Với bậc trung học cơ sở

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm tăng cường xã hội hóa công tác giáo dục ở quận 2 tp hồ chí minh (Trang 78 - 83)

Giáo dục trung học cơ sở được xem là một" giấy thông hành vào đời". Hiện nay sau trung học cơ sở, trên 80% số học sinh ở thành phố học lên trung học phổ thông ở các loại hình trường khác nhau: công lập, bán công, dân lập, tư thục. ơ nông thôn và những vùng khó khăn, con số này cũng lên khoảng 40%.

Giáo dục trung học cơ sở, với tư cách hiện nay là giáo dục phổ cập là sự hòa nhập của người học vào môi trường, đóng góp vào sự cải thiện môi trường bằng những hành động có hiệu quả. Đây là một vấn đề gai góc nhưng cũng chính tại đây, mà nhà trường phát huy được nhiều tác dụng cụ thể vào đời sống xã hội, xóa đi khoảng cách lớn của nhà trường hiện nay với những thực tiễn và nhu cầu của xã hội.

Theo định hướng hòa nhập nói trên, trung học cơ sở có mục tiêu "kép" chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên và một bộ phận học sinh ra đời tham gia vào sự phát triển kinh tế - xã hội.

Hòa nhập với môi trường là có vị trí trong cộng đồng, phát huy khả năng của mình, học được một nghề, có được việc làm, cải thiện đời sống, học tập thường xuyên và đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng. Nhà trường trung học cơ sở đã trang bị cho các em kiến thức tối thiểu và cơ bản, kỹ năntg thái độ, giá trị cần thiết nhất trên những lĩnh vực then chốt nhất để các em hòa nhập với xã hội.

Hiện nay ở Quận 2, ngoài các buổi lên lớp chính khóa, các em còn học những buổi ngoại khóa hướng nghiệp, dạy nghề. Để đạt được mục tiêu phân luồng trong những năm học sau, nhà trường cần phải làm tốt công tác hướng nghiệp và dạy nghề. Giúp các em có cái nhìn đúng về bước đường đi sắp tới của mình.

Nhiều trường trong Quận đã cử giáo viên của trường đến các lớp học tình thương tham gia dạy dỗ. Đây là những đối tượng cần sự giáo dục đặc biệt nên chỉ những giáo viên thật sự yêu người, yêu nghề mới làm được công việc khó khăn này. Ngoài ra, nhiều trường cũng đã cử các em học sinh đến thăm hỏi, động viên những gia đình nghèo khó, neo đơn. Những việc làm nghĩa tình trên đã làm nhà trường ngày càng gắn bó và phát huy được tác dụng vào đời sống.

Như vậy, cho dù ở cấp học nào, nhà trường cũng đều phát huy đước vai trò của mình vào đời sống xã hội. Với việc phát