B)Những tồn tại, bức xúc của ngành Giáo dục-Đào tạo Quận 2:

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm tăng cường xã hội hóa công tác giáo dục ở quận 2 tp hồ chí minh (Trang 36)

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy cho các trường còn nghèo nàn, lạc hậu.

- Cách giải quyết mâu thuẫn giữa qui mô giáo dục ngày một tăng cũng như yêu cầu chất lượng ngày càng cao trong khi điều kiện phát triển giáo dục còn nhiều khó khăn, bất cập.

- Chưa đáp ứng được những đòi hỏi cấp thiết để thực thi 3 mục tiêu: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dường nhân tài.

- Việc phân luồng để đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế-xã hội của Quận là vân đề lớn cần có biện pháp hợp lý để giải quyết tốt hơn.

- Vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức và cồng tác xây dựng Đảng trong nhà trường.

- Đời sống đại bộ phận giáo viên, đặc biệt là giáo viên mần non còn khó khăn. Để giải quyết những tồn tại bức xúc trên thì một trong những giải pháp là xã hội hóa công tác giáo dục, "Đảng bộ các cấp, các ngành và mọi tổ chức xã hội trên địa bàn Quận phải có trách nhiệm tập trung phát triển công tác giáo dục.(Báo cáo tại Đại hội Giáo dục Quận lần 1 tháng 8/2001).

2.2. Thực trạng xã hội hóa công tác giáo dục ở Quận 2

2.2.1. Tiến trình chỉ đạo việc thực thi xã hội hóa công tác giáo dục trên địa bàn Quận 2. địa bàn Quận 2.

Từ các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ vu, lần thứ VIII và đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 2 khóa 8 đã xây dựng cơ sở lý luận vững chắc về xã hội hóa công tác giáo dục, giúp cho các cấp ủy Đảng , chính quyền địa phương cũng như cộng đồng từng bước có những nhận thức đúng đắn về yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục của địa phương, về vai trò của giáo dục - đào tạo đối với sự phát triển kinh tế của Quận. Để thực hiện các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về việc tăng cường xã hội hóa công tác giáo dục, Quận ủy, Ủy ban nhân dân Quận 2 đã giao cho ngành giáo dục tiên hành những công việc sau:

Xây dựng qui hoạch giáo dục theo từng thời gian cụ thể. Hoạch định sự tham gia của xã hội vào xã hội hóa công tác giáo dục.

- Tiên hành Đại hội giáo dục các cáp. Đến nay 11/11 phường đã tiến hành Đại hội giáo dục cấp phường và đang duy trì nề nếp hoạt động tốt. Do là một trong những quận mới tách của thành phố Hồ Chí Minh với nhiều công việc bừa bộn chồng chất nên đến tháng 8/2001 mới tổ chức được Đại hội giáo dục Quận lần 1 , bầu hội đồng giáo dục gồm 21 thành viên, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong tiến trình thực hiện xã hội hóa công tác giáo dục trên địa bàn Quận 2.

Để đánh giá thực trạng xã hội hóa công tác giáo dục trên địa bàn Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã tiến hành thu thập, tổng hợp, phân tích các tài liệu về giáo dục và xã hội hóa công tác giáo dục của Quận trong thời gian qua, tiến hành phỏng vấn 16 cán bộ quản lý giáo dục các cấp (lãnh đạo phòng, hiệu trưởng, hiệu phó, thư ký công đoàn, bí thư đoàn thanh niên các trường trung học cơ sở, tiểu học, mẫu giáo, nhà trẻ ); 5 cán bộ lãnh đạo Quận và 15 cán bộ lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội như Ưy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam, Công đoàn, Hội chữ thập đỏ, Hội nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu Chiến binh; phụ huynh, học sinh sống ở Quận 2.

Từ việc tổng hợp, phân tích các tài liệu, qua phiếu trưng cầu ý kiến, phỏng vấn, trò chuyện cho thấy những nội dung xã hội hóa công tác giáo dục đã và đang tiến hành trên địa bàn Quận 2 đã đạt được một số kết quả và còn những tồn tại, hạn chế như sau:

2.2.2 Những kết quả đạt được

Kết quả quan trọng nhất là đã tạo được sự chuyển biến cơ bản trong nhận thức của xã hội về vị trí, vai trò của giáo dục, về ý nghĩa của nền giáo dục cho mọi người từ đó góp phần chuyển đổi hành vi tác động đến sự phát triển của các bậc học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, thể hiện trên các nét lớn sau:

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm tăng cường xã hội hóa công tác giáo dục ở quận 2 tp hồ chí minh (Trang 36)