĩa hư không mà tiến vào thế giới trải nghiệm vô danh mà sinh khí bừng bừng. Tiểu thuyết Trung Quốc đã sống bao nhiêu năm, đã có bao nhiêu người cầm

bút mà vẫn cứ xuất hiện bao nhiêu sáng tạo mới mẻ, bởi vì những kinh qua của cá nhân đã không hề trùng lặp. Nó là một loại vật chất không có cách gì để quy nạp, trừu tượng

hoá, cái này là cái này, cái kia là cái kia, là thực thể sống sinh tồn và phát triển theo lí do

riêng lẻ. Xã hội đang trong đà vươn tới hiện đại, dầu vậy vẫn có nhiều cách giải thích

khác nhau nếu xuất phát từ các góc độ khác nhau và tiểu thuyết của chúng ta đã phản

ánh xu thế đó. (Thái Nguyễn Bạch Liên, 2003)

Những hình tượng nhân vật trong văn học đương đại rất đa dạng và đặc sắc. Đó là một giáo viên mẫu mực với lí tưởng cao đẹp của sứ mệnh giáo dục thế hệ trẻ, đó là một người nghệ sĩ hết lòng vì nghệ thuật và trân trọng cái đẹp đúng nghĩa, đó có thể là một người nông dân thật thà chất phác sống chí tình chí nghĩa, hay đó chỉ là một ông lão bơ vơ lạc lõng giữa chốn đô thị xa hoa hiện đại… Chúng ta nhận thấy rằng những hình tượng nhân vật này được khắc hoạ một cách chân thực độc đáo. Họ đã nhân danh cho tình người thiêng liêng và bao la để làm đẹp cuộc đời và làm đẹp lòng người. Họ đã làm sáng thêm ngọn lửa nhân văn cao đẹp và giữ cho nó sáng mãi theo thời gian.

Từ những điều trên, chúng tôi cảm nhận rằng tìm hiểu hình tượng nhân vật trong các tác phẩm đương đại Trung Quốc mà cụ thể là hình tượng nhân vật trí thức, hình tượng nhân vật nông dân và hình tượng nhân vật lao động khác là một vấn đề rất thú vị.

Nghiên cứu ở nước ngoài

Những nghiên cứu về Văn học Trung Quốc đương đại của các tác giả người Trung Quốc. Đó là “Đương đại Trung Quốc văn học” của Diêu Đại Lương chủ biên (1993) và “Hai mươi năm văn học thời kì mới” của Vương Thiết Tiên, Dương Kiếm Long, Vương Khắc Cường, Mã Di Lỗ, Lưu Đỉnh Sinh (2001). Cả hai đều nghiên cứu về tình hình văn học đương đại Trung Quốc với sự “nở rộ” và “cách tân đổi mới” của các thể loại văn học ở phương diện cả nghệ thuật lẫn nội dung. Họ khẳng định những thành tựu cũng như tiềm lực của văn học thời khì mới. Và cả hai sự nghiên cứu này đều quan tâm

MỘT SỐ NỘI DUNG TIÊU BIỂU TRONG TRUYỆN NGẮN ĐƯƠNG ĐẠI

Thứ nhất, đó là lên án những “vết thương” do ảnh hưởng của “Bè lũ bốn tên”, đề cập đến hoàn cảnh giáo dục và những quan niệm mới về con người. Tiểu biểu cho nội dung này là truyện Chủ nhiệm lớp của Lưu Tâm Vũ. Truyện nói lên sự ảnh hưởng dai dẳng của độc tố mà "Bè lũ bốn tên" đã gieo vào tâm trí của thế hệ trẻ làm họ suy nghĩ lệch lạc và thậm chí tha hoá, đồng thời truyện cũng đề cao trách nhiệm của nhà giáo dục trong việc cải tạo tâm hồn, thanh lọc trí óc cho lớp thanh niên lệch lạc ấy bằng một trách nhiệm lớn lao và tấm lòng cao cả. Hay đó là truyện Vết thương của Lưu Tân Hoa, truyện đã nêu bật lên sự ảnh hưởng nặng nề và sự phân biệt nghiệt ngã mà con người đã chịu từ nọc độc do “Bè lũ bốn tên” để lại. Họ không thể chối bỏ quá khứ, bị cho là phản bội (dù là nhiệm vụ hay bị hiểu lầm đi chăng nữa) và phải chịu sự khinh rẻ, đề phòng của mọi người. Hay đó là truyện Bảo vệ anh đào của Cừu Sơn Sơn nói về tấm lòng hi sinh cho sự nghiệp giáo dục, tất cả vì học sinh thân yêu, quyết không để sự bất công, dốt nát ảnh hưởng đến thế hệ sau. Hay đó là sự chiêm nghiệm về cuộc sống của nhà văn nặng nghiệp văn chương, muốn hết lòng thực hiện lý tưởng nhưng những quan niệm lỗi thời đã kìm hãm không cho những khát vọng nghệ thuật bay cao bay xa. Nhưng chung nhất vẫn là sự ý thức mạnh mẽ trách nhiệm của bản thân cùng lòng yêu nước thiết tha, muốn dùng hết sức lực và tài năng phục vụ tổ quốc, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Thứ hai, đó là những truyện viết về những mối quan hệ của xã hội, cộng đồng, vấn đề cải tạo những mối quan hệ ấy theo chiều hướng tốt đẹp, làm ngời sáng tình người với nhau. Đồng thời cũng nêu lên được những giá trị truyền thống tốt đẹp cần phải được gìn giữ. Những truyện Chim phóng sinh của Hoàng Mỹ Hoa, Lá thư tình của Cố Công,

