Xã hội hóa giáo dục góp phần làm cho giáo dục phục vụ đắc lực cho công cu ộc phát triển kinh tế xã hội cửa địa phương

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm tăng cường xã hội hóa công tác giáo dục ở quận 2 tp hồ chí minh (Trang 29 - 30)

Giáo dục và kinh tế - xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, mối quan hệ này mang tính qui luật - tức mang tính khoa học, tính tất yếu và tính phổ biến. Kinh tế -xã hội chi phối, qui định sự phát triển của giáo dục về qui mô, tốc độ, số lượng, chất lượng và trình độ. Ngược lại, giáo dục với tư cách là một bộ phận của xã hội có môi quan hệ chặt chẽ với từng bộ phận kinh tê, chính trị, văn hóa, xã hội V.V.. phục vụ toàn bộ sự phát triển xã hội. Tính qui luật đó tác động ở tầm vi mô của cả đất nước và tầm vĩ mô của từng địa phương.

Giáo dục và nhà trường phải gắn với xã hội. Phải chống lại xu hướng tách rời giáo dục và nhà trường ra khỏi xã hội. Hơn thế nữa, phải nhấn mạnh việc nhà trường và giáo dục phục vụ những mục tiêu kinh tế - xã hội địa phương. Đó chính là cái lẽ tồn tại và phát triển của nhà trường và giáo dục. Trong thực tế, đã có lúc giáo dục và nhà trường không quán triệt nguyên tắc nêu trên nên đã rơi vào thế đơn độc, dẫn đến việc chất lượng lao động giảm sút, giáo dục không phù hợp với yêu cầu xã hội. Đó cũng chính là lý do chủ yếu cần phải thực hiện xã hội hóa giáo dục. Giáo dục tách khỏi xã hội là tự làm yếu đi. Phải làm giáo dục bằng sức mạnh của cả cộng đồng, của địa phương. Xã hội hóa là một phương thức phát triển của giáo dục, là làm giáo dục bằng cách thu hút sự tham gia của toàn xã hội, huy động sức mạnh của địa phương, là tạo nên sự tồn tại và phát triển của giáo dục. Muốn vậy, thì ngược trở lại, với sức mạnh của cả cộng đồng phải làm giáo dục vì những mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội của địa phương. Bằng hiệu quả xã hội của giáo dục và đáp ứng nhu cầu, lợi ích nhiều mặt của địa phương.

Giáo dục phục vụ cho sự phát triển kinh tê- xã hội địa phương có nghĩa là phương hướng và mục tiêu phát triển của giáo dục phải nhằm vào việc thực hiện phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của chính địa phương, ở từng địa phương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương sẽ qui định phương hướng và mục tiêu phát triển giáo dục của địa phương đó. Kế hoạch giáo dục, do vậy, cũng phải nằm trong và phục vụ kê hoạch phát triển của địa phương. Việc hoạch định cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu thị trường lao động sẽ qui định cơ câu đào

tạo, qui định những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của con người mà giáo dục đào tạo cần tạo ra.

Trong xã hội hóa công tác giáo dục cần coi trọng tính địa phương. Giáo dục gắn với xã hội là gắn ngay từng địa phương với những đặc điểm riêng. Khi nói làm giáo dục bằng sức mạnh của địa phương, của cộng đồng thì sức mạnh đó không phải chỉ có các lực lượng xã hội địa phương mà còn là kinh tế, chính trị, xã hội nhất là văn hóa địa phương tác động trực tiếp đến nhân cách của con người trong địa phương. Tính chất, đặc điểm của từng vùng miền sẽ được phản ánh trong con người được đào tạo. Xã hội hóa công tác giáo dục là khai thác sức mạnh của từng địa phương nhằm tạo nên chất lượng con người phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, làm giàu đẹp cho quê hương.

d) Xã hội hóa câng tác giáo dục là góp phần thực hiện công bằng xã hội, trước hết là công bằng trong thụ hưởng giáo dục

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm tăng cường xã hội hóa công tác giáo dục ở quận 2 tp hồ chí minh (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)