b)Khai thác các nguồn lực phục vụ cho công tác giáo dục
3.4.3- tăng cường hiệu lực cơ chế điều hành, đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa nhà trường và các thiết chế xã hội, giữa các lực lượng
đồng bộ giữa nhà trường và các thiết chế xã hội, giữa các lực lượng tham gia vào hoạt động xã hội.
a) Cơ chế điều hành: Cơ chế điều hành được xem như nguyên tắc bất di bất dịch sau đây: Đảng giữ vai trò lãnh đao, Nhà nước quản lý, Ngành giáo dục - Đào tạo giữ vai trò chủ động, nòng cốt.
Các nguyên tắc trên được thực hiện cụ thể như sau:
* Vai trò lãnh đạo của Đảng: thể hiện toàn diện ở mọi lĩnh vực, trong mọi hoạt động. Trong lĩnh vực hoạt động xã hội hóa công tác giáo dục, các cáp ủy có trách nhiệm:
- Lãnh đạo, chỉ đạo về tư tưởng theo đường lôi chủ trương chung mà Nghị quyết Hội nghị Đảng các cấp đề ra; có những vận dụng mềm dẻo cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế của địa phương.
- Đề ra những chủ trương, ban hành những Nghị quyết về xã hội hóa hoạt động giáo dục trong đó xác định rõ mục tiêu, phương hướng chỉ đạo, các biện pháp cụ thể sát hợp với tình hình thực tế và phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của địa phương.
- Lãnh đạo sâu sát, có sự kiểm tra thường xuyên các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan ban ngành thực hiện các Nghị quyết trên.
Để thực hiện tốt những vấn đề nêu trên, Ban Tuyên giáo là bộ phận tham mưu trực tiếp cho các cấp ủy Đảng, đồng thời giúp cấp ủy hướng dẫn, triển khai, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng.
* Vai trò lãnh đạo của Ủy ban nhân dân: là cơ quan hành pháp thực hiện chức năng quản lý của Nhà nước về giáo dục theo các qui định chung về phân cấp quản lý giáo dục.
Quản lý Nhà nước về giáo dục cần phải hình thành theo một cơ chế thông thoáng, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đảm bảo thực hiện tốt những biện pháp mà xã hội hóa công tác giáo dục đã đề ra.
Ủy ban nhân dân các cấp đóng vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo, điều hành và cùng phối hợp với các lực lượng trong xã hội thực hiện xã hội hóa công tác giáo dục. Với tinh thần" dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong "cần quán triệt cơ chê Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, nhân dân làm chủ.
*Vai trò của Hội đồng nhân dân: Hội đồng nhân dân các cấp là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng về mọi mặt của nhân dân ở địa phương, trong đó có nguyện vọng của nhân dân về giáo dục và hưởng thụ giáo dục; thực hiện sự công bằng trong giáo dục, đóng góp cho công tác giáo dục V.V..
Hội đồng nhân dân bàn bạc, cụ thê hóa các chủ trương, định hướng trong hàng loạt các chỉ thị của cấp trên như mục tiêu hoạch định, các chỉ tiêu cụ thể v.v... sau đó cân đôi các điều kiện thực hiện. Hội đồng nhân dân giao trách nhiệm cho Uy ban nhân dân thực hiện các chủ trương, Nghị quyết về xã hội hóa công tác giáo dục nhằm đạt được những chỉ tiêu mà Hội đồng nhân dân đã xác định.
Vai trò của các ngành trong bộ máy quản lý của Nhà nước được phân công, phân cáp cụ thể theo chức năng và nhiệm vụ.
* Vai trò của ngành giáo dục - đào tạo: là vai trò chủ động, nòng cốt thể hiện qua việc đê xuât tham mưu với Ủy ban nhân dân cùng cáp vê các nội dung xã hội hóa công tác giáo dục.
