A)Xã hội hóa giáo dục góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào t ạo

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm tăng cường xã hội hóa công tác giáo dục ở quận 2 tp hồ chí minh (Trang 27 - 29)

Nói đến giáo dục là nói đến chất lượng vì mục tiêu hàng đầu của giáo dục là chất lượng, trước hết là chất lượng nhân cách của những con người được giáo dục, đào tạo. Xã hội hóa công tác giáo dục là một phương thức tích cực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo đó. Xã hội hóa công tác giáo dục hỗ trợ và tạo nên những thuận lợi cho việc tổ chức quá trình giáo dục của nhà trường để làm nên chất lượng. Nó thể hiện bằng việc huy động toàn xã hội tham gia vào những việc sau:

- Cụ thể hoá mục tiêu giáo dục.

- Tham gia vào việc cải tiến nội dung và phương pháp giáo dục

- Việc xây dựng môi trường giáo dục rất cần thiết và có ý nghĩa to lớn đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục.

- Xã hội hóa công tác giáo dục sẽ tăng cường lực lượng của người dạy và người học, phát triển yếu tố con người trong giáo dục.

- Xã hội hóa công tác giáo dục tham gia đắc lực vào việc tạo nên những điều kiện vật chất để nâng cao chất lượng giáo dục.

b) Xã hội hóa giáo dục là nhân to tạo ra một " xã hội học tập" góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho cộng phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho cộng đồng, cho đất nước

Xã hội hóa giáo dục góp phần tạo lập phong trào học tập sâu rộng trong toàn xã hội, vận động toàn dân, đặc biệt là những người đang trong độ tuổi lao động thực hiện học tập thường xuyên, học tập liên tục, học tập suốt đời, làm cho xã hội ta trở thành" xã hội học tập" để mọi người làm việc và sông tốt hơn, đáp ứng sự di chuyển nghề nghiệp trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và cơ chế thị trường, để có thu nhập cao hơn và một cuộc sống tốt đẹp hơn. Một khi xã hội được học tập sẽ làm công tác xã hội hóa giáo dục tốt hơn vì mục tiêu của nó là "

giáo dục cho mọi người ". Muốn giáo dục cho mọi người thì mọi người phải làm giáo dục. Một " xã hội học tập" gắn với việc đa dạng hóa các loại hình thức học tập và các loại trường lớp. Trong giai đoạn hiện nay, để mở cửa hội nhập với thế giới sẽ sinh ra nhu cầu học tập. Đa dạng hóa các loại hình học tập sẽ giúp mọi người tùy theo nhu Cầu, hoàn cảnh mà lực chọn các hình thức học tập cho phù hợp, tạo điều kiện, cơ hội cho mọi người có điều kiện tiếp xúc với những vấn đề mới, nâng cao trình độ hiểu biết, áp dụng được những tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào cuộc sống.

Đa dạng hóa các loại hình học tập sẽ làm đa dạng hóa các loại hình trường lớp. Loại hình trường công lập cần được củng cố, giữ vai trò chủ đạo nhưng cần mở rộng các loại hình khác như dân lập, tư thục, bán công v.v...

Xã hội hóa công tác giáo dục là tạo ra một " xã hội học tập" sẽ góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho cộng đồng. Giáo dục cho mọi người, mọi người làm giáo dục là trực tiếp nâng cao dân trí cộng đồng. Dân trí trước hết thể hiện ở trình độ học vấn. Người ta thường lấy việc biết chữ, lấy số năm học của mỗi người đã học để đo trình độ dân trí. Tuy nhiên, trong thời đại của nền văn minh tin học thì bên cạnh khái niệm mù chữ còn là việc xóa mù ngoại ngữ, mù tin học, mù nghề. Nói đến dân trí ngày nay là nói đến trình độ văn hóa phải ngang tầm thời đại. Dân trí ngày nay còn gắn liền với văn minh. Hiện nay chúng ta đang phấn đấu xây dựng một xã hội công bằng và văn minh thi đòi hỏi dân trí phải ngang tầm. Hơn thế nữa, dân trí thể hiện trong lối sống của mỗi con người, mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc.

Đối với mọi quốc gia, mọi dân tộc, nguồn nhân lực bao giờ cũng là nguồn tài nguyên vô giá bên cạnh các nguồn tài nguyên khác. Do vậy, việc xã hội hóa công tác giáo dục nhằm tạo ra một xã hội học tập để góp phần đào tạo nguồn nhân lực là một công việc có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Nhân tài cho đất nước và cộng đồng cũng được giải quyết trên những nền tảng nói trên.Trong quá trình học tập cần phát hiện và bồi dưỡng kịp thời nhân tài, tạo điều kiện tốt nhất để họ có thể phát huy hết khả năng phục vụ đất nước.

c) Xã hội hóa giáo dục góp phần làm cho giáo dục phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội cửa địa phương

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm tăng cường xã hội hóa công tác giáo dục ở quận 2 tp hồ chí minh (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)