Bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ nhà giáo, những người trực tiếp tham gia công tác giảng dạy

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo ở trường Đại học Y khoa Vinh, tỉnh Nghệ An (Trang 60)

- Trung tâm học liệu và thư viện điện tử: diện tích sử dụng 3.000 m2, được bố trí gồm các phòng chức năng: 01 Phòng đọc 100 chỗ ngồi, 02 phòng đọc

2.4.4.Bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ nhà giáo, những người trực tiếp tham gia công tác giảng dạy

tham gia công tác giảng dạy

Tổ chức lớp phương pháp sư phạm bậc I, bậc II, sư phạm y học, tập huấn chuyên đề ngắn hạn.

Tập huấn về phương pháp dạy/học tích cực; đào tạo kiến thức, kỹ năng quản lý và phương pháp nghiên cứu khoa học.

Ngoài ra, mở các lớp ngoại ngữ, tin học; khuyến khích tự học, tự nghiên cứu nhằm nâng cao khả năng đọc tài liệu nước ngoài, cập nhật, khai thác thông tin qua mạng Internet. Chuẩn bị các điều kiện khi có cơ hội gửi cán bộ, giáo viên đi tu nghiệp nước ngoài. Xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ thạc sỹ, tiến sỹ phấn đấu đội ngũ cán bộ quản lý phải có trình độ từ thạc sỹ trở lên.

Chế độ khuyến khích đi học bằng cách đảm bảo 100% lương, phụ cấp (nếu có), thanh toán đầy đủ chi phí đi lại, ăn ở, học phí, tài liệu. Cấp thêm tiền ăn hàng tháng. Đối với giáo viên đi học thạc sỹ, tiến sỹ hỗ trợ kinh phí cho bảo vệ luận văn, luận án. Giảm giờ chuẩn cho GV đi học sư phạm, ngoại ngữ, tin học.

Mời giáo viên kiêm chức ở bệnh viện đảm nhận phần giờ giảng của các giáo viên đi học hoặc thanh toán vượt giờ cho giáo viên khác đảm nhận giảng dạy nhằm đảm bảo tiến độ dạy/học.

Sử dụng hợp lý, đúng người, đúng việc và tạo điều kiện cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục phát huy khả năng, sở trường chuyên môn.

Để có cơ sở đề xuất các giải pháp sát thực đối với việc quản lý nâng cao chất lượng đào tạo ở Trường ĐHYK Vinh, ngoài việc thống kê các giải pháp

đã sử dụng để phát triển đội ngũ giảng viên của trường trong những năm gần đây, phần này tác giả tiếp tục sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát CBGV để đánh giá về các giải pháp đã sử dụng.

Kết quả cụ thể như sau:

Đã tiến hành điều tra khảo sát với 120 CBGV ( 30 cán bộ quản lý, 90 giáo viên ) có 4 giải pháp cụ thể, mỗi giải pháp có 3 mức độ trả lời khác nhau: Làm tốt, làm chưa tốt, chưa làm.

Bảng 2.15: Tổng hợp kết quả đánh giá các giải pháp đã sử dụng (ĐVT: %) TT Các giải pháp Làm tốt Làm chưa tốt Chưa làmTính hiệu quả Tổng

1 GP1 32,7 61,8 5,5 100

2 GP2 25,1 68,7 6,1 100

3 GP3 28,3 53,9 17,8 100

4 GP4 39,6 57,2 3,2 100

Qua bảng khảo sát ở trên và thực tiễn ở Trường Đại học Y khoa Vinh chúng ta nhận thấy nhìn chung các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đều đã được thực hiện nhưng chưa triệt để và chưa đem lại hiệu quả cao. Mức làm tốt các giải pháp được đánh giá với tỷ lệ từ 25,1% đến 39,6%; mức làm chưa tốt được đánh giá với tỷ lệ từ 53,9% đến 68,7%. Đáng lưu ý là tỷ lệ của mức chưa làm của các giải pháp trên là từ 3,2% – 17,8%.

Nguyên nhân của việc chưa giải quyết triệt để các giải pháp trên xuất phát từ các yếu tố khách quan và chủ quan trong quá trình phát triển và hoạt động của nhà trường.

Các năm qua nhà trường trong thời kì phát triển từ Trung học đến Cao đẳng, lên Đại học, hoạt động quản lý đào tạo liên tục đổi mới, qui chế quản lý hoạt động liên tục thay đổi đây là một khó khăn cho đội ngũ cán bộ giảng viên nhà trường để thích nghi, phù hợp với phương pháp quản lý đào tạo mới.

Một số phòng ban mới được thành lập theo yêu cầu để hoàn thiện cơ cấu tổ chức của trường đại học, nên hoạt động chưa đi vào nề nếp, chưa phát huy được vai trò tham gia hoạt động nâng cao công tác quản lý đào tạo.

Công tác thi đua khen thưởng, đánh giá xếp loại giảng viên, khen thưởng tôn vinh những giảng viên có nhiều công hiến, thành tích trong công tác giảng dạy chưa được chú trọng.

Thực hiện qui chế đào tạo chưa quyết liệt, giảng viên chưa nắm rõ hết các qui chế đào tạo để thực hiện đúng theo hướng dẫn.

Chưa đủ số lượng giảng viên chuyên ngành Y để thành lập thêm các bộ môn chuyên khoa sâu, chuyên ngành mới.

Số lượng giờ dạy của giảng viên nhiều, bên cạnh đó đồng thời phải tham gia các hoạt động chuyên môn tại các bệnh viện nên giảng viên không đủ thời gian để tham gia các khoá học dài hạn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ quản lý, giảng dạy, nghiệp vụ sư phạm.

Việc học tập nâng cao chuyên môn y học đòi hỏi thời gian tập trung dài tại các cơ sở đào tạo, cơ sở y tế uy tín. Kinh phí học tập cao. Tuy nhiên khối lượng công việc ở Trường ĐHYK Vinh nhiều nên giảng viên khó khăn để bố trí thời gian tham gia các khoá học nâng cao về chuyên môn.

Ở Trường ĐHYK Vinh ngoài việc giảng dạy lí thuyết tại lớp học, một phần hết sức quan trọng là học tập thực hành cho sinh viên. Đội ngũ hướng dẫn thực hành là CBYT giảng viên kiêm nhiệm ở các cơ sở thực tập. Đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm chưa nhiều. Thêm vào đó, đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm có nghiệp vụ giảng dạy chưa cao, nên kĩ năng dạy học chưa thành thục. Chế độ phụ cấp cho giảng viên kiêm nhiệm thấp, không có chính sách ưu đãi của nhà trường nên chưa thu hút được nhiều CBYT tham gia hoạt động dạy học cho HSSV.

Công tác bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức về các nghị quyết của Đảng, nội qui qui chế còn ít. Cần tăng cường tập huấn, quán triệt các văn bản chính sách mới của Trường, Tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo tới HSSV.

Chương trình học, thời gian học tập lý thuyết, lâm sàng của HSSV nhiều, sinh viên không còn có thời gian để tham gia các hoạt động ngoại khoá để bổ sung các kiến thức, kĩ năng mềm bổ trợ hoạt động chuyên môn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo ở trường Đại học Y khoa Vinh, tỉnh Nghệ An (Trang 60)