ở Trường Đại học Y khoa
1.3.3.1 Nhóm các yếu tố bên ngoài
Xu thế phát triển và định hướng chiến lược cơ bản của Giáo dục đào tạo và ngành Y tế.
- Quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2006- 2020 tại Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg ngày 27/07/2007 của Thủ tướng Chính phủ nêu:
Mục tiêu: “Phấn đấu đạt 200 sinh viên/1 vạn dân vào năm 2010; 300 sinh viên/1vạn dân vào năm 2015 và 450 sinh viên/1vạn dân vào năm 2020.”
Quy mô đào tạo: "... của các trường đại học cao đẳng được xác định trên cơ sở bảo đảm các điều kiện, yếu tố ảnh hưởng chất lượng như: Số lượng, chất lượng giảng viên, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, phòng học, phòng thí nghiệm, thực hành, ký túc xá sinh viên, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đào tạo, quản lý nhà trường ...Định hướng quy mô đào tạo (số lượng sinh viên đã quy đổi theo hình thức đào tạo chính quy) của các nhóm trường đại học, cao đẳng như sau:
“... Đến năm 2020, quy mô các trường đại học, học viện đào tạo các ngành nghề y tế, văn hoá - xã hội: khoảng 8.000 sinh viên; Các trường cao đẳng đa ngành, đa cấp: khoảng 8.000 sinh viên;...”
Về cơ cấu ngành nghề “...điều chỉnh cơ cấu số lượng sinh viên được đào tạo theo nhóm các ngành, nghề để đến năm 2020 đạt tỷ lệ như sau: khoa học cơ bản 9%; sư phạm 12%; công nghệ - kỹ thuật 35%; nông - lâm - ngư 9%; y tế 6%; kinh tế - luật 20% và các ngành khác 9%”.
Phân bố mạng lưới trường đại học, cao đẳng: “Vùng Bắc Trung Bộ: hiện có 22 trường (11 đại học và 11 cao đẳng). Dự kiến có khoảng 45 trường vào năm 2020”.
Ngành Y tế nước ta đang phát triển với các xu thế cơ bản: Gia tăng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân, hiện đại hóa nhanh chóng, xã hội hóa ngày càng cao, mô hình bệnh tật có sự thay đổi.
Định hướng chiến lược cơ bản của ngành Y tế được Nghị Quyết số 46- NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/06/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 chỉ rõ:
“Nghề Y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt...”
“... Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, tiếp cận và ứng dụng những thành tựu về khoa học và công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ sinh học và công nghệ thông tin; từng bước đưa nền y học nước ta đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và thế giới...”
“Quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo cán bộ y tế, xây dựng tiêu chuẩn, định mức và cơ cấu nhân lực y tế hợp lý để kiện toàn đội ngũ cán bộ y
tế nhằm không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Sắp xếp, mở rộng và nâng cấp các cơ sở đào tạo, đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng cán bộ y tế phù hợp với quy hoạch phát triển ngành Y tế. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phát triển đội ngũ giảng viên, giáo viên; xây dựng các tiêu chí kiểm định chất lượng đào tạo, chuẩn hóa đội ngũ giảng viên, giáo viên tại các trường y dược nhằm đáp ứng số lượng và chất lượng cán bộ y, dược, điều dưỡng và nữ hộ sinh”.
“Mở rộng hợp tác song phương và đa phương với các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ trong việc phát triển, ứng dụng kỹ thuật y dược học tiên tiến. Tăng cường đào tạo cán bộ y tế tại các nước phát triển nhằm sớm tiếp thu và ứng dụng có hiệu quả cao các thành quả tiến bộ khoa học y học trên thế giới”
Quy mô của sự phát triển dân số.
Việt Nam hiện với 91,5 triệu người đang đứng hàng thứ 13 trên thế giới về quy mô dân số. Dự báo dân số Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong 10 năm tới và đạt gần 100 triệu người vào năm 2020.
Đến năm 2020, cấu trúc dân số có sự biến đổi so với hiện nay. Tỷ trọng người già ngày càng tăng do tuổi thọ trung bình tăng. Trẻ em có xu hướng giảm, nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao và vẫn là đối tượng cần được ưu tiên trong chăm sóc sức khỏe. Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng số lượng dân cư thành thị, số vụ tai nạn lao động, tai nạn giao thông ... mô hình bệnh tật thay đổi và những hậu quả của đô thị hóa là thách thức mới hết sức to lớn đối với ngành y tế.
Xu thế hội nhập quốc tế.
Xu thế hội nhập quốc tế đang diễn ra nhanh chóng và rộng khắp có tác động đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Xu thế này mở ra những cơ hội to lớn nhưng cũng làm xuất hiện những thách thức lớn đối với đất nước. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X chỉ rõ: chúng ta phải chủ
động hội nhập, nhanh chóng phát triển và rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt khi Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới.
