Mạnh Tử chủ trương: Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh (Dân là quí, xã tắc thứ hai, nhẹ nhất là vua). Đây là một tư tưởng rất mới và táo bạo trong thời quân chủ chuyên chế đang thịnh hành.
Mạnh Tử chấp nhận chế độ quân chủ, nhưng vua không có quyền lấy dân làm của riêng cho mình. Phải duy dân và vì dân. Muốn vậy, phải có luật pháp công bằng, dẫu vua quan cũng không được vượt ra ngoài pháp luật đó. Người trị dân, trị nước phải chăm lo việc dân việc nước, làm cho đời sống của dân được sung túc, phải lo giáo dục dân chúng hiểu rõ luật pháp mà tuân theo, lấy nhân nghĩa làm cơ bản để thi hành.
Chủ trương về chính trị của Mạnh Tử thật vô cùng mới mẻ và táo bạo, nhưng rất hợp lý, làm cho những người chủ trương quân chủ thời đó không thể nào bắt bẻ được. Có thể đây là lý thuyết khởi đầu để hình thành chế độ quân chủ lập hiến sau này.
Tóm lại, bộ sách Mạnh Tử rất có giá trị với Nho giáo. Phần Tâm học trong sách là đỉnh cao nhất trong học thuyết Nho giáo.
Mạnh tử thư có 14 thiên:
Thiên 1. Lương Huệ vương chương cú thượng Thiên 2. Lương Huệ vương chương cú hạ Thiên 3. Công Tôn Sửu thượng
Thiên 4. Công Tôn Sửu hạ Thiên 5. Đằng Văn Công thượng Thiên 6. Đằng Văn Công hạ Thiên 7. Ly Lâu thượng Thiên 8. Ly Lâu hạ
Thiên 9. Vạn Chương thượng Thiên 10. Vạn Lâu hạ
Thiên 11. Cáo Tử thượng Thiên 12. Cáo Tử hạ Thiên 13. Tận tâm thượng Thiên 14. Tận tâm hạ
(chú thích: thượng: phần I, hạ: phần II)
Bộ sách Tứ Thư của Nho giáo ra đời cách nay khoảng trên 2.000 năm, đã trải qua bao sóng gió theo những giai đoạn thăng trầm của lịch sử Trung Hoa. Khi thì bị Tần Thủy Hoàng đốt, lúc thì bị tiêu tan trong các cuộc nội chiến triền miên của Trung Hoa. Do vậy khó tránh được nạn "tam sao thất bản". Đến đời nhà Tống, bộ sách này mới được các danh Nho tu chỉnh và truyền bá đến ngày nay..
Đầu tiên là hai anh em Trình Hạo (1032-1085) và Trình Di (1033-1107) hiệu là Y Xuyên, nghiên cứu, soạn tập và chú giải Tứ Thư và Ngũ Kinh. Sau đó Chu Hy (1130-1200) hiệu là Hối Am, bổ cứu và sắp đặt thành chương cú cho có thứ tự phân minh.
NGŨ KINH
Ngũ kinh (五經 Wǔjīng) là 5 quyển kinh điển dùng làm nền tảng trong Nho giáo. Theo truyền thuyết, 5 quyển này đều được Khổng Tử soạn thảo hay hiệu đính. Năm quyển gồm có:
1. Kinh Thi (詩經 Shī Jīng): sưu tập các bài thơ dân gian ở 15 nước ven sông Hoàng Hà có từ trước Khổng Tử, nói nhiều về tình yêu nam nữ và các mối quan hệ xã hội khác. Khổng Tử san định thành 300 thiên (bài) nhằm giáo dục mọi người tình cảm trong sáng lành mạnh và cách thức diễn đạt rõ ràng và trong sáng. Một lần, Khổng Tử hỏi con trai tê Lý "Học Kinh Thi chưa?", người con trả lời "chưa". Khổng Tử nói "Không học Kinh Thi thì không biết nói năng ra sao" (sách Luận ngữ).
