Cơ chế phối hợp liên kết

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm tăng cường xã hội hóa công tác giáo dục ở quận 2 tp hồ chí minh (Trang 72 - 76)

* Tổ chức Đại hội giáo dục các cấp:

Đây là một hình thức nhằm thể chế hóa việc thực hiện xã hội hóa công tác giáo dục ở mỗi đơn vị, trên từng địa bàn để triển khai một cách có tổ chức, có kế hoạch, có hiệu quả. Nghị quyết của Đại hội giáo dục các cấp thể hiện ý chí của toàn thể cộng

đồng và các lực lượng xã hội trên địa bàn, rành buộc trách nhiệm của các thành viên trong cộng đồng; đây là một hình thức văn bản dưới luật sát với tình hình thực tê của địa phương được đề ra một cách tự giác và đảm bảo sự thống nhất trong quá trình thực hiện.

Quá trình tổ chức Đại hội: cần chú ý ngay từ khâu chuẩn bị, tổ chức Đại hội và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội. Trong thực tế hiện nay, hai khâu đầu thường được chú ý nhiều còn khâu sau rất quan trọng lại chưa được quan tâm đúng mức. Do vậy cần chú ý nhiều đến việc tuyên truyền phổ biên Nghị quyết của Đại hội, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện, kịp thời phát hiện những vướng mắc trong quá trình triển khai để kịp thời điều chỉnh.

Định kỳ cần kiểm tra việc thực hiện các qui định, chỉ tiêu, cam kết mà Nghị quyết Đại hội đã thông qua, cụ thể như: các chính sách khen thưởng học sinh, giáo viên, các cán bộ quản lý đạt thành tích cao trong học tập, giảng dạy, lãnh đạo. Các chế độ cho giáo viên đạt trình độ cao( nâng chuẩn). Kiểm tra kết quả phổ cập, các chê độ Bảo hiểm cho giáo viên ngoài công lập theo qui định tại điều 16,17 của Nghị định 73/CP ngày 9/8/1999 về chính sách khuyến khích xã hội hóa đôi với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao...

* Hình thành Hội đồng giáo dục:

Hội đồng giáo dục do Đại hội giáo dục cùng cấp bầu ra. Hiện nay tại Quận 2, Hội đồng giáo dục cấp phường, cấp Quận hoạt động đều đặn khá tốt nhưng hiệu quả chưa cao do thành phần nặng về cơ cấu nên chưa phát huy được vai trò của các thành viên. Trong thời gian tới cần tập trung giải quyết những vấn đề sau:

Đại hội giáo dục các cấp nhiệm kỳ tới cần cơ cấu hài hòa giữa các ngành cho phù hợp với năng lực của các thành viên . Cần phân công trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong hội đồng. Tránh tình trạng cùng làm nhưng không ai chịu trách nhiệm. Cần lập một số tiểu ban giúp Hội đồng như tiểu ban phụ trách công tác cơ sở vật chát, tiểu ban truyền thông, tiểu ban chăm lo đời sồng cho giáo viên, cán bộ công nhân viên .v.v...

Xây dựng qui chế của Hội đồng giáo dục các cấp. Đảm bảo việc sinh hoạt định kỳ của Hội đồng giáo dục theo qui chế.

Cần có sự giao lưu, học hỏi kinh nghiệm của Hội đồng giáo dục các cấp.

Hội đồng giáo dục không phải là một cấp quản lý làm thay chức năng của Ủy ban nhân dân và cơ quan chuyên trách quản lý giáo dục mà là tổ chức có chức năng tham mưu với cấp ủy Đảng, Hội đồng nhân dân cùng cấp về xã hội hóa công tác giáo dục. Hội động giáo dục còn tổ chức, động viên các tầng lớp nhân dân thực thi Nghị quyết Đại hội giáo dục, tham mưu với chính quyền khen thưởng, động viên những cá nhân, tập thể có nhiều thành tích đóng góp cho nhà trường và xử lý những trường hợp vi phạm. Hội đồng giáo dục cần phát huy quyền hạn và trách nhiệm sau:

Yêu cầu các thành viên trong công đồng thực hiện Nghị quyết của Đại hội giáo dục.

