- Trung tâm học liệu và thư viện điện tử: diện tích sử dụng 3.000 m2, được bố trí gồm các phòng chức năng: 01 Phòng đọc 100 chỗ ngồi, 02 phòng đọc
3.2.6. Tiếp tục đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp dạy học
pháp dạy học
3.2.6.1. Mục tiêu của giải pháp
Mục tiêu giáo dục trong thế kỷ XXI theo khuyến cáo của UNESCO là nhằm: học để biết, học để làm, học để làm người và học để chung sống. Do đó đổi mới nội dung chương trình, giáo trình, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học là yếu tố không thể thiếu được để đảm bảo việc đổi mới thành công, quản lý tốt các yếu tố này sẽ tác động tích cực đối với việc nâng cao chất lượng dạy học.
Đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục đã được xác định là giải pháp quan trọng nhất để phát triển giáo dục ở nước ta trong những thập kỷ đầu của thể kỷ XXI. Việc đổi mới phương pháp phải gắn
liền chặt chẽ với đổi mới mục tiêu và nội dung giáo dục. Do đó đổi mới nội dung chương trình, giáo trình, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học là yếu tố không thể thiếu được để đảm bảo việc đổi mới thành công, quản lý tốt các yếu tố này sẽ có tác động tích cực đối với việc nâng cao chất lượng dạy học.
3.2.6.2. Nội dung của giải pháp
Xây dựng nội dung chương trình đào tạo theo hướng hiện đại hoá, dựa trên các tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại là một trong những giải pháp quan trọng để " Sản phẩm" của nhà trường đào tạo ra có chất lượng, đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Phân tích nhu cầu lao động: giảng viên và lãnh đạo tạo từng khoa, tổ bộ môn dưới sự chỉ đạo của Ban Giám Hiệu, Phòng Đào tạo tổ chức các đợt nghiên cứu thực tế nhu cầu việc làm trên địa bàn tỉnh Nghệ An để đưa ra báo cáo phân tích nhu cầu đào tạo ở các chuyên ngành y dược mà xã hội đang cần. Căn cứ vào chương trình đào tạo đã được Hiệu trưởng phê duyệt, các tổ bộ môn của từng khoa tiến hành thảo luận và phân công cụ thể cho từng GV biên soạn để cương chi tiết bài giảng, được các bộ môn đánh giá xem xét và trình hội đồng thẩm định chương trình và Hiệu Trưởng phê duyệt.
Đánh giá chương trình: Một số chuyên gia và GV có kinh nghiệm cùng phối hợp đánh giá CTĐT và đưa ra những kiến nghị cần thiết để sửa đổi bộ sung về chương trình và việc triển khai chương trình đó. Có thể tiếp thu các ý kiến của sinh viên.
Triển khai chương trình: Ban Giám Hiệu đưa ra quyết định về triển khai các khoá đào tạo theo chương trình đã được hoàn thiện.
Một công tác cũng góp phần quan trọng không kém trong xây dựng chương trình chuẩn hoá, hiện đại hoá theo nhu cầu xã hội là sử dụng dữ liệu về HSSV tốt nghiệp, để lập kế hoạch thu thập ý kiến HSSV tốt nghiệp, từ đó nắm được tỷ lệ học sinh sinh viên được đào tạo đáp ứng tốt nhu cầu xã hội
như thế nào, để có hướng điều chỉnh nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy cho phù hợp.
Khi xây dựng nội dung CTĐT, cần xác định mục tiêu đào tạo của CTĐT một cách rõ ràng cụ thể và có tính khả thi. Bắt đầu từ mục tiêu CTĐT tới mục tiêu môn học/ môđun và mục tiêu các đơn vị học tập nhỏ hơn như bài học, tiết học, ca thực tập... Hệ thống mục tiêu các môn học có trong CTĐT sẽ cụ thể hoá nhằm thực hiện đạt mục tiêu đào tạo. Đây là căn cứ xác định nội dung cần dạy và học trong mỗi môn học/môđun, là căn cứ xác định mục tiêu các bài học và là căn cứ để biên soạn công cụ đánh giá kế qủa học tập môn học/môđun. Trong CTĐT của bài học là đơn vị kiến thức hoặc kỹ năng độc lập nhằm hình thành ở người học các năng lực hoạt động nghề nghiệp với các mức độ tiêu chuẩn nghề nghiệp khác nhau. Với mỗi bài học cần xác định thật rõ ràng mục tiêu bài học. Một mục tiêu bài học tốt phải bao gồm đủ 3 thành phần: sự thực hiện; điều kiện thực hiện; tiêu chuẩn thực hiện. Với cách viết mục tiêu bài học như vậy, GV có thể thiết kế và tổ chức bài học một cách chủ động và sáng tạo, người học có động cơ học tập rõ ràng, so sánh để nhận ra mình phải làm gì và sẽ được đánh giá như thế nào trong học tập. Cán bộ quản lý của phòng ban hoặc của khoa có căn cứ đánh giá một cách khách quan hiệu quả giảng dạy và kết quả học tập.
