Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm tăng cường xã hội hóa công tác giáo dục ở quận 2 tp hồ chí minh (Trang 68 - 72)

Mặt trận Tổ quốc có vai trò lịch sử và là bộ phận quan trọng trong hệ thống chính trị ở Việt nam bên cạnh Đảng, Quốc hội và Chính phủ. Luật giáo dục ( điều 84) đã nêu: " Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm động viên toàn dân chăm lo cho sự nghiệp giáo dục " . Các công việc cụ thể như sau:

Tập hợp quần chúng, tạo nên những phong trào quần chúng làm giáo dục. Tập hợp để xây dựng thành những lực lượng hỗ trợ cho giáo dục. Thu thập nhu cầu, nguyện vọng của các tổ chức, các giai cấp, các tầng lớp nhân dân sau đó bàn bạc, thảo luận đề xuất những chủ trương, chương trình, kế hoạch, hoạt động; kiến nghị các chính sách chế độ với các cấp chính quyền địa phương nhằm thực hiện tốt xã hội hóa công tác giáo dục.

Sau khi thống nhất chủ trương và được các cấp quản lý ban hành, Mặt trận Tổ quốc kêu gọi, động viên các lực lượng, các tổ chức, cá nhân, tổ chức thành phong trào quần chúng tham gia đóng góp các nguồn lực, xây dựng môi trường lành mạnh thuận lợi cho giáo dục. Tổng kết thực tiễn, rút ra những bài học kinh nghiệm từ đó đề xuất chính sách, chế độ cho phù hợp. - Tổ chức đoàn thanh niên nói ở đây bao gồm Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức khác của thanh niên như Hội liên hiệp thanh niên, Hội liên hiệp sinh viên . Tùy thuộc tính chất chính trị, tính chất quần chúng, tính chất xã hội mà có những đóng góp cụ thể, quan trọng trong xã hội hóa công tác giáo dục. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện chức năng giáo dục thế hệ trẻ. Đoàn có trách nhiệm phối hợp với Ngành Giáo dục thực hiện các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước về giáo dục. Các trách nhiệm đó là:

Có nhiều biện pháp huy động, khích lệ học sinh trong độ tuổi đi học, giải quyết tình trạng bỏ học hoặc lưu ban.

Cùng với nhà trường tham gia các hoạt động giáo dục ngay trong nhà trường như chỉ đạo việc học tập, rèn luyện đạo đức kết hợp với những chủ trương về giáo dục của bản thân Đoàn thanh niên theo hướng chỉ đạo của Ban chấp hành Đoàn trường và từ Ban chấp hành Trung ương Đoàn.

Tổ chức các chiến dịch “ánh sáng văn hóa hè” đến những vùng sâu, vùng xa; tham gia công tác chông phù chữ và phổ cập giáo dục; tổ chức các lớp học tình thương cho trẻ em lang thang cơ nhỡ; tổ chức các quỹ khuyến khích tài năng trẻ sáng tạo, quỹ giúp học sinh nghèo vượt khó. Đoàn cùng với nhà trường tổ chức và thực hiện những hoạt động ngoại khóa, những chương trình giáo dục ngoài nhà trường. Đoàn giữ vai trò chính trong các hoạt động tham quan du lịch, vui chơi giải trí, thể dục thể thao, sinh hoạt câu lạc bộ, sinh hoạt nhà văn hóa, tổ chức các hoạt động công

ích, hoạt động từ thiện, lao động sản xuất V...V.... Một hoạt động quan trọng rất thiết thực với xã hội hóa công tác giáo dục là tổ chức giáo dục trên địa bàn dân cư , đặc biệt trong thời gian hè.

Đoàn phụ trách Đội thiếu niên tiền phong ở trong nhà trường cũng như ở địa phương. Công việc này thực chất là tham gia giáo dục thanh thiếu niên, một hoạt động thiết thực của xã hội hóa công tác giáo dục. Đoàn còn tham gia nhiều chương trình xã hội hóa công tác giáo dục cùng với các tổ chức khác với vai trò nòng cốt như tham gia Hội đồng giáo dục cơ sở, các tiểu ban của Hội đồng, chăm lo xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường, chăm lo đời sống cho giáo viên, xây dựng môi trường lành mạnh cho giáo dục.

- Hội Liên hiệp phụ nữ: cần phát huy hơn nữa vai trò của phụ nữ trong xã hội hóa công tác giáo dục, cụ thể là tham gia vào việc giám sát, chống bỏ học trong thanh thiêu niên; tham gia phong trào" nuôi con khỏe, dạy con ngoan"; khuyến khích, động viên thế hệ trẻ và những ai có điều kiện đều tham gia các hình thức học tập, đào tạo, rèn luyện để hưởng thụ sự công bằng giáo dục và để nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Hội cựu chiến binh: tham gia giáo dục tinh thần yêu nước, giáo dục thế hệ trẻ trân trọng những gì có được trong cuộc sống hòa bình ngày hôm nay; biết ơn các thế hệ đi trước trong cuộc đấu tranh giành tự do độc lập cho dân tộc từ đó không ngừng rèn luyện, tu dưỡng bản thân để bảo vệ và đưa đất nước phát triển, sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới như lời dạy của Bác Hồ. Ngoài những điều kể trên, Hội còn có thể tham gia xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, góp phần cải tạo các phong tục tập quán cũ, xây dựng lối sống mới tiến bộ, phát triển văn hóa lành mạnh, đấu tranh chống văn hóa độc hại và các tệ nạn xã hội. Chính các thành viên của Hội cựu chiên binh là những nhân tố xây dựng gia đình văn hóa mới, góp phần quan trọng trong việc lành mạnh hóa môi trường xã hội.

