Sơ lược chủ đề và tác phẩm
8.2. Tiểu thuyết thời kỳ đổi mới vàn hà văn Mạc Ngôn
Theo sự thống kê chưa đầy đủ, chỉ tính riêng năm 1978 đã xuất bản được hơn 55 bộ tiểu thuyết, năm 1979 tăng lên 61 bộ và năm 1980 tăng lên 90 bộ. Từ năm 1980 đến năm 1982 bình quân mỗi năm có hơn 200 bộ tiểu thuyết được xuất bản. Mười bảy năm trước “Cách mạng văn hóa” đỉnh cao của sáng tác tiểu thuyết là năm 1959, năm thứ 10 của Trung Hoa mới ra đời (1949) cũng chỉ có 32 bộ. Điều này chứng tỏ thể loại tiểu thuyết của thời kì mới gặt hái nhiều kết quả rực rỡ. Không chỉ trên số lượng mà chất lượng của tiểu thuyết trong thời kì này cũng được nâng lên chưa từng thấy. Chất lượng của tiểu thuyết trong thời kì mới được thể hiện ở hai bình diện nghệ thuật và tư tưởng.
Mở rộng phạm vi đề tài:
Tiểu thuyết của “17 năm” (1949-1966) trước “Cách mạng văn hóa” thường viết về lịch sử cách mạng, chủ yếu tập trung miêu tả phong trào cách mạng quần chúng trong cuộc đấu tranh chống Quốc dân đảng, cuộc đấu tranh giải phóng chống xâm lược Nhật và cuộc đấu tranh phản phong của nhân dân Trung Quốc do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Dưới ngòi bút của nhà văn, phong trào cách mạng sau cách mang Tân Hợi (1911) đến khi thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (1921) kéo dài thời kì đổi mới mở cửa đều được miêu tả chân thực, sống động và đầy kịch tính. Đó là sự phản kháng anh dũng và sự đàn áp tàn bạo, cuộc kình chống kịch liệt giữa các lực lượng chính phủ và các giai cấp; sự tranh giành quyền lực của chủ thể Trung Quốc; ghi chép lại những trang lịch sử quan trọng trong lịch sử phát triển của Trung Quốc; các tác phẩm dựa trên những bình diện khác nhau biểu hiện con đường trưởng thành của phần tử trí thức tiến bộ phản kháng lại sự gian ác, xấu xa để đi tìm chân lí và ánh sáng; lột tả một cách hình tượng vận mệnh bi thảm của người phụ nữ trong thời đại cũ và con đường sống mới của họ.
Tăng cường tình cảm lịch sử và tình cảm thời đại:
Tiểu thuyết miêu tả lịch sử cách mạng trong “mười bảy năm” (mười bảy năm trước “Cách mạng văn hóa”) coi trọng ở việc theo đuổi tình tiết câu chuyện và sắc thái truyền kì, còn rất nhiều tiểu thuyết thời kì mới viết về lịch sử cách mạng thì coi trọng việc bộc lộ hoàn cảnh, phản ánh sự thay đổi, cuộc sống rộng lớn, đặc trưng bàn chất của thời đại và sự phát triển lịch sử. Thể hiện sự phát triển và bộ mặt thời đại của thời kì cách mạng dân chủ cũ Trung Quốc từ cách mạng Tân Hợi đến trước cuộc chiến tranh Bắc phạt, miêu tả sinh hoạt xã hội rộng lớn của thời đại đó: cuộc chiến tranh quân phiệt gay gắt; sự gian khổ của phần tử nhân sĩ trí thức; sự tha hóa của con người trong thời đại mới; những góc khuất của lịch sử cùng với sự chìm nổi của thân phận nhỏ bé.
