Tầm quan trọng của Văn thực là to lớn. Văn ra đời cùng một lần với trời đất. Trời xanh đất vàng và hai viên ngọc: mặt trời và mặt trăng nhằm phơi bày cái cảnh tượng uy nghi của đất, cảnh gấm vóc của núi sông… Ta ngẩng đầu ngắm trởi rồi cúi xuống ngắm đất: đó là hai “nghi”(lưỡng nghi: vật thể chủ yếu của vũ trụ) đã xuất hiện. Chỉ có con người là tham dự vào sự biến hóa cuả trời đất bởi vì con người là nơi chung đúc khí thiêng thiên tính. Vì vậy gọi là bộ ba tam tài “thiên địa nhân”…
Con người có hoạt động tinh thần: lời nói xuất hiện thì cái Văn sáng lên. Đó là cái đạo tự nhiên vậy. Bất kì động vật, thực vật nào cũng có văn. Văn cuả.con rồng, con phượng có vảy, lông, màu sắc như vẽ. Con hổ có bộ da vằn vện. Màu sắc tươi đẹp của mây, ráng hơn hẳn cái tài khéo của họa sĩ. Hoa lá cỏ cây không chờ cái tài dệt gấm của người…
Gió thối qua rừng, suối chảy trên đá… vang lên những âm hưởng như chuông khánh hòa nhau… đó là cái văn của nó. Ôi những vật vô tri giác còn đẹp rực rỡ như thế, con người là vật có tinh thần lẽ nào chẳng có văn ?!
Nguồn gốc cái văn của người bắt đầu từ khi vũ trụ ra đời. Văn của người đi sâu vào cõi bí ẩn nói lên được cái vi diệu của sự vật. Đầu tiên phải kể đến những quái tượng của Kinh Dịch (do Phục Hy vạch ra, sau do Chu Văn Vương, Chu Công Đán và sau nữa Khổng Tử bổ túc chú giải được hoàn thành. Cái văn của lời nói được xem trọng như vậy phải chăng vì nó là tinh hoa trời đất ?
Từ khi chữ viết noi theo dấu “chân chim” thay thế tục “thắt nút” nên nó ngày càng phát triển rực rỡ.
Văn chương đến đời Nghiêu, Thuấn bắt đầu phồn thịnh (Kinh Thư nói việc ấy)…. Kinh Thi với hai phần Nhã, Tụng tinh hoa lời nói càng mới mẻ, ý nghĩa sâu xa.
Đến Khổng Tử chỉnh lý Lục kinh (sau chỉ còn Ngũ kinh) thì văn chương trở nên hoa mỹ. Trau dồi tình cảm, sắp đặt lời văn, công giáo hóa của Người truyền xa vạn dặm, truyền mãi vạn đời. Người đã nêu lên cái đẹp đẽ sáng láng của trời đất mà làm mở mang tai mắt của loài người vậy.
Từ thời Phục Hy (thượng cổ) đến Khổng Tử thuật lại mà dạy dỗ, ai cũng lấy cái tinh thần (tâm) của tự nhiên (đạo) để trình bày thành văn chương, xét các đạo lý vi diệu để giáo dục con người. Họ lấy khuôn mẫu ở Hà đồ, Lạc thư (cơ sở của Kinh Dịch – biên giả chú thích), lấy vận số ở cỏ thi, mai rùa để xem thiên văn, xem thiên văn để khảo sát sự biến đổi con người (nhân văn) mà hoàn thành việc giáo dục. Có làm như thế mới cai quản được thế giới, định ra được phép tắc đời đời, phát huy sự nghiệp, và trái lại làm rạng rỡ nghĩa lý của văn từ ()
Cái đạo (tự nhiên) nhờ các thành nhân mà thành văn chương, họ lại đưa cái tự nhiên vào văn chương để làm sáng rõ lí lẽ của tự nhiên. Kinh Dịch nói “ Cái có thể cổ vũ lay động thiên hạ chính là lời. Cái lời sở dĩ làm được vậy chính vì nó là cái văn của tự nhiên (đạo) Lời tán nói ():
Tinh thần đạo tự nhiên vi diệu lắm ! Lấy cái đạo lý vi diệu ấy mà giáo dục Các thành nhân đời xưa đã làm cho đạo tự nhiên rực rỡ, chữ Nhân chữ Hiếu được phát huy … hãy xem vẻ đạp của trời đât, con người bắt chước vào đó mà phát huy giáo dục.
Ghi chú:
Mỗi thiên, sau ít lời biện luận, Lưu Hiệp dẫn chứng hàng loạt tác phẩm, tác giả và nhận xét đánh giá như một nhà phê bình văn học và văn học sử. Mỗi thiên, ông đóng vai: nhà lí luận, nhà phê bình và nhà văn học sử.