Hội nhập quốc tế là xu thế chung của thế giới hiện đại, vừa là điều kiện để tiến hành CNH-HĐH ở nước ta. Quá trình hội nhập quốc tế là tất yếu đối với tất cả các lĩnh vực, trong đó đào tạo nguồn nhân lực nói chung và đào tạo cán bộ y tế nói riêng cần phải chủ động để tiếp cận với trình độ đào tạo của khu vực và thế giới, tạo tiền đề cho hội nhập kinh tế. Do đó các cơ sở đào tạo phải được ưu tiên đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, không ngừng nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, giảng viên cả trong công việc quản lý, giảng dạy và cả trong nghiên cứu khoa học.
Định hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ CNH- HĐH đến năm 2020 cũng đã chỉ rõ:
- "Phát triển đào tạo đại học, trung học chuyên nghiệp, đẩy mạnh đào tạo công nhân lành nghề, đảm bảo có được nhiều nhân tài cho đất nước trong thế kỷ 21".
- "Nâng cao chất lượng và bảo đảm số lượng giáo viên cho toàn bộ hệ thống giáo dục".
- "Tiêu chuẩn hoá và hiện đại hoá các điều kiện dạy- học. Phấn đấu sớm có một số cơ sở đại học, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề đạt tiêu chuẩn quốc tế,...".
Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội trong cả nước có sự tăng trưởng, nhu cầu chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ của nhân dân ngày một nâng cao. Để đáp ứng nhu cầu chính đáng đó, ngành y tế phải nỗ lực nhiều hơn nữa, đặc biệt phải đào tạo một đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chuyên môn, đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng là rất cần thiết.
Các yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến quy mô, số lượng, cơ cấu nghành nghề, trình độ đào tạo và ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học ở các trường Đại học hiện nay.
1.3.3.2. Nhóm các yếu tố bên trong
Đây là nhóm các yếu tố bên trong các trường Đại học y khoa, nhóm yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý chất lượng đào tạo.
Nhóm các yếu tố về điều kiện đảm bảo (có 5 yếu tố các trường cần quan tâm):
+ Đội ngũ, chất lượng GV và cán bộ quản lý ở trường Đại học. + Chất lượng tuyển sinh đầu vào, SV tham gia các CTĐT . + Việc trang bị CSVC, trang bị cho nhà trường.
+ Gắn việc đào tạo với sử dụng lao động và khuyến khích SV theo học giáo dục nghề nghiêp.
+ Các nhân tố được gắn kết bởi nhân tố quản lý.
Nhóm các yếu tố về quá trình đào tạo (có 5 yếu tố cần quan tâm):
+ Nội dung, CTĐT có phù hợp với mục tiêu đào tào đã được thiết kế, có phù hợp với nhu cầu thị trường và yêu cầu của người học?
+ Hình thức tổ chức đào tạo có linh hoạt, thuận lợi, tiết kiệm chi phí cho người học không? có đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học hay không?
+ Phương pháp đào tạo có được đổi mới, có phát huy cao nhất khả năng học tập của từng sinh viên, có phát huy được tính tích cực, chủ động của người học hay không?
+ Môi trường văn hoá trong nhà trường có tốt không? người học có dễ dàng nhận được các thông tin về kết quả học tập, lịch học, kế hoạch học và các hoạt động của nhà trường không?
+ Môi trường học tập trong nhà trường có an toàn? các dịch vụ phục vụ học tập, sinh hoạt có thuận lợi và đáp ứng đủ cho HSSV hay không?
Các yếu tố trên đây có quan hệ mật thiết với nhau và giữ vai trò quan trọng trong công tác quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Đại học Y khoa.
Kết luận chương 1
Ở chương 1 này, chúng tôi làm rõ những khái niệm cơ bản về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường; chất lượng, chất lượng đào tạo. Bên cạnh đó cũng làm sáng tỏ nội dung quản lý hoạt động dạy học trong trường Đại học y khoa như: Quản lý mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp dạy học; Quản lý hoạt động dạy của giáo viên; Quản lý hoạt động học của học sinh, sinh viên; Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá; Quản lý thiết bị tài liệu giảng dạy và học tập. Đồng thời, cũng đã chỉ ra những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến công tác quản lý nâng cao chất lượng đào tạo ở các Trường ĐHYK nói chung và Trường ĐHYK Vinh nói riêng.
Đây là cơ sở lý luận cần thiết giúp chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng công tác quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Đại học Y khoa Vinh, Tỉnh Nghệ An, để từ đó đề xuất các giải pháp quản lý.
Chương 2