Thực trạng quản lý chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Y khoa Vinh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo ở trường Đại học Y khoa Vinh, tỉnh Nghệ An (Trang 49 - 58)

- Trung tâm học liệu và thư viện điện tử: diện tích sử dụng 3.000 m2, được bố trí gồm các phòng chức năng: 01 Phòng đọc 100 chỗ ngồi, 02 phòng đọc

2.3.4. Thực trạng quản lý chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Y khoa Vinh

Để tìm hiểu về thực trạng quản lý chất lượng đào tạo tại Trường ĐHYK Vinh, tiến hành điều tra, khảo sát như sau:

Về thực hiện chương trình đào tạo

Để tìm hiểu thêm về xây dựng chương trình đào tạo của nhà trường, đã tiến hành điều tra khảo sát về tình hình thực hiện chương trình giảng dạy của 120 GV, 200 SV với những nội dung cụ thể như sau:

- Đối với SV: đưa ra 4 nội dung , mỗi nội dung có 4 mức độ trả lời khác nhau: không đồng ý, không ý kiến, đồng ý, hoàn toàn đồng ý. Đối tượng

sinh viên được hỏi là sinh viên năm 1 của hệ đại học và sinh viên năm ba của hệ cao đẳng.

Bảng 2.4. Kết quả khảo sát chất lượng đào tạo tại Trường ĐHYK Vinh TT Nội dung Không đồng ý Không ý kiến Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Tổng Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 1 CTĐT có nội dung phù hợp với MTĐT 0 - 56 28 123 61,5 21 10,5 200 2 Thời lượng đào tạo phù hợp với MTĐT 0 - 25 12,5 169 84,5 6 3,0 200 3 PPGD của GV phù hợp với đối tượng đào tạo 35 17,5 0 - 165 82,5 0 - 200 4 CSVC đáp ứng nhu cầu học và nghiên cứu của HSSV 49 24,5 0 - 134 67 17 0,85 200

Đối với giảng viên: Số phiếu điều tra được gửi tới cho120 GV về nội dung đánh giá CTĐT của nhà trường, đưa ra 6 nội dung, mỗi nội dung có 4 mức độ, kết quả được phản ánh ở bảng 2.5.

Bảng 2.5. Tổng hợp đánh giá về nội dung chương trình đào tạo (ĐVT: %)

TT Nội dung Rất hợp Hợp Không hợp lý Không Tổng 1

Mức độ hợp lý trong việc phân chia các khối kiến thức chung và kiến thức chuyên ngành

2

Mức độ hợp lý trong thư tự các môn học(theo logic, theo mức độ dễ đến khó...)

11,0 77,9 11,1 0 100

3 Mức độ cập nhật thực tiễn của

các môn học trong chương trình 1,0 80,5 14,8 3,7 100 4 Đánh giá nội dung chương trình

phù hợp với mục tiêu đào tạo 44,4 50,6 2,5 2,5 100 5 Việc đổi mới phương pháp giảng

dạy với mục tiêu đào tạo 8,0 88,0 3,7 0,3 100

6

Đánh giá về sự phù hợp của các phương pháp kiểm tra, đánh giá so với mục tiêu đào tạo.

14,8 81,5 3,7 0 100

Kết quả tổng hợp phản ánh tương đối khách quan với 6 nội dung cho rằng mức độ hợp lý trở lên của CTĐT từ 77,9% đến 88,8%. trong đó cũng cần quan tâm đến số ý kiến có tỷ lệ thấp (0,3%- 50,6%) cho rằng không hợp lý ở các nghề như trung cấp ngành dược.

