1.6.2.Sự chỉ đạo của chính quyề n:

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm tăng cường xã hội hóa công tác giáo dục ở quận 2 tp hồ chí minh (Trang 31)

Để huy động và phối hợp được các lực lượng xã hội, các ngành, các giới tham gia vào sự nghiệp giáo dục thì hơn ai hết với chức năng và trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp, các ngành sẽ đảm bảo việc huy động, khuyến khích và tổ chức điều hành sự phối hợp của các lực lượng xã hội. Sự phối hợp có tính chất liên ngành của các lực lượng trong cộng đồng không phải là biện pháp tình thế, nhất thời mà phải được xem là phương hướng hoạt động lâu dài, có nội dung, mục tiêu và biện pháp thích hợp. Ló.3 Hoạt động của ngành giáo dục, nhà trường:

Ngành giáo dục và nhà trường với tư cách là cơ quan chuyên môn phải chủ động phát hiện và đề xuất các nhu cầu, phương án cần giải quyết. Xã hội hóa công tác giáo dục là nhằm đáp ứng những nhu cầu đó. Để thực hiện tốt công tác trên, nhà trường phải vận động một cách tích cực để thu hút các lực lượng xã hội đóng góp vào sự nghiệp giáo dục ở các địa phương, phù hợp với từng địa bàn dân cư, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã hội của địa phương mình.

1.6.4 Hoạt động của các tổ chức xã hội ngoài nhà trường

Thông qua hoạt động của các tổ chức, phải có các hoạt động điều chỉnh, uốn nắn các lệch lạc nẩy sinh như chỉ thiên về các hình thức bên ngoài, xa lạ với các yêu cầu, mục tiêu giáo dục đích thực. Chống thái độ thực dụng trong việc huy động mọi nguồn

lực hỗ trợ cho giáo dục vì cho rằng xã hội hóa giáo dục là hoạt động tình thế nhằm huy động thêm kinh phí cho giáo dục. Trong giai đoạn phát huy dân chủ hiện nay thì việc thông qua các tổ chức để tạo điều kiện để dân biết, dân bàn, dân kiểm tra quá trình giáo dục ở các địa phương là hết sức cần thiết.

Tóm lại xã hội hóa giáo dục là nhằm yêu cầu đưa sự nghiệp giáo dục thành sự nghiệp của toàn xã hội, không còn là hệ thống khép kín trong hệ thống giáo dục và nhà trường nữa. Do vậy, xã hội hóa giáo dục sẽ tạo điều kiện để nhiều thành phần dân cư trong xã hội được đóng góp nhiều mặt cho sự nghiệp phát triển giáo dục. Nếu làm tốt xã hội hóa giáo dục thì các lực lượng trong xã hội, các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ cùng các nhà hảo tâm và các tổ chức quốc tế khác sẽ không chỉ tăng cường về đầu tư tài chính mà còn đầu tư để xây dựng, hỗ trợ, giúp đỡ nhiều mặt cho giáo dục nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

Nghiên cứu xã hội hóa công tác giáo dục (XHHCTGD) bao gồm những nội dung sau:

1/ Sự tham gia của xã hội :

> Huy động xã hội tham gia xây dựng môi trường thuận lợi cho giáo dục. > Huy động xã hội tham gia vào quá trình giáo dục.

> Huy động các lực lượng xã hội tham gia vào quá trình đa dạng hóa các loại hình học tập, loại hình trường.

> Huy động xã hội đầu tư các nguồn lực cho giáo dục.

2/Sự tác động của xã hội hóa công tác giáo dục (XHHCTGD) đến các tĩnh vực của đời sống xã hội:

> XHHCTGD góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

> XHHCTGD là nhân tố tạo ra " xã hội học tập" góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

> XHHCTGD góp phần làm cho giáo dục phục vụ đắc lực công cuộc phát triển KT-XH của địa phương.

> XHHCTGD góp phần thực hiện công bằng XH trước hết là công bằng trong thụ hưởng giáo dục.

> XHHCTGD góp phần thực hiện dân chủ hóa giáo dục.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 2 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm tăng cường xã hội hóa công tác giáo dục ở quận 2 tp hồ chí minh (Trang 31)