đại. Trong tiểu thuyết của thời kì “mười bảy năm”, loại tác phẩm này rất ít. Trong thời kì mới, sự “đứt đoạn” của “dòng chảy” này lại được tiếp tục và càng “chảy” mạnh hơn. Chỉ mấy năm ngắn ngủi, tác phẩm mang tính “sử truyện” xuất hiện không ít. Những tác phẩm này không những tái hiện lại bộ mặt tinh thần của một số nhân vật mà còn lưu lại rất nhiều sử liệu có liên quan đến những mặt chính trị, quân sự và văn hóa của thời đại đó.Sự đột phá của tiểu thuyết lịch sử đã dành được thu hoạch to lớn mà văn học thời kì mới đã đem đến cho độc giả.
Trong tiểu thuyết của thời kì “mười bảy năm”, ngay cả thời “Ngũ tứ”, tiểu thuyết lịch sử của Trung Quốc là vùng trống vắng trong sáng tác hiện đại. Nguyên nhân chủ yếu là do sự can thiệp của tư trào “tả” làm cho đề tài lịch sử trở thành “vùng cấm” không có ai dám vi phạm. Trong văn học thời kì Đổi mới tình hình này có sự đổi khác. “Vùng cấm” được xóa bỏ, không còn ranh giới, không còn cấm kị. Tiểu thuyết lịch sử đã dám đột phá vào thể loại này, viết nên nhiều tác phẩm mang nhiều tính sử thi, “sử truyện”, tiêu biểu như “ Báu vật của đời” của Mạc Ngôn, được độc giả đón nhận nồng nhiệt.
Tiểu thuyết mang tính sử truyện trong thời kì mới có mấy đặc điểm sau đây: Phản ánh đời sống lịch sử rộng lớn mà sâu sắc.
Có thể nói, những tác phẩm này đã phản ánh lịch sử lâu dài cuộc sống xã hội phức tạp và phong phú của xã hội phong kiến Trung Quốc, đến cuộc cách mạng Tân Hợi và kéo dài đến cả những năm Trung Quốc bước vào cải cách mở cửa. Những tác phẩm này không những chú ý dùng hình tượng sáng tạo trên cơ sở sử liệu tương đối chính xác, phản ánh sự chân thật của phong trào lịch sử mà còn chú ý tái hiện bộ mặt chân thực của thời đại. Tất cả đều không hạn chế ở việc miêu tả sự nghiệp và tinh thần của nhân vật chính mà từ bối cảnh thời đại rộng lớn để miêu tả nhân vật, miêu tả thời đại.
Đa dạng hóa đề tài lịch sử.
Tiểu thuyết lịch sử của thời kì mới về phương diện đề tài có sự đột phá và mở rộng hơn trước rất nhiều.
Vấn đề mấu chốt của sáng tác tiểu thuyết là xử lí như thế nào về mối quan hệ giữa chân thật lịch sử và hư cấu nghệ thuật. Vấn đề này, do quan niệm văn học của các tác giả không giống nhau nên trên biểu hiện nghệ thuật cũng khác nhau. Tuy vậy, đại thể có mấy con đường sau đây:
• Loại thứ nhất là: lấy tài liệu lịch sử làm căn cứ đối chiếu với tình tiết câu chuyện và tính cách của số nhân vật nào đó và nhất định phải hư cấu.
• Loại thứ hai: cũng là lấy tài liệu lịch sử làm căn cứ nhưng tình tiết câu chuyện có sự hư cấu.
• Loại thứ ba là: tôn trọng sự thực lịch sử, yếu tố hư cấu rất ít, tức là kiểu “bác khảo văn hiến, ngôn tất hữu cứ” (uyên bác ở việc tham khảo văn hiến, lời nói tất đều có căn cứ). Ở đây không có sự phân biệt phải trái, cao thấp. Bởi vì tiểu thuyết lịch sử không phải là sách sử đơn thuần mà là tác phẩm văn học lấy sử liệu làm căn cứ sáng tác.
Tiểu thuyết của thời kì mới còn xuất hiện tác phẩm phản ánh cuộc sống của nước Trung Hoa mới.
lịch sử cũng có sự tìm tòi, suy nghĩ làm cho độc giả tiếp nhận một cách tích cực. Những tác phẩm này có đề tài mới, chủ đề mới và quan trọng hơn là sự lí giải, nắm vững, đề xuất và biểu hiện của tác giả đối với cuộc sống cũng là mới. loại tác phẩm này mang đến dòng máu mới để mọi người đi vào thời kì mới.
Có thể rút ra những thành tích đáng chú ý của tiểu thuyết thời kì mới:
-Trước hết, nhiều tác phẩm đã duy trì, ủng hộ và phát huy một số truyền thống ưu tú của sáng tác tiểu thuyết truyền thống. Từ trong dòng chảy mạnh mẻ của đời sống, các tác giả đã chọn lựa chủ đề và đề tài có liên quan mật thiết đến vận mệnh của nhân dân và tình hình của đất nước. Về mặt nghệ thuật, nhiều tác giả đã thể hiện nhiều hình thức thể hiện mới, tỏ rõ phong cách, phong thái của người sáng tác văn học, làm cho mọi người phấn khởi sáng tạo ra cái mới, nhất là việc sáng tạo ra hình tượng nghệ thuật mới. Nhân vật anh hùng mới được xây dựng đep đẽ, sáng tạo và có sức thuyết phục cao.
Đề tài của tiểu thuyết thời kì mới tương đối rộng lớn, bao quát có tính khái quát cao. Trong thời kì mới, tầm nhìn của các nhà văn được mở rộng và được giải phóng. Họ một mặt vẫn không từ bỏ việc miêu tả cuộc đấu tranh của giai đoạn cách mạng, mặt khác họ đem tầm nhìn đó đặt vào đời sống với giá trị thẩm mĩ mới.
Tiểu thuyết của thời kì mới về mặt phương pháp nghệ thuật cũng dần dần có sự cách tân sáng tạo. Tiết tấu trần thuật, kể chuyện được tăng nhanh; phê phán, trần thuật cũng dần dần đa dạng hóa. Về mặt kết cấu, các nhà văn sử dụng phương pháp “từ đầu, nối đầu, nối tới”, đồng thời xuất hiện phương pháp kết cấu nhiều kiểu, nhiều dạng độc đáo. Về khắc họa tính cách nhân vật, các tác giả đã sử dụng đặc trưng tính cách từ hành động đặc trưng đơn nhất dần dần đi sâu vào miêu tả thế giới nhân vật làm cho thủ pháp miêu tả phong phú, mới mẻ, gây sự hấp dẫn cho người đọc. (PSG.TS Hồ Sĩ Hiệp, 2003)
Mạc Ngôn và Báu vật của đời
Mạc Ngôn tên thật là Quản Mạc Nghiệp, người huyện Cao Mật, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ông sinh ngày 17 tháng 02 năm 1955, xuất thân trong một gia đình nông dân. Do “Cách mạng văn hóa”, ông phải nghỉ học khi đang học đở tiểu học và phải tham gia lao động nhiều năm ở nông thôn. Trong thời gian đó ông đã làm rất nhiều việc, từng làm công nhân hợp đồng ở nhà máy chế biến bông, có cuộc sống gần gũi với người nông dân.
Tháng 02 năm 1976, ông nhập ngũ, từng làm chiến sĩ, rồi tiểu đội trưởng, giáo viên, rồi sau đó chuyển sang làm sáng tác. Năm 1984, trúng tuyển vào khoa Văn thuộc Học viện nghệ thuật Quân Giải phóng và tốt nghiệp năm 1986. Năm 1988, ông lại trúng tuyển lớp nghiên cứu sinh sáng tác thuộc Học viện văn học Lỗ Tấn, trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh, năm 1991 tốt nghiệp với học vị thạc sĩ. Hiện nay, ông là sáng tác viên bậc một của Cục Chính trị, Bộ Tổng tham mưu Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
Từ năm 1980, Mạc Ngôn bắt tay vào sáng tác. Những tác phẩm nổi tiếng của ông có: Gia tộc Hồng Cao Lương (Cao lương đỏ), Báu vật của đời, Đàn hương hình, Tửu quốc, Sống
Cao lương đỏ. Bộ phim cùng tên do đạo diễn nổi tiếng Trương Nghệ Mưu chuyển thể từ tác phẩm này đã đoạt giải “Cành cọ vàng” tại Liên hoan phim Canne (Pháp) năm 1994. Mạc Ngôn đã đóng góp cho nền văn học Trung Quốc nhiều tác phẩm có giá trị và được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.
Báu vật của đời, nguyên tác: (丰乳肥臀Phong nhũ phì đồn), là một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Mạc Ngôn. Tác phẩm được xuất bản tháng 9 năm 1995 đã trở thành một hiện tượng đặc biệt, tác phẩm đã được trao giải cao nhất của Hội Nhà văn Trung Quốc về truyện trong năm đó.
Tiểu thuyết đã cung cấp cho bạn đọc một lượng thông tin lớn, khái quát cả giai đoạn lịch sử hiện đại của Trung Quốc thông qua câu chuyện về các số phận của các thế hệ gia đình nhà Thượng Quan. Bối cảnh chính của câu truyện là vùng Cao Mật, tỉnh Sơn Đông.
Báu vật của đời của Mạc Ngôn, một trong những tác phẩm được đánh giá là xuất sắc nhất của văn học Trung Quốc hiện đại.
Trong nền văn học đương đại Trung Quốc, Mạc Ngôn cùng với Vương Mông, Giả Bình Ao, Trương Hiền Lượng, Phùng Ký Tài, Lục Văn Phu, Trương Tử Long, Cao Hiểu Thanh, Hàn Thiếu Công... đã trở thành nhà tiểu thuyết có tên tuổi được bạn đọc trong và ngoài nước biết đến.
Đề tài truyện của Mạc Ngôn rất rộng. Phản ánh sinh hoạt của quân đội thời hiện đại có Bãi
cát đen, Đoạn Thủ,...; miêu tả phong tục tập quán nông thôn có Vết hõm trong dép cỏ, Âm nhạc dân gian...; “Phản tư lịch sử”, suy ngẫm nhân sinh có Dòng sông khô cạn, Củ cà rốt
trong suốt, Thu thủy, Làm đường...; phản ánh hiện thực nông thôn, miêu tả sự xung đột giữa ý thức cũ và mới trong công cuộc cải cách có Ánh chớp hình cầu, Bùng nổ, Cây đu
chó trắng...; phản ánh cuộc kháng chiến chống quân xâm lược có Gia tộc Cao lương đỏ
(gồm 5 truyện: Cao lương đỏ, Rượu cao lương, Nhà quàn cao lương, Cẩu đạo, Da chó),
Báu vật của đời (Mông to vú nở), Đàn hương hình…
Nhiều người gọi những tác phẩm của Mạc Ngôn là tiểu thuyết “cảm giác mới”. Cảm giác mới bắt nguồn từ nhận thức luận của chủ nghĩa biểu hiện và phương pháp biểu hiện tư tưởng của chủ nghĩa đa đa. Tiểu thuyết cảm giác mới đối lập với tiểu thuyết hiện thực truyền thống, nó không đơn thuần miêu tả hiện thực bề ngoài, mà nhấn mạnh cảm thụ trực giác, đưa cảm giác chủ quan vào trong khách thể đặng sáng tạo ra một hiện thực mới mẻ. Tiểu thuyết của Mạc Ngôn chịu ảnh hưởng của trường phái cảm giác mới của chủ nghĩa hiện đại phương Tây và của Nhật Bản những năm 20 - 30. Mạc Ngôn cho rằng trạng thái sáng tác nhẹ nhàng thoải mái, tự do, muốn nói gì thì nói là trạng thái tốt nhất đối với nhà văn. Khi cánh cửa hồi ức được mở ra, ông thường dùng cảm tính để phê phán, bình phẩm cuộc sống chứ không dùng lí tính để phê phán, bình phẩm cuộc sống.
cảm giác, đó là linh hồn của tiểu thuyết Mạc Ngôn. Ông có biệt tài nắm bắt cảm giác. Thế giới cảm giác trong tiểu thuyết Mạc Ngôn mang sắc thái chủ quan mãnh liệt. Đứng trước khách thể, ông “rót” ấn tượng chủ quan của mình vào để tạo ra hiện trạng khác lạ.
Dường như khi sáng tác, Mạc Ngôn huy động mọi tế bào của cơ thể để khám phá hiện thực. Dù là một làn gió nhẹ, một nhánh cỏ, một cây cao lương, một giọt nước trong... cũng được tác giả miêu tả có hồn mang đậm chất chủ thể hóa. Bằng bút pháp tả thực kết hợp với bút pháp tượng trưng, biến hình, huyền ảo khoa trương... tác giả đã khiến cho một ánh mắt, một nụ cười, một tiếng thở dài, một cảm xúc nhỏ... cũng trở thành hình ảnh có hương có sắc có mùi có vị. Nhờ có cảm giác mới lạ, làm cho bộ mặt cuộc sống mà tác giả mô tả không còn như nguyên dạng nữa. Tác giả mượn nhân vật trong truyện Hồng hoàng nói lên ý đồ sáng tác của mình:
“Sẽ có một ngày tôi soạn một vở kịch chân chính, trong đó mộng ảo và hiện thực, khoa học và đồng thoại, thượng đế và ma quỷ, ái tình và mãi dâm, cao quý và ti tiện, mĩ nữ và đại tiện, quá khứ và hiện tại, huân chương và bao cao su... đều đan xen với nhau, gắn chặt với nhau, cái nọ nối cái kia, tạo thành một thế giới hoàn chỉnh”(Mạc Ngôn và những lời tự
bạch, Nguyễn Thị Thại dịch, NXB Văn học, 2004)
Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn còn chịu ảnh hưởng của học thuyết phân tâm học của Freud (tên đầy đủ là Sigmund Schlomo Freud; (1856 - 1939) là một bác sĩ về thần kinh và tâm lý người Áo. Freud đã được công nhận là người đặt nền móng và phát triển lĩnh vực nghiên cứu về phân tâm học, đồng thời hấp thụ cả thuyết dân tộc học, nhân loại học của Frazer (1854-1941, người Anh). Mạc Ngôn từng nói ông dùng văn học để thể hiện sự tưởng tượng độc đáo. Tiểu thuyết của ông đậm đà màu sắc nguyên sơ, man dại. Những tác phẩm đầu tay như Dòng sông khô cạn, Thu thủy, Âm nhạc dân gian nói
nhiều đến bản năng sinh tồn, thể nghiệm nhân sinh mô tả cảnh vật nông thôn cổ xưa qua lăng kính của tuổi thơ. (Lê Huy Tiêu, 2003)
Chủ đề trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn thường nói về những vấn đề sinh tồn của nhân loại: cái đói, cái rét, tính dục, thù oán, tôn giáo, cái sống cái chết, mê tín dị đoan, chiến tranh... Trong một bài báo viết về ảnh hưởng của G.G Marquez và Faulkner đối với mình, Mạc Ngôn viết: “Trong vũ trụ bao la, vị trí của con người là vô cùng bé nhỏ, lịch sử quá khứ và thế giới hiện tại liên quan mật thiết với nhau, máu của lịch sử lại chảy trong mạch máu của người đương đại” (Mạc Ngôn và những tự bạch, Nguyễn Thị Thại dịch, NXB Văn học, 2004). Dưới ngòi bút của Mạc Ngôn, vừa có sự vạch trần, phê phán thói dâm dục, quan liêu hách dịch của các ông “quan mới” ở nông thôn (Cây tỏi nổi giận), vừa có sự phẫn nộ căm ghét những thói ác của con người (Tội ác, Bỏ con thơ) và có cả hiện tượng sa đọa về luân lí đạo đức cùng sự xót thương sinh mệnh bấp bênh (Ánh chớp hình cầu, Bùng nổ). Mạc Ngôn