Nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý đào tạo

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo ở trường Đại học Y khoa Vinh, tỉnh Nghệ An (Trang 70)

- Trung tâm học liệu và thư viện điện tử: diện tích sử dụng 3.000 m2, được bố trí gồm các phòng chức năng: 01 Phòng đọc 100 chỗ ngồi, 02 phòng đọc

3.2.3.Nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý đào tạo

công tác quản lý đào tạo

3.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp

Tăng cường công tác quản lý, xây dựng một đội ngũ cán bộ quản lý gồm các trưởng phó phòng ban, bộ môn, đoàn thể ngang tầm nhiệm vụ của trường đại học có trình độ chuyên môn và năng lực quản lý, phẩm chất chính trị tốt, trên cơ sở coi trọng cả đức và tài, đức là gốc.

3.2.3.2. Nội dung của giải pháp

-Tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý. - Đổi mới phương thức quản lý.

- Xác định vấn đề ưu tiên trong quản lý. - Giữ vững nguyên tắc quản lý trường học.

- Tập trung xây dựng kế hoạch dài hạn từ nay đến năm 2020. Xây dựng các chương trình hành động cụ thể về xây dựng đội ngũ CBGV, cơ sở vật chất, hướng phát triển và quy mô đào tạo.

- Xây dựng kế hoạch trung hạn 1-2 năm bằng các chương trình đề án, dự án ưu tiên giải quyết vấn đề nguồn nhân lực và cơ sở vật chất và tài chính.

- Chú trọng xây dựng các loại kế hoạch tác nghiệp như: kế hoạch triển khai nhiệm vụ văn học, kế hoạch đào tạo như kế hoạch toàn khoá, kế hoạch

tổng hợp năm học, kế hoạch học kỳ, kế hoạch giáo viên, kế hoạch tháng, tuần của tất cả các bậc học.

- Xây dựng một nền kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chi tiết xây dựng cho toàn trường bao gồm các phòng ban, đoàn thể bộ môn.

Đặc biệt chú trọng đến kế hoạch giảng dạy và học tập của các bộ môn, các lớp HSSV trong giai đoạn đang thiếu giáo viên lại có nhiều cán bộ đi học thì tăng cường bố trí dạy song môn để phát huy hết năng lực cán bộ và đảm bảo cho giáo viên có thời gian đi học ngắn hạn hoặc dài hạn mà vẫn đảm bảo tiến độ giảng dạy.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện giải pháp

Tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý

Đội ngũ cán bộ quản lý đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Quản lý tốt quá trình giáo dục và đào tạo sẽ dẫn tới sản phẩm đào tạo có chất lượng.

Quy hoạch đội ngũ CBQL để cho đi đào tạo ngắn hạn như đào tạo về lý luận chính trị cao cấp, trung cấp, đào tạo về quản lý nhà nước, tạo điều kiện kinh phí thời gian để cho cán bộ hoàn thành nhiệm vụ.

Có kế hoạch đề bạt sử dụng sau đào tạo, thực hiện thăm dò tín nhiệm và bổ nhiệm lại 5 năm một lần.

Xác định vấn đề ưu tiên trong quản lý

Nội dung quản lý nhà trường bao gồm:

- Quản lý nhân lực: Tổ chức tốt tập thể CBGV, công chức, nhân viên, HSSV thực hiện tốt nhiệm vụ trong chương trình công tác của nhà trường.

- Quản lý tài chính: Đảm bảo hiệu quả sử dụng kinh phí. - Quản lý, sử dụng cơ sở vật chất trang thiết bị dạy, học.

- Tổ chức học tập quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho HSSV, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho đội ngũ cán bộ GV, nhân viên, HSSV.

Trong đó: hai vấn đề ưu tiên cần tập trung giải quyết là:

+ Xây dựng đội ngũ CBGV đạt tiêu chuẩn hoàn thành tốt nhiệm vụ của trường Đại học.

+ Xây dựng cơ sở vật chất đầu tư trang thiết bị dạy học để đảm bảo các điều kiện tổ chức dạy học đào tạo trình độ Đại học.

Đổi mới phương thức quản lý

Phân công nhiệm vụ rõ ràng cho các bộ phận, đến từng CBGV, cán bộ công nhân viên chức để thực hiện, phân công theo kiểu giao khối lượng thời gian hoàn thành kiểm tra kết quả chất lượng, tiến độ hoạt động tất cả cán bộ nhà trường tham gia hoàn thành công việc.