Bảng 2.6.Khảo sát sử dụng phương pháp dạy học (ĐVT: %)

TT Nội dung tự đánh giá Số lượng

sử dụng %

1 Chỉ sử dụng phương pháp dạy học truyền thống 16 13,3%

2 Chỉ sử dụng phương pháp dạy học mới 92 76,7%

3 Phối hợp phương pháp dạy học truyền thống và

các phương pháp mới. 12 10%

Tổng 120 100%

Bảng 2.7. Đánh giá sự hài lòng về phương pháp giảng dạy đang sử dụng

TT Nội dung tự đánh giá Số lượng

sử dụng %

1 Hài lòng với phương pháp dạy học đang sử dụng 102 85,1% 2 Không hài lòng với phương pháp dạy học đang

sử dụng 8 14,9%

Tổng 120 100%

Đối với giảng viên số phiếu gửi tới cho 120 GV. Kết quả cho thấy số liệu cho thấy có 10% số GV được hỏi có sử dụng phương pháp dạy học truyền thống kết hợp phương pháp dạy học mới, có 13,3% số GV chỉ sử dụng phương pháp dạy học truyền thống. Có 85,1% GV hài lòng về sử dụng phương pháp dạy học của mình, còn 14,9% GV chưa hài lòng về sử dụng phương pháp dạy học.

Về cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập

Cơ sở vật chất: Trường có diện tích là 31,4 ha được đầu tư xây dựng tương đối đầy đủ phòng làm việc, hội trường, giảng đường, phòng học lý thuyết, phòng thực hành, phòng chức năng, thư viện, ký túc xá....

Với quy mô đào tạo giai đoạn 2011- 2015 dự kiến 4.500SV, theo điều kiện quy định tại quyết định số 07/2009/QĐ-TTg ngày 15/01/2009 của thủ tướng chính phủ thì mặt bằng xây dựng của trường theo yêu cầu của bảng 2.8:

Bảng 2.8. Tình hình về cơ sở vật chất của Trường Đại học Y khoa Vinh

TT Loại diện tích Yêu cầu Diện tích(m2)

1 Diện tích dùng cho việc học tập 6m2/sv 24.000 2 Diện tích nhà ở và sinh hoạt của SV 3m2/sv 12.000 3 Diện tích phòng làm việc cho cán bộ,

giáo viên(khoảng 300 người) 8m

2/người 2.400

Tổng cộng diện tích xây dựng 38.400

Nhà trường đầu tư xây dựng cơ sở 1 đáp ứng nhu cầu đào tạo với quy mô 4.500 học sinh, sinh viên bao gồm các khu chính như sau:

- Khu làm việc cán bộ, giáo viên thiết kế gồm bộ phận khảo thí, phòng làm việc của ban giám hiệu, các phòng chức năng...

- Khu giảng đường; 02 toà nhà cao tầng có 36 phòng học từ 50- 200 chỗ ngồi/ phòng, được trang bị đủ phương tiện dạy học.

- Khu kỹ thuật thực hành có 24 phòng thực hành thí nghiệm cho các khoa học cơ bản, y học cơ sở, điều dưỡng, dược... được trang bị tương đối đầy đủ máy móc phương tiện hiện đại theo quy định của bộ y tế, thuận lợi cho hoạt động chuyên môn, giảng dạy và học tập.

Về trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập: Trang thiết bị của nhà trường nhìn chung đã được tập trung đầu tư mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo, giảng dạy và học tập tương đối đầy đủ với tổng giá trị trên 56 tỷ đồng. Nguồn kinh phí đầu tư chủ yêú nguồn tài chính của tỉnh và của trường, bộ y hỗ trợ kinh phí đào tạo đội ngũ cán bộ, giảng viên, đầu tư trang thiết bị các phòng thực hành thí nghiệm, khu giảng đường lý thuyết, thư viện...trị giá 5,9 triệu USD.

Khảo sát 90 giảng viên chủ chốt của các khoa, bộ môn sử dụng thiết bị giảng dạy thực hành để đánh giá máy móc thiết bị của nhà trường có kết quả như sau:

TT Nội dung Tỷ lệ % 1 Đảm bảo về số lượng Đủ 50,1 Thiếu 33,9 Không rõ 22,0 2 Mức độ hiện đại Hiện đại 68,4 Trung bình 20,6 Lạc hậu 11,0 3 Hiệu quả sử dụng Có hiệu quả 77,8

Không hiệu quả 7,4

Không rõ 14,8

Đánh giá về số lượng thiết bị có 50,1% số phiếu cho rằng đã đầy đủ thiết bị, 33,9% đánh giá còn thiếu và 22,0% phiếu trả lời không rõ.