3.2.6.3. Cách thức thực hiện giải pháp
Một thực tế của môi trường làm việc trong ngành Y ở tỉnh Nghệ An cũng như nước ta hiện nay là nhiều SV tốt nghiệp các khoá đào tạo ở nhiều ngành nghề khác nhau khi xin việc làm thường phải qua đánh giá lại của các cơ quan tuyển dụng lao động để xét tuyển. Khi được tuyển dụng vào rồi thì các bệnh viện thường phải cho học việc một thời gian rồi mới sử dụng được. Như vậy để đổi mới hoạt động đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu của xã hội, khuyến khích sinh viên không ngừng nâng cao trình độ, kỹ năng lâm sàng của mình, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì
Trường Đại học Y khoa Vinh phải thực hiện một số các biện pháp để đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy như sau:
Lập kế hoạch toàn khoá, kế hoạch học kỳ, kế hoạch năm học theo chương trình mới ưu tiên dành thời gian thực tập tại bệnh viện, thực tập thực tế cộng đồng.
Xây dựng nội dung chương trình đào tạo theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá và nhu cầu xã hội, xu hướng hội nhập quốc tế.
Giảng dạy theo phương pháp tích cực thực chất là tiếp thu mọi tinh tuý của phương pháp giảng dạy truyền thống, đồng thời tích cực hoá việc giảng dạy và nhất là việc học tập của SV lên mức tối đa.
Nhà trường cần chỉ đạo việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng người học làm trung tâm, phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu của SV.
Đối với giảng dạy lý thuyết: cần vận dụng các phương pháp giảng dạy như phương pháp giảng dạy nêu vấn đề, phương pháp đóng vai, phương pháp thảo luận nhóm...
Xây dựng hệ thống chỉ tiêu, chuẩn mực tay nghề, nội dung thực tập lâm sàng, thực tập thực tế tốt nghiệp phù hợp với điều kiện của các cơ sở y tế và mô hình bệnh tật, nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ của nhân dân địa phương.
Điều chỉnh tăng giờ giảng những môn khoa học hành vi như tâm lý, giáo dục sức khỏe, truyền thông đảm bảo nâng cao kỹ năng tư vấn giáo dục sức khoẻ, kỹ năng giao tiếp với người bệnh trong quá trình hành nghề sau khi ra trường nhằm khắc phục tình trạng yếu kém trong giao tiếp như hiện nay.
Thực hiện nghiêm túc các quy chế đào tạo, thi kiểm tra xét lên lớp, xét tốt nghiệp để đánh giá đúng chất lượng học sinh, thường xuyên rút kinh nghiệm để điều chỉnh phương pháp dạy học, phương pháp cách thức quản lý trong đánh giá.
Mua sắm đủ các trang thiết bị dạy học hiện đại, mô hình y dụng cụ để đảm bảo cho việc đổi mới phương pháp, đủ cơ số cho học sinh rèn luyện tay nghề theo nhóm. Quản lý, phân phối sử dụng phương tiện dạy học một cách hiệu quả.
Xây dựng quy chế kết hợp bệnh Viện - Trường theo thông tư số 09/2008/ TT- BYT ngày 01 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc kết hợp giữa các cơ sở đào tạo cán bộ y tế với các bệnh viện thực hành trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chăm sóc sức khoẻ nhân dân và Quyết định số 106/2009/QĐ-UBND ngày 01 tháng 12 năm 2009 của UBND Tỉnh Nghệ An về việc ban hành quy chế kết hợp Viện – Trường trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chăm sóc sức khoẻ nhân dân trên địa bàn tỉnh Nghệ An.