Những tồn tại, hạn chế của việc XHHCTGD trên địa bàn Quận

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm tăng cường xã hội hóa công tác giáo dục ở quận 2 tp hồ chí minh (Trang 47)

e) Huy động các lực lượng xã hội đầu tư các nguồn lực cho giáo dục

2.2.3 Những tồn tại, hạn chế của việc XHHCTGD trên địa bàn Quận

Mặc dù đã có những chuyển biến cơ bản về nhận thức song. nhận thức của các lực lượng trong xã hội về xã hội hóa công tác giáo dục chưa đồng bộ, chưa xác định đúng vai trò, nội dung của xã hội hóa công tác giáo dục như có 58.8% ý kiến hiểu rằng xã hội hóa là huy động tiền trong dân đóng góp là chủ yếu, 55% ý kiên cho rằng Nhà nước phái đáp ứng mọi nhu cầu về giáo dục. Sau đây là tỷ lệ ý kiến đánh giá về quan niệm xã hội hóa công tác giáo dục qua phiêu trưng cầu ý kiến:

Sự phối hợp hoạt động giữa các ngành, các cấp trong Quận còn chưa đồng bộ, chưa có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng trong hoạt động tại địa phương. Cụ thể trong một số chủ trương triển khai còn chậm như trong xây dựng, cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ học tập; tổ chức các hoạt động tại địa phương cho học sinh trong dịp hè; phối hợp giữa các ngành chức năng vận động trẻ đến trường đúng độ tuổi; vai trò của Hội phụ nữ, công an, quân đội chưa thể hiện sự quan tâm đúng mức đến sự nghiệp trồng người. Việc đa dạng hóa các loại hình trường lớp còn chưa phát triển.

Trong toàn Quận chỉ bậc giáo dục mầm non mới có các trường ngoài công lập. Tiểu học không có hệ ngoài công lập. Trung học cơ sở chỉ có một số lớp bán công ở trường THCS Thủ Thiêm.

Mức huy động tài lực từ các lực lượng trong xã hội còn quá ít , chỉ chiếm 4.2% (số liệu năm 2001). Chưa huy động, thu hút được sự giúp đỡ từ các lực lượng trong xã hội.

Các điều kiện cho việc tổ chức, điều hành XHHCTGD trong các cơ sở giáo dục hầu như chưa có gì.

Nhà trường có phát huy nhưng chưa tốt tác dụng của mình vào đời sống xã hội. Hoạt đồng của Hội đồng giáo dục Quận chưa phát huy được tác dụng. Hội đồng giáo dục nặng về cơ cấu thành viên, thiếu những người am hiểu và thực sự có tâm huyết với giáo dục.

Học phí ở các trường ngoài công lập cao nên nhiều gia đình nghèo không đủ điều kiện cho con em tiếp tục đến trường phải chuyển sang học nghề.

Nguyên nhân tồn tại hạn chế:

- Những văn bản Nhà nước và Bộ GD-ĐT ban hành về loại hình trường lớp ngoài công lập chưa đồng bộ, còn thiếu từ phía điều hành ở cấp vĩ mô; việc cụ thể hóa Nghị định 73/CP còn chậm; đến nay vẫn chưa ban hành qui chế các trường ngoài công lập.

Việc chỉ đạo xây dựng các mô hình xã hội hóa công tác giáo dục chưa tập trung, chủ yếu chỉ tự phát do nhu cầu.

Điều kiện kinh tế - xã hội Quận 2 còn nhiều khó khăn so với các quận khác trong Thành phố nên có ảnh hưởng không nhỏ đến việc huy động các nguồn lực và tổ chức các hoạt động giáo dục. Có tới 68.8% ý kiến cho rằng mức đóng góp vượt quá khả năng kinh tế của nhân dân và 76.3% cho mức thu như qui định là không hợp lý.

Chỉ đạo việc đa dạng hóa các loai hình chưa kiên quyết, chưa đồng bộ trong nhận thức và cách làm. Theo số liệu thì có 61% ý kiến cho rằng nên có lớp bán công trong trường công và 25% ý kiến tán thành nên mở thêm các trường ngoài công lập. Đây có lẽ chính là trở ngại về mặt tâm lý trong nhân dân trong việc đa dạng hóa các loai hình trường lớp.

Chưa phát huy tốt tác dụng của nhà trường vào đời sống xã hội xã hội.

Cơ sở vật chất cho việc tổ chức điều hành xã hội hóa công tác giáo dục hầu như chưa có gì, việc tổ chức điều hành còn nặng về thủ tục hành chính.

Chưa tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm về những mặt làm được và chưa làm được trong hoạt động này.

Từ những số liệu và phân tích nêu trên có thể khái quát hiện trạng xã hội hóa công tác giáo dục trên địa bàn Quận 2 như sau:

CHƯƠNG 3: MỘT SÔ BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở QUẬN 2

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm tăng cường xã hội hóa công tác giáo dục ở quận 2 tp hồ chí minh (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)