Đánh giá về mức độ hiện đại của thiết bị có hiện đại 68,4%, 20,6% trung bình, và 11,0% lạc hậu.

Về hiệu quả sử dụng thiết bị có hiệu quả 77,8% đánh giá có hiệu quả , 7,4% cho rằng không hiệu quả và 14,8% không rõ.

Về tình hình và chất lượng đội ngũ giảng viên :

- Số lượng:Tổng số cán bộ GV nhà trường hiện nay là 316 người, gồm: + Giảng viên trực tiếp tham gia giảng dạy: 265 người (chiếm 83,86%); Trong đó PGS 02, Tiến sĩ/BS.CKII 37, Thạc sỹ/BSCKI 161, ĐH 65 người. + Cán bộ phục vụ chuyên môn: 15 người (chiến 4,74%)

+ Cán bộ phục vụ hành chính: 36 người (chiếm 11,39 %).

Bảng 2.10. Tổng hợp số lượng CBGV Trường ĐHYK Vinh

Năm CB-GV 2010 2011 2012 Giảng viên 217 234 265 Cán bộ phục vụ chuyên môn (KTV Y, KTV Dược...) 12 14 15 Cán bộ phục vụ hành chính 27 33 36

Tổng số 256 281 316 Tỷ lệ giảng viên/tổng số 84,76 83,27 83,86

(Nguồn: Phòng TCCB trường ĐHYK Vinh)

Ngoài ra Nhà trường còn hợp đồng giảng viên kiêm nhiệm, thỉnh giảng với 80 người là những nhà khoa học, cán bộ giảng dạy có học hàm, học vị từ các Viện, Bệnh viện, Trung tâm nghiên cứu và các trường Đại học khác, kể cả đội ngũ cán bộ có trình độ sau đại học của các sở Y tế đóng trên địa bàn tỉnh Nghệ An và các tỉnh lân cận.

- Chất lượng

+ Trình độ chuyên môn:

Số giảng viên có trình độ sau đại học của Trường ĐHYK Vinh hiện nay là 200 giảng viên (75,47%), trong đó PGS 02 (0,75%), Tiến sĩ/BS.CKII 37 (13,96%), Thạc sỹ/BSCKI 161 (60,75% ).

Trình độ chuyên môn của giảng viên Trường ĐHYK Vinh thể hiện ở bảng 2.11.

Bảng 2.11 : Trình độ đào tạo của giảng viên Trường ĐHYK Vinh

TT Đơn vị PGS Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Tổng

1. 1 Khoa Y cơ sở 6 21 14 41

2. Khoa Điều dưỡng 2 16 15 33

3. Khoa Y học lâm sàng 1 10 45 5 61

4. Khoa Khoa học cơ bản 6 29 6 41

5. Khoa Y tế công cộng 1 8 24 8 41

6. Khoa Chẩn đoán hình ảnh 3 10 7 20

7. Khoa Dược 2 16 10 28

Cộng 2 37 161 65 265

(Nguồn: Phòng TCCB Trường ĐHYK Vinh) + Trình độ ngoại ngữ, tin học của giảng viên nhà trường

Ngoại ngữ, tin học là công cụ cần thiết quan trọng để giảng viên tiếp cận, vận dụng trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học trong giai đoạn hiện nay. Theo thống kê của phòng TCCB trường ĐHYK Vinh, giảng viên có ngoại ngữ trình độ A trở lên chiếm tỷ lệ 91,5%, giảng viên có tin học trình độ A trở lên chiếm tỷ lệ 95,6%.