Xác lập cơ cấu phối hợp giữa các bộ phận chức năng, các khoa, phòng, bộ môn với các HSSV, để đảm bảo công việc trôi chảy đồng bộ, đảm bảo tiến độ đào tạo và tránh tình trạng đùn đẩy công việc. Muốn vậy phải xây dựng và thực hiện nghiêm túc nội qui lề lối làm việc cụ thể, hoàn thiện hệ thống qui chế nội bộ, đặc biệt là các qui định trong quản lý đào tạo.

Tiếp nhận bổ sung đầy đủ về CBGV, cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học, hệ thống thông tin liên lạc tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập cho giáo viên và HSSV.

Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các chuyên viên, cán bộ của các phòng ban bằng cách thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm, nghiên cứu áp dụng kiến thức mới, tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, tham quan tập huấn quản lý đào tạo học tập các trường bạn.

Giám sát việc thực hiện tiến độ kế hoạch và trên cơ sở đó điều chỉnh những bất hợp lý phát sinh trong quá trình đào tạo, tháo gỡ khó khăn thông (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

qua việc kiểm tra hàng ngày của các bộ phận và giao ban cán bộ chủ chốt định kì 2 tuần 1 lần.

Kiểm tra đánh giá tiến độ thực hiện các loại kế hoạch và các công việc cụ thể, phát hiện sai sót, tìm ra nguyên nhân để điều chỉnh uốn nắn kịp thời.

Tổng kết rút kinh nghiệm cho từng học kỳ, năm học để rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình đào tạo, để áp dụng cho các năm tiếp theo.

Tăng cường công tác tự kiểm tra của tất cả các bộ phận, bản thân người quản lý.

Tăng cường những CBGV và CBQL có kinh nghiệm, nghiệp vụ chuyên môn phẩm chất tốt cho phòng Thanh tra để giúp cho hiệu trưởng trong công tác thanh tra kiểm tra trong lĩnh vực đào tạo.

Tiến hành kiểm tra chéo giữa các khoa, phòng, bộ môn hàng năm để rút kinh nghiệm trong quản lý đào tạo.

Giữ vững nguyên tắc quản lý trường học.

Một là: Đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện tuyệt đối của Đảng đối với toàn bộ công tác đào tạo trong nhà trường như chuyên môn, chính trị tư tưởng, tổ chức nhân sự.

Hai là: Đảm bảo tính khoa học cao trong hoạt động quản lý. Mỗi mặt công tác có đặc điểm qui tắc riêng, đặc biệt là trong lĩnh vực đào tạo. Do vậy các cán bộ quản lý ở các khoa, phòng, bộ môn căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của mình để có những biện pháp quản lý thích hợp nhưng dựa trên quy chế quy định về đào tạo.

Ba là: Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo các công việc của nhà trường.

Thực hiện nguyên tắc nghị định 71 của Chính phủ trong nhà trường để mọi CBGV, cán bộ công nhân viên và HSSV được biết, được bàn, được làm, được kiểm tra giám sát phát huy sức mạnh và trí tuệ tập thể vào công tác quản

lý của nhà trường để thực hiện mục tiêu nhiệm vụ. Đảm bảo đoàn kết nhất trí trong tập thể vi phạm.

Bốn là: Đảm bảo nguyên tắc thiết thực và cụ thể và tiết kiệm và hiệu quả trong công tác quản lý đảm bảo thiết thực sao cho mọi công việc hoàn thành có chất lượng và đạt mục tiêu đề ra.

Mỗi công việc đều có mục tiêu cụ thể được tổ chức thực hiện chu đáo có kiểm tra uốn nắn điều chỉnh kịp thời.

Tiết kiệm và hạn chế chi phí đến mức tối thiếu mà vẫn đảm bảo hiệu quả tối đa, hiệu quả công việc do bằng giá trị thời gian, sản phẩm. Hiệu quả cuối cùng được thể hiện bằng chi phí cho đào tạo, hiệu quả đào tạo đó là sản phẩm của nhà trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo ở trường Đại học Y khoa Vinh, tỉnh Nghệ An (Trang 70)