* Các tổ chức kinh tế, cơ sở sản xuất, kinh doanh: tuy theo khả năng và điều kiện cụ thể cần góp phần đầu tư và tái đầu tư cho giáo dục để mọi người có điều kiện học tập nhằm nâng cao kiến thức cũng như khuyến khích các học sinh nghèo học giỏi bằng cách ủng hộ các quĩ khuyến học.

- Công đoàn giáo dục: chăm lo cải thiện mọi mặt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên. Thực hiện dân chủ công bằng trong việc phân bổ chính sách, ngân sách v.v...

- Hội đồng giáo dục cơ sở: cần phát huy hơn nữa vai trò của mình trong hoạt động xã hội hóa công tác giáo dục. Trong từng hoạt động cụ thể nên có sự kiểm tra, đánh giá, tổng kết hoạt động thường xuyên, tránh tình trạng đầu voi, đuôi chuột, làm chiếu lệ.

- Hội cha mẹ học sinh: điều 83 Luật Giáo dục đã qui định quyền của cha mẹ học sinh là tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường; tham gia các hoạt động của cha mẹ học sinh do nhà trường tổ chức. Thực tế chỉ ra rằng cha mẹ học sinh chính là người thầy giáo đầu tiên và gia đình là môi trường vô cùng quan trọng trong việc giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách nên cần phải hết sức đề cao vai trò, trách nhiệm của cha mẹ học sinh. Để phát huy tiềm năng của lực lượng này, ngay từ những năm 1990 Bộ Giáo dục -Đào tạo đã ban hành Điều lệ Hội cha mẹ học sinh nên Hội có thế mạnh trong việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước trong các hội viên và nhân dân; ngoài ra còn vận động cha mẹ học sinh cùng với các lực lượng xã hội và nhà trường quản lý việc học tập, giáo dục đạo đức cho các em, đóng góp ý kiến xây dựng nhà trường về mọi mặt; giúp đỡ nhà trường trong việc xây dựng, bảo vệ cơ sở vật chất, thiết bị, chăm lo đời sống vật chất cho đội ngũ giáo viên, cán bộ công nhân viên nhà trường; thực hiện có hiệu quả các điều khoản về bảo vệ,chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Qua thực tiễn, có thể thấy rằng mối quan hệ giữa nhà trường với Hội cha mẹ học sinh là mối quan hệ đặc biệt, hai chiều, ở những trường nào Hội cha mẹ học sinh hoạt động tích cực thì sự tác động vào nhà trường sẽ mang lại hiệu quả cao và nếu nhà trường tổ chức tốt các hoạt động thì sẽ thu hút được sự hỗ trợ của Hội.

- Hội khuyến học và quĩ tài năng trẻ: tham gia tài trợ giúp đỡ những học sinh nghèo hiếu học có hoàn cảnh khó khăn hay hỗ trợ những học sinh có tài nhằm tạo điều kiện cho các em phát triển.

Gia đình tộc họ: lực lượng này có vai trò hết sức quan trọng trong việc động viên khuyến khích con em trong tộc học tập, tu dưỡng phấn đấu vì quyền lợi và vinh dự

của gia đình họ tộc nói riêng và vì sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói chung. Hiện nay các gia đình, tộc họ đang phấn đấu trở thành gia đình văn hóa ở các khu dân cư. Để đạt dược danh hiệu này mỗi thành viên trong gia đình cần gương mẫu về mọi mặt trong cuộc sống. Gia đình cần chăm lo và tạo điều kiện tốt nhất cho con em trong học tập như sắm sửa đầy đủ dụng cụ, phương tiện học tập; tổ chức góc học tập; quản lý, nhắc nhở thời gian tự học tập ở nhà. Ngoài ra còn phối hợp với nhà trường tổ chức các hoạt động ngoài trường, tổ chức các hội thi nhân dịp các ngày lễ trong năm. Các cá nhân: các cá nhân đề cập ở đây là những người có uy tín trong xã hội. Họ có thể là những nhà hảo tâm, những " mạnh thường quân" tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, muốn đóng góp tài lực để phát triển giáo dục. Mỗi người tùy theo khả năng, điều kiện, vị thế mà có thể có những hình thức đóng góp như: đóng góp tài chính xây dựng trường lớp, đóng góp cho quĩ học bổng, tổ chức các hoạt động nhân đạo từ thiện, giúp đỡ mở các trường dân lập, tư thục. Ngoài ra, những người có uy tín có những ảnh hưởng trong cộng đồng có thể còn có những đóng góp quan trọng khác trong các hoạt động giáo dục từ gia đình đến nhà trường và ra ngoài xã hội.

Các tổ chức quốc tế: hiện nay có rất nhiều những tổ chức phi chính phủ ở những nước phát triển đi tài trợ, giúp đỡ những nước chưa hoặc đang phát triển. Cần phải tìm hiểu về các tổ chức trên và yêu cầu giúp đỡ khi có điều kiện. Hiện nay nhiều Việt kiều ở nước ngoài cũng đang tìm về cội nguồn muôn giúp đỡ xây dựng làng xóm quê hương; hoặc những người nước ngoài vì mục đích nhân đạo bởi những quá khứ ám ảnh sau chiến tranh mong muốn làm một điều gì đó cho đất nước, con người Việt nam. Các cấp quản lý cùng các lực lượng trong xã hội cần có trách nhiệm tổ chức, khuyến khích, vận động cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi cho họ đóng góp vật chất, tài chính v.v... để xây dựng trường lớp hay trang bị các phương tiện dạy học, hỗ trợ cho các lớp học tình thương, lớp dạy trẻ khuyết tật, các trường dạy nghề. v.v...

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm tăng cường xã hội hóa công tác giáo dục ở quận 2 tp hồ chí minh (Trang 68 - 72)