Kính của Giả Bình Ao là những suy ngẫm, trăn trở về giá trị truyền thống ngày càng bị mai một trong xã hội ngày nay. Sự phóng túng của lớn thanh niên, thói đạo đức giả tạo được che đậy đến nực cười hay sự lạc lõng của lớp người đi trước giữa cảnh xa hoa dị thường của lối sống hiện đại hoá điện cuồng đã làm cho người đọc phải gấp trang sách lại để suy gẫm. Đó như những tiếng chuông cảnh tỉnh con người hãy quay về cội nguồn để gìn giữ những giá trị tốt đẹp vốn có. Những truyện như Đinh hương tháng Mười của Vương Tùng, Song cầm tế của Lương Hiểu Thanh, Lá phong của Vương Mông thì cũng những vấn đề trên nhưng các tác giả đề cập đến có phần thẳng thiết và da diết hơn bằng những triết lí sâu sắc lay động lòng người, kết hợp với bút pháp tượng trưng đầy ý nghĩa biểu cảm. Đề tài những người nông dân cũng được đề cập đến một cách chân thật và đầy ý nghĩa giáo dục, sự cảm phục cùng lòng yêu quí đã trở thành điểm nhấn cho những tác phẩm này. Chúng ta như được hiểu thêm về đời sống cơ cực của những người nông dân, hơn thế nữa còn thấy được ở họ vẻ đẹp tâm hồn đáng trân trọng. Những truyện ngắn về người nông dân của Giả Bình Ao là những truyện như thế. Hắc Thị, Thiên Cẩu, Triền núi

hẹp đều là những thiên truyện cảm động về những người lao động thật thà, mộc mạc nhưng thanh cao thuần khiết. Trên nền phong cảnh hùng vĩ của núi non hay bạt ngàn của đồng lúa xanh mơn mởn, chân dung của những người lao động vẫn hiện lên sừng sừng và tỏa sáng nơi tâm hồn trong trẻo, cao đẹp, soi rọi cho những ước mơ cháy bỏng, khát vọng tự do, được là chính mình, sống bằng năng lực và tình yêu của bản thân mình.

Thứ ba là những truyện có nội dung phản ánh cuộc sống và sự khát khao tình cảm của con người thời hiện đại. Đây là những câu truyện nhẹ nhàng, trầm lắng và sâu

và Sa Sa của Nhiêu Kiến Trung, Đoá hồng cuối cùng của Từ Tuệ Phấn, những câu chuyện tưởng chừng bình thường nhưng đó lại hiện thực của cuộc sống mà hằng ngày chúng ta vô tình hay hữu ý đã bỏ quên mất. Những cảm xúc bình thường nhất cũng tạo nên những vẻ đẹp tự nhiên nhất. Những câu chuyện trên như những bài tình ca êm đềm, thơ mộng tạo sự đồng cảm với người đọc. Thêm vào mảng nội dung này còn có những câu truyện về những thân phận của tình yêu. Họ yêu nhau thật lòng nhưng vì nhiều lý do, mà áp đảo nhất là sự môn đăng hộ đối - sự phân biệt nghiệt ngã giữa giàu và nghèo làm cho tình yêu của họ thật buồn và đầy bi kịch. Tiêu biểu cho những mối tình ngang trái ấy là truyện Hai vé xem phim của Khuyết Danh, Chuông gió của Lưu Quốc Phương. Nếu ở trên là những bản tình ca sâu lắng, lãng mạn của những chuyện hằng ngày trong cuộc sống bộn bề này thì các thiên truyện ở dưới như những khoảng lặng buồn của bản tình ca trắc trở phân li làm cho chúng ta không khỏi bồi hồi xúc động. Còn truyện Thời đại ảo

của Ngô Huyền như một tiếng chuông gióng lên cảnh báo con người trong thời đại khoa học kỹ thuật. Khi mà máy móc dần thay thế con người thì sự ảo ảnh mộng mị của thế giới ảo sẽ làm con người ta xa rời cuộc sống, biến ta thành môn đồ sùng tín đến mê muội không tìm ra lối thoát. Chính vì thế ngày nay tâm thế và phương châm sống của con người đã phần nào bị "ảo hoá". Trong cuộc sống, con người không thể chỉ chạy theo ảo tưởng mà quên đi hiện thực, phải biết chọn lọc những tác động để không bị sa vào thời đại ảo một cách mù quáng, tỉnh táo và ý thức là luôn luôn cần thiết và con người càng ngày càng phải thận trọng với những phát minh của mình.

Trên đây là những nội dung tiêu biểu của một số truyện ngắn đương đại Trung Quốc. Vì tư liệu quá đồ sộ nên chúng tôi chỉ đi vào một số truyện tiêu biểu. Nhưng thiết nghĩ qua những thiên truyện này chúng ta phần nào thấy được xã hội Trung Quốc đương thời về bối cảnh cuộc sống cũng như tâm tư tình cảm của con người Trung Quốc hiện nay.

Một phần của tài liệu Tài liệu văn học Trung Quốc (Trang 136 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)