Ở cấp quận, vai trò này thuộc vê phòng giáo dục - đào tạo với Ủy ban nhân dân quận.
Cần phải nhận thức rằng xã hội hóa công tác giáo dục là một chủ trương, một phương thức làm giáo dục, mang tính chuyên môn và được thực hiện dưới sự quản lý của Nhà nước. Mặc dù xã hội hóa công tác giáo dục là sự phối hợp, huy động các lực
lượng xã hội làm giáo dục rất cần có phong trào nhưng cũng cần phải đặt nó dưới sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Cơ chế phối hợp phải bắt đầu từ ngành giáo dục với tư cách là ngành chủ quản, là cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục.
Trong cơ chế phối hợp, để thực hiện xã hội hóa công tác giáo dục, nhà trường giữ vai trò chính, chủ đạo còn các lực lượng xã hội khác tham gia với các vai trò riêng tùy theo tính đặc thù chuyên biệt. Tại sao nhà trường lại phải chủ động làm tốt vai trò trung tâm và nòng cốt trong xã hội hóa công tác giáo dục? bởi vì không ai hiểu rõ được vấn đề giáo dục - đào tạo bằng nhà trường, không ai hiểu rõ bằng nhà trường về các đường lôi, chính sách giáo dục, nhiệm vụ năm học, thực tế giảng dạy, các điều kiện thực tế về phương tiện tiến hành hoạt động giáo dục, chất lượng và hiệu quả giáo dục, các vấn đề phát sinh từ thực tế v.v...do vậy, nhà trường phải thể hiện đầy đủ tính chủ động, đóng vai trò trung tâm nòng cốt mới có thể lôi cuốn và thu hút được các lực lượng xã hội tham gia vào xã hội hóa công tác giáo dục.
Để phát huy vai trò nòng cốt, tạo động lực cho các lực lượng tham gia, nhà trường phải đạt được các yêu cầu sau:
- Nhà trường phải thật sự là một bộ phận của cộng đồng, của địa phương. Hoạt động của nhà trường phải dựa trên cơ sở lợi ích và phục vụ thiết thực cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Nhà trường phải làm giáo dục vì cộng đồng và bằng sức mạnh của cộng đồng.
- Nhà trường phải tạo được niềm tin trong xã hội. Muốn như vậy, nhà trường cần phải nỗ lực để đạt được chất lượng và hiệu quả trong giáo dục. Chỉ khi xã hội thấy được hoạt động của nhà trường đem lại hiệu quả thiết thực cho xã hội thì các lực lượng xã hội sẽ tham gia và đóng góp nhiều hơn.
b) Cơ chế phối hợp các lực lượng xã hội trong việc tham gia xã hội hóa công tác giáo dục
Nói đến tổ chức sự phối hợp tức là nói về cơ chế. Nói đến cơ chế tức là nói đến sự vận hành của các mối quan hệ giữa các lực lượng trong tổ chức xã hội nhằm đạt hiệu quả của hoạt động. Đây chính là sự vận hành trong cơ chế mang tính tất yếu và tự động.
Trước hết cần xác định rõ trách nhiệm của các lực lượng trong xã hội tham gia vào xã hội hóa công tác giáo dục sau đó nêu ra cơ chế phối hợp liên kết trong tổ chức hoạt động.
Trách nhiệm cụ thể của các lực lượng tham gia: Các ban ngành thuộc cơ quan tổ chức của Nhà nước :
- Ngành tổ chức - cán bộ và ngành lao động – thương binh - xã hội tham gia xã hội hóa công tác giáo dục theo chức năng và nhiệm vụ của mình. Đó là các vấn đề về nhân sự, về chính sách đãi ngộ và đào tạo, những vấn đề về lao động, những vấn đề về xã hội. Cụ thể, có trách nhiệm xác định đủ biên chế đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên các cơ sở giáo dục theo qui định chung trong đó có chú ý đến đặc trưng riêng của từng khu vực trong xã hội hóa công tác giáo dục. Thực hiện các chính sách chăm sóc giáo dục như giáo dục trẻ em, các chính sách lương, phụ cấp, trợ cấp cho giáo viên và cán bộ công nhân viên, giúp đỡ tài chính, hiện vật nhằm mở rộng các loại hình trường lớp dành cho trẻ em có nhiều khó khăn. Thực hiện việc tiêu chuẩn hóa nghiệp vụ, chức danh đối với giáo viên và cán bộ quản lý, thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ V.V..
- Các ngành Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, y tế, thể thao, khoa học công nghệ và môi trường, theo chức năng của mình, các ngành này có trách nhiệm phối hợp với ngành giáo dục tổ chức việc giáo dục, bồi dưỡng cho mọi người, nhất là các bậc cha mẹ những kiến thức cần thiết về bảo vệ và chăm sóc trẻ em, về nuôi dạy con, về vệ sinh, tập luyện để bảo vệ và tăng cường sức khỏe, về bảo vệ môi trường tự nhiên. Chính các ngành này sẽ giúp đưa những tiến bộ khoa học - kỹ thuật - công nghệ vào chương trình giáo dục, hỗ trợ nhà trường nghiên cứu, sản xuất, góp phần tăng năng xuất lao động phục vụ địa phương.
- Các ngành văn hóa - thông tin - du lịch là những ngành có nhiều điều kiện và có nhiều trách nhiệm trong việc phôi hợp với ngành giáo dục trong xã hội hóa công tác giáo dục do có cùng một chỗ đứng là văn hóa trong mối quan hệ hai chiều giữa văn hóa và giáo dục trong trục phát triển. Theo chức năng của những ngành này, họ có thể giúp nhà trường trong việc cung cấp các phương tiện văn hóa phi vật thể, tổ chức các sinh hoạt văn hóa, tham quan du lịch danh lam thắng cảnh tìm hiểu về đất nước,
quê hương, tổ chức vui chơi giải trí, sinh hoạt văn hóa văn nghệ, câu lạc bộ v.v..tóm lại , họ có thể dành cơ sở vật chất như sân bãi, nhà văn hóa thiếu nhi, các tụ điểm văn hóa cho học sinh, xây dựng môi trường văn hóa, xây dựng mô hình văn hóa địa phương, phối hợp cùng với các lực lượng khác giáo dục đạo đức, giáo dục quốc phòng, ngăn ngừa các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, sách báo, văn hóa phẩm đồi trụy vào học đường.
- Các phương tiện thống tin đại chúng hiện nay có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong thời kỳ bùng nổ thông tin. Các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thanh mà nhất là truyền hình và truy cập mạng internet có tác động mạnh mẽ, trực tiếp đến thế hệ trẻ. cần bảo đảm tính giáo dục của nội dung truyền thanh, truyền hình trong nước và cần phải kiểm soát hay giáo dục cho trẻ nhận thức đúng đắn về cái đẹp, cái đúng, cái hay trong khi khai thác mạng internet.
- Các ngành kế hoạch – đầu tư, ngành tài chính theo chức năng riêng là những ngành có vai trò hết sức quan trọng mang tính sống còn đối với sự phát triển của giáo dục. Các ngành trên cần phải nhận thức được vai trò đặc biệt quan trọng của giáo dục trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Cần nhận thức đúng đắn quan điểm giáo dục là quốc sách hành đầu và đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Từ những nhận thức trên các ngành trên cần có sự ưu tiên tối đa cho ngành giáo dục
- Các ngành công an, quân đội và một số các ngành khác tùy theo nhiệm vụ và chức năng riêng của mình mà có những đóng góp cụ thể cho giáo dục. Hội đồng quốc gia về giáo dục cũng như Hội đồng giáo dục các cấp ở địa phương chính là sự phối hợp liên ngành dưới sự quản lý chung của Nhà nước.