2. Kinh Thư (書經 Shū Jīng): ghi lại các truyền thuyết, biến cố về các đời vua cổ có trước Khổng Tử. Khổng Tử san định lại để các ông vua đời sau nên theo gương các minh quân như Nghiêu, Thuấn chứ đừng tàn bạo như Kiệt, Trụ.
Ghi chép các lễ nghi thời trước. Khổng Tử hiệu đính lại mong dùng làm phương tiện để duy trì và ổn định trật tự. Khổng Tử nói: "Không học Kinh Lễ thì không biết đi đứng ở đời" (sách Luận Ngữ).
4. Kinh Dịch (易經 Yì Jīng)
Ghi chép các tư tưởng triết học của người Trung Hoa cổ đại dựa trên các khái niệm âm dương, bát quái,... Đời Chu, Chu Văn Vương đặt tên và giải thích các quẻ của bát quái gọi là Thoán từ. Chu Công Đán giải thích nghĩa của từng hào trong mỗi quẻ, gọi là Hào từ.
Khổng Tử giảng giải rộng thêm Thoán từ và Hào từ cho dễ hiểu hơn và gọi là Thoán truyện và Hào truyện. Kinh Dịch thời Chu gọi là Chu Dịch.
5. Kinh Xuân Thu (春秋 Chūn Qiū)
Ghi lại các biến cố xảy ra ở nước Lỗ, quê của Khổng Tử. Khổng Tử không chỉ ghi chép như một sử gia mà theo đuổi mục đích trị nước nên ông chọn lọc các sự kiện, ghi kèm các lời bình, sáng tác thêm lời thoại để giáo dục các bậc vua chúa. Ông nói: "Thiên hạ biết đến ta bởi kinh Xuân Thu, thiên hạ trách ta cũng sẽ ở kinh Xuân Thu này". Đây là cuốn kinh Khổng Tử tâm đắc nhất, “xuân thu” có nghĩa là mùa xuân và mùa thu, viết về một giai đoạn lịch sử mang tên “Xuân thu” (Xuân Thu: 778 - 455, chế độ phong kiến sơ kỳ. Dồn thành 100 chư hầu, 14 nước lớn, 5 nước xưng bá vương (ngũ bá: Trịnh, Tấn, Tần, Tề, Triệu) ngày càng lấn át hoàng đế nhà Chu. Kế tiếp là thời Chiến quốc: 455-221 tr.CN, bảy nước bá vương nổi lên gọi là thất bá tranh hùng: gồm Tề Sở Hàn Triệu Ngụy Tần Yên), cuối cùng nhà Tần bình định thiên hạ, lên ngôi hoàng đế (Tần Thủy Hoàng đế).
Ngoài ra còn có Kinh Nhạc do Khổng Tử hiệu đính nhưng về sau bị thất lạc, chỉ còn lại một ít ghép làm một thiên vào Kinh Lễ gọi là Nhạc ký.
Ðọc thêm VĂN HỌC HÁN
(từ thế kỉ 3 tr CN đến tk 3 sau CN )
Nhà Tần
Tần Thủy Hoàng quyết định dùng một thứ chữ viết trong toàn quốc. Nhà Tần khủng bố trí thức bằng chính sách "đốt sách chôn nho sĩ". Ðế quốc Tần bành trướng mạnh ra ngoài biên giới. Nhà Tần sớm bị lật đổ sau hai đời. Văn học không phát triển được.
Nhà Hán
Vua Hán tiến hành cải cách, bắt đầu xây dựng nền giáo dục Nho học, hình thành Nho giáo. Nhờ vậy nhà Hán mở đầu xây dựng thành công chế độ phong kiến .
Sử truyện ra đời với mục đích chính là viết sử nhưng lại đạt hiệu quả văn chương hấp dẫn. Tiêu biểu là Tư Mã Thiên với bộ "Sử kí" viết về toàn bộ ba nghìn năm sử Trung Hoa, qua Tần đến Hán Vũ đế đương thời. Ngoài ra còn có các nhà viết sử truyện như Lưu Hướng, Ban Cố. Sử kí Tư Mã Thiên là mầm mống của tiểu thuyết giảng sử thời Minh sau này .