+ Năng lực chuyên môn nghiệp vụ

Để đánh giá một cách toàn diện chất lượng chuyên môn của ĐNGV, tác giả đã khảo sát 120 CBGV dựa vào 7 tiêu chí cơ bản nhất để đánh giá năng lực ĐNGV, như Năng lực giảng dạy, nghiên cứu khoa học…, mỗi tiêu chí có 3 mức độ trả lời khác nhau như: Tốt, Khá, Trung bình và thu được kết quả ở bảng 2.12

Bảng 2.12. Kết quả điều tra thực trạng năng lực chuyên môn nghiệp vụ

của ĐNGV Trường ĐHYK Vinh (ĐVT%)

Năng lực chuyên môn nghiệp vụ Tốt Khá Trung

bình Tổng

1.Nắm vững chương trình, nội dung kiến thức môn học, thực hiện kế hoạch và chương trình dạy học

56.3 31.5 12.2 100

2.Khả năng sử dụng và đổi mới phương

pháp dạy học 30.7 50.4 18.9 100

3.Khả năng tổ chức hoạt động dạy học –

giáo dục 30.3 58.1 11.6 100

4.Khả năng nắm bắt tâm lý, cảm hóa,

thuyết phục định hướng cho sinh viên 39.8 43.7 16.5 100 5.Năng lực biên soạn chương trình, giáo

6.Năng lực nghiên cứu khoa học và các

hoạt động khoa học – công nghệ khác 29.4 63.8 16.8 100 7.Thường xuyên học tập nâng cao trình

độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học

37.7 46.3 16.0 100

Kết quả khảo sát cho thấy: Việc nắm vững chương trình, nội dung kiến thức môn học, thực hiện kế hoạch và chương trình dạy học của GV, tiêu chí này được đánh giá với chất lượng khá cao (56,3 % đánh giá mức độ tốt, 31,5% đánh giá mức độ khá). Về tiêu chí 5: “Năng lực biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu dạy học” được đánh giá với chất lượng thấp nhất (15,2% đánh giá mức tốt, 44,7% đánh giá mức khá, 40,1% đánh giá mức trung bình). Đánh giá này hoàn toàn phản ánh đúng năng lực của ĐNGV về công tác biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy còn rất hạn chế đây là tồn tại của nhà trường trong nhiều năm qua. Còn các tiêu chí còn lại được đánh giá ở mức vừa phải từ 29,4% - 39,8% đánh giá mức tốt, 43,7% – 63,8% đánh giá mức khá, 11.6% - 16.0% đánh giá mức trung bình.

- Cơ cấu

+ Cơ cấu về tuổi của đội ngũ giảng viên Trường ĐHYK Vinh:

Bảng 2.13: Cơ cấu về tuổi của đội ngũ GV Trường ĐHYK Vinh

TT Độ tuổi Số GV Tỷ lệ 1 Dưới 31 tuổi 99 37,35 2 Từ 31 - 40 tuổi 85 32,07% 3 Từ 41 - 50 tuổi 72 27,16% 4 Trên 50 tuổi 09 3,39% Tổng 265 100%

( Tính đến tháng 12/20012 - Nguồn: Phòng TCCB Trường ĐHYK Vinh). + Cơ cấu về giới tính của đội ngũ giảng viên trường ĐHYK Vinh

Theo thống kê của phòng TCCB Trường ĐHYK Vinh, tỷ lệ giảng viên nam so với tỷ lệ giảng viên nữ của trường có độ chênh lệch tương đối cao, trong khi tỷ lệ giảng viên nữ là 70,4%, tỷ lệ giảng viên nam chỉ đạt 29,6%.

+ Thâm niên công tác của đội ngũ giảng viên Trường ĐHYK Vinh:

Bảng 2.14.Thâm niên công tác của đội ngũ GV Trường ĐHYK Vinh

TT Năm công tác Số GV Tỷ lệ 1 Dưới 5 năm 47 17,73% 2 Từ 5 - 10 năm 105 39,62% 3 Từ 11 - 20 năm 75 28,30% 4 Trên 20 năm 38 14,33% Tổng 265 100%

(Tính đến tháng 12/20012 - Nguồn: Phòng TCCB Trường ĐHYK Vinh)

2.4. Thực trạng sử dụng giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo

ở Trường Đại học Y khoa Vinh, tỉnh Nghệ An

2.4.1. Tăng cường nhận thức về nâng cao chất lượng công tác quảnlý giáo dục - đào tạo tại Trường Đại học Y khoa Vinh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo ở trường Đại học Y khoa Vinh, tỉnh Nghệ An (Trang 49 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w