D) Huy động xã hội đầu tư các nguồn lực cho giáo dục

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm tăng cường xã hội hóa công tác giáo dục ở quận 2 tp hồ chí minh (Trang 25 - 27)

Trong những năm qua, đầu tư của Nhà nước cho giáo dục không ngừng gia tăng nhưng vẫn chưa đủ để giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển giáo dục cả về số lượng và chất lượng ngày một gia tăng.

Như chúng ta biết, ngân sách giáo dục dùng cho việc chi trả lương giáo viên chiêm tới hơn 80% ngân sách; phần dùng cho việc xây dựng cơ sở vật chất và các hoạt động giáo dục khác là quá ít. Do đó mà cơ sở trường lớp, thiết bị dạy học thiếu thốn trầm trọng, nhiều nơi nhà trường không thể tiến hành những hoạt động giáo dục cơ bản nhất. Mặt khác, đời sống của giáo viên ở nhiều nơi còn quá nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhiều em nhà nghèo không thể đủ tiền đi học. Hàng năm, ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục chỉ đáp ứng khoảng từ 60-70% nhu cầu của giáo dục. Trước tình hình như vậy, chúng ta không thể và không chỉ dựa vào nguồn ngân sách của Nhà nước hàng năm mà phải khai thác mọi nguồn lực trong xã hội. Các lực lượng trong xã hội có thể đóng góp nhân lực, tài lực, vật lực để xây dựng trường lớp, tăng cường các trang thiết bị giáo dục cho nhà trường, giúp đỡ học sinh nghèo, con em các gia đình thuộc diện chính sách gặp khó khăn, khuyến khích, khen thưởng học sinh giỏi, phát hiện và bồi dưỡng tài năng, góp phần chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho giáo viên.

Huy động các nguồn lực cho giáo dục không chỉ là việc huy động tiền của mà còn tính đến các phạm vi rất rộng rãi của các loại nguồn lực nêu trên. Một khi các nội dung toàn diện của xã hội hóa công tác giáo dục được thực hiện tốt thì chính đó lại là

điều kiện tiên quyết để dễ dàng tạo động lực cho sự đóng góp của nhân dân, của xã hội. Làm ngược lại điều đó thì nhân dân sẽ kêu ca về sự tốn kém mà không thấy lợi ích của sự đóng góp.

Huy động nguồn nhân lực cho giáo dục là lôi cuốn các lực lượng xã hội và cá nhân trong cộng đồng đem hết tâm huyết và tài năng của mình tham gia vào mọi hoạt động giáo dục. Họ có thể tham gia từ việc khuyến khích mọi người trước hết là trẻ em để thực hiện xóa mù chữ, phổ cập giáo dục, tham gia chống bỏ học... đến việc khó hơn như tham gia trực tiếp vào quá trình giáo dục. Những nội dung xã hội hóa công tác giáo dục nói trên mở ra một phạm vi rộng rãi, đồng thời cũng là nhu cầu lớn lao của sự tham gia. Huy động nguồn nhân lực là chiều sâu và cũng là yêu cầu cao của việc huy động các nguồn lực. Huy động nguồn nhân lực là việc rất quan trọng. Nhân lực luôn là tài sản quí giá nhất, đúng như quan điểm của Đảng ta luôn coi con người là động lực và mục tiêu của mọi sự phát triển.

Huy động vật lực không kém phần quan trọng, không thể có hoạt động giáo dục nếu không có các phương tiện, không có những điều kiện vật chất nhất định. Mặt khác nguồn vật lực này nằm bên trong tiềm lực đáng kể của nhân dân, của xã hội nên có thể tham gia xã hội hóa công tác giáo dục. Đó là những phần đất dành cho việc xây dựng trường lớp, cả trường công lập và ngoài công lập, các trung tâm giáo dục, nhà tình thương, ký túc xá, sân chơi, bãi tập, bể bơi...; đó là đất cho học sinh thử nghiệm thực hành kỹ thuật nông nghiệp ở trường hoặc ở nhà hay đất cho giáo viên làm nhà, trồng trọt chăn nuôi cải thiện đời sống; đó là những hỗ trợ thiết bị về việc dạy và học tập; đó là những phương tiện phục vụ tham quan, du lịch, nghỉ hè phục vụ chương trình ngoại khóa hay giáo dục ngoài nhà trường.

Huy động nguồn tài chính trong xã hội hóa công tác giáo dục là nguồn tài chính do các cơ quan Nhà nước, tổ chức phi chính phủ, tổ chức chính trị, kinh tê xã hội, các đơn vị vũ trang, gia đình và cá nhân tự nguyện đóng góp để phát triển giáo dục. Việc huy động nguồn tài chính này phải đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ, tự nguyện theo đúng pháp luật.

1.5.2 Sự tác động của xã hội hóa công tác giáo dục đến các lĩnh vực của đời sống xã hội đời sống xã hội

a) Xã hội hóa giáo dục góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm tăng cường xã hội hóa công tác giáo dục ở quận 2 tp hồ chí minh (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)