Yêu cầu các cấp quản lý ở địa phương trả lời những vấn đề liên quan đến nhà trường phổ thông.

Đề xuất kịp thời với cấp ủy Đảng, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các biện pháp phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, bảo đảm tính khả thi.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng giáo dục, các trường cần định kỳ thông báo cho Hội đồng những hoạt động của nhà trường cũng như các chủ trương biện pháp của ngành giáo dục, tiên độ thực thi các mục tiêu, chương trình, những thuận lợi, khó khăn trong mọi hoạt động của nhà trường cũng như những yêu cầu đối với địa phương để Hội đồng giáo dục kịp thời tập hợp, làm đề xuất kiến nghị với các cấp lãnh đạo.

* Kiện toàn, củng cố Ban chỉ đạo:

Đây cũng là cách thể chế hóa bằng tổ chức, phù hợp với yêu cầu của từng chương trình, mục tiêu, từng giai đoạn ở từng cấp hoặc từng nội dung hoạt động có tính nhất thời. Hiện nay Quận 2 cần thành lập và phát huy hơn nữa vai trò của một số Ban chỉ đạo sau:

Ban chỉ đạo phổ cập: tiếp tục nâng cao, củng cố kết quả của phổ cập Tiểu học, Trung học cơ sở, chống tái mù chữ cho người lớn tuổi. Thực hiện phổ cập Tiểu học, Trung học cơ sở đúng độ tuổi; chuẩn bị đề án phổ cập Trung học.

Ban chỉ đạo các kỳ thi (tốt nghiệp, tuyến sinh): Các Ban này hoạt động ch? có tính tạm thời nhưng có vai trò quan trọng trong từng thời điểm, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ cụ thể đã đề ra. cần chú ý lãnh đạo sâu sát cũng như tạo mọi điều kiện để ban chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

Ban chỉ đạo các hoạt động văn hóa, thề dục thế thao, hoạt động hè phục vụ thiết thực nhiệm vụ chính trị của ngành, của địa phương. Các ban này trong thời gian qua huy động được nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều cá nhân quan tâm, đóng góp nhiều cho loại hình hoạt động này. Trong thời gian tới cần tiếp tục duy trì và phát huy hơn nữa vì điều này phù hợp với các qui định tại điều 84 của Luật Giáo dục về " trách nhiệm của xã hội".

Ban quản lý dự án của ngành có nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo mảng liên quan đến xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất cho toàn ngành. Trong thời gian từ khi tách thành Quận mới đến nay đã giải quyết khá tốt việc cải tạo cũng như xây dựng mới các phòng học, được dư luận đánh giá cao. Trong thời gian tới nên tiếp tục kiện toàn và củng cố các Ban chỉ đạo theo chuyên đề này, đặc biệt trong việc phát huy vai trò thực thi giám sát chất lượng, hiệu quả các công trình, giảm thiểu tỉ lệ thất thoát trong xây dựng.

3.4.4- Phát huy tác dụng của nhà trường vào đời sống

Nhà trường và giáo dục là bộ phận của cấu trúc xã hội, gắn bó hữu cơ về mọi mặt chính trị, kinh tê, văn hóa xã hội....Đó là sự gắn bó chức năng trong quan hệ hệ thông, bảo đảm sự phát triển của toàn bộ hệ thông.

Nhà trường phát triển bằng sức mạnh của cộng đồng và vì lợi ích cộng đồng. Nó không tách rời mà gắn bó với cộng đồng trong mọi lĩnh vực, trong mọi chính sách kinh tế- xã hội.

Quán triệt những quan điểm cơ bản đó, nhà trường cần phải phát huy tác động của nhà trường vào đời sống. Điều này thể hiện trong từng bậc học, cấp học sau.

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm tăng cường xã hội hóa công tác giáo dục ở quận 2 tp hồ chí minh (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)