Bám sát đời sống thường ngày, miêu tả đến chi tiết cụ thể

Một phần của tài liệu Tài liệu văn học Trung Quốc (Trang 104 - 105)

Khi miêu tà, nhà văn không tô vẽ cường điệu, tránh ước lệ công thức. Do đó bức tranh cuộc sống như được trải rộng ra như thực. Tuy vậy, với ngòi bút thiên tài sành sỏi, mọi chi tiết, cảnh huống được xâu lại, kết nối với nhau "khéo như thợ trời, không lộ đường may" và rất tự nhiên như dòng chảy cuộc sống.

Nhân vật đông đúc nhưng mỗi người một vẻ, nhiều nhân vật đạt mức điển hình có khả năng bước ra khỏi trang sách đi vào cuộc đời. Hồng Lâu Mộng có 443 nhân vật (230 nam, 213 nữ) là con số kỷ lục. Mỗi nhân vật dù chính, phụ đều có chỗ đứng riêng , gây ấn tượng nhất định cho người đọc. Ðặc biệt, các nhân vật nữ phần đông lứa tuổi suýt soát nhau, môi trường hoàn cảnh tương tự nhau nhưng tính cách lại rất khác nhau. Hai nhân vật Giả Bảo Ngọc và Chân Bảo Ngọc bề ngoài rất giống nhau nhưng lại khiến người đọc tự hỏi ai là Chân, ai là Giả. Cùng một tính cách giống nhau nhưng tính tình mềm mỏng, ôn hoà của Tập Nhân, tính rộng rãi cởi mở của Vưu Tam Thư lại khác với tính rộng rãi cởi mở của Sử Tương Vân. Tính cô độc kiêu kỳ của Ðại Ngọc khác với tính cô độc kiêu kì của Diệu Ngọc. Nhà văn phải có sự quan sát tinh tế sắc sảo mới viết được như vậy. Ngòi bút tài năng đó đã bỏ nhiều công phu tập trung vào ba nhân vật chính là Bảo Ngọc, Ðại Ngọc, Bảo Thoa. Ngoài ra còn hàng trăm nhân vật khác không lẫn lộn với nhau.

Trong số hàng trăm nhân vật ấy, có hàng chục nhân vật đạt mức điển hình , được chấp nhận như một biểu tượng cho loại người trong xã hội. Có người coi Bảo Ngọc như loại thanh niên chỉ thích gần gũi chị em (khuynh nữ), Ðại Ngọc tiêu biểu các cô gái đa sầu đa cảm kiêu kỳ cô độc, Phượng Thư chỉ loại con dâu kiêm quản gia xinh đẹp mà đáo để, tính cách khá phức tạp . . .

Người dân Trung Quốc còn dựa vào các nhân vật để đoán xét tính khí của người khác; Họ hỏi xem anh thích Bảo Thoa hay Ðại Ngọc, thích Ðại Ngọc là người say mê lý tưởng, còn thích Bảo Thoa là con người thực tế, thực dụng. Ai thích Tình Văn có thể sẽ thành văn sĩ có tài, người nào thích Sử Tương Vân thì cũng thích thơ Lý Bạch. Nếu thích Thám Xuân sẽ là người có đủ đức tài của Bảo Thoa và Ðại Ngọc, người vợ kiểu mẫu hài hoà .

Chuyện kể lại rằng, trong khi xây dựng nhân vật 12 cô gái đẹp nhất, nhà văn Tào Tuyết Cần cũng là một hoạ sĩ nổi tiếng, đã vẽ 12 bức chân dung cô gái đẹp treo lên tường rồi theo đó mà miêu tả. Người mê sách đã ví Hồng Lâu Mộng như một vườn hoa bát ngát trăm hoa đua nở, muôn sắc muôn hương

Một phần của tài liệu Tài liệu văn học Trung Quốc (Trang 104 - 105)