LÃO XÁ 老舍 (1899-1936) Lǎo Shè

Một phần của tài liệu Tài liệu văn học Trung Quốc (Trang 123 - 124)

3. Kịch và tiểu thuyết thời kỳ đầu

5.2 LÃO XÁ 老舍 (1899-1936) Lǎo Shè

Sinh năm 1899 tên thật Thư Khánh Xuân, tự Xá Dư người Bắc Kinh, dân tộc Mãn Châu xuất thân nghèo khổ, quen sống trong dân nghèo thành thị. Ông căm ghét xã hội bất công xấu xa, cảm thông với người cùng khổ. Cuộc CM Ngũ Tứ khiến ông yêu thích văn học, tập viết tiểu thuyết . . . Năm 1924 sang Anh dạy học, ông mới thực sự viết văn. Do nhu cầu học tiếng Anh, Lão Xá đọc khá nhiều tiểu thuyết Anh. Nỗi buồn xa xứ khiến ông nhớ nhà và viết lại chuyện quá khứ thành tập truyện dài Triết lý của lão Trương , sau đó là

Triệu Tử Viết, Nhị Mã. Triết lý của lão Trương miêu tả một tên ác ôn tác quái rẽ duyên cặp thanh niên yêu nhau, khiến kẻ chết kẻ bỏ nhà đi. Nhị Mã tả cảnh ở nước ngoài Hoa kiều bị kỳ thị qua so sánh hai tính cách Trung Hoa và người Anh như những chuyện hài hước. Ông sáng tác Triệu Tử Viết trên đề tài sinh viên, giọng trào phúng không thích hợp với sinh viên và phong trào của họ .

Trên đường về nước ghé lại Singapore, ở đây hiểu rõ hơn về thuộc địa của Anh và sự áp bức bóc lột của chúng, kì thị chủng tộc và cảm thấy được phong trào cách mạng trào dâng của phương Ðông. Câu chuyện đồng thoại Sinh nhật của bé Pha biểu thị đồng tình với dân tộc bị áp bức. Về nước ông dạy học ở Tế Nam. Tác phẩm mới viết là Hồ Ðại Minh

bản thảo bị cháy trong cuộc chiến Thượng Hải. Lại viết Miêu thành ký (1932) thất vọng vì việc nước, bộc lộ nhận thức sai lầm về cách mạng và người cách mạng. Ly hôn viết năm 1943 về một đám công chức phản động sống đời tầm thường , lên án bộ máy quan liêu thối nát, tội ác của chế độ đặc vụ . . Sau 1932 ông viết rất nhiều , phong cách thay đổi, đặc biệt

Tường tử lạc đà chọn một người phu xe kéo làm nhân vật chính. Ðây là tác phẩm ưu tú của Lão Xá .

Truyện miêu tả chân thực số phận bi thảm của một phu kéo xe Bắc Kinh. Tường tử từ nông thôn ra thành thị, thuê xe để kéo kiếm sống. Rồi anh quyết chí mua một cái xe làm người lao động độc lập. Anh trẻ khỏe cần cù, ba năm lao động cật lực anh đã mua được xe tay. Chỉ được ít hôm xe anh bị bọn quân phiệt cướp, bọn trinh sát tước nốt số tiền còn lại . . Người yêu anh là Hổ Nữu cô gái già con lão Lưu tứ chủ hãng xe (một tình yêu đầy xác thịt và thực dụng) góp tiền cho anh mua cái khác thì lại phải bán để chôn cất chị ta. Anh hoàn toàn tuyệt vọng và suy sụp .

Câu chuyện sinh động, miêu tả cố gắng phi thường của một người chỉ biết bằng sức cố gắng cá nhân để đạt mục đích. Anh bằng lòng với lí tưởng nhỏ hẹp, xa lánh bạn bè cùng cảnh ngộ. Anh là nhân vật thất bại, "con quỷ cùng đường của chủ nghĩa cá nhân " .

Kháng chiến chống Nhật bùng nổ, Lão Xá tham gia hội văn nghệ, đến Diên An được Chủ tịch Mao, Lưu Thiếu Kỳ quan tâm săn sóc. Ông sáng tác mạnh mẽ nhiều thể loại thơ, kịch nói, truyện, tạp văn, dân ca . . .

Tác phẩm của Lão Xá phần nhiều viết về đời sống dân nghèo thành thị, chú ý đến tính phức tạp ly kỳ hấp dẫn của tình tiết và vận dụng khẩu ngữ Bắc kinh tinh xác . Một số tác phẩm của ông chịu ảnh hưởng tiểu thuyết Anh rõ rệt chủ yếu ở tính hài hóm hỉnh và ngân ngữ thông minh tinh nghịch.Về sau ông cố viết giản dị theo hướng dân tộc hóa. Ðộc

Ba Kim, Lão Xá và Tào Ngu là ba nhà văn do bão táp cách mạng Ngũ Tứ làm chấn động tư tưởng của họ, khiến họ dấn thân vào con đường văn học vào những năm 20 và đến những năm 30 họ đã được hoan nghênh nhiệt liệt. Họ trở thành những nhà văn dân chủ, góp phần đẩy văn học hiện đại tiến lên hướng tới gần nền văn học cách mạng. Sau này họ đều trở thành nhà văn cách mạng sau 1949 khi nước Trung Hoa mới.ra đời.

Một phần của tài liệu Tài liệu văn học Trung Quốc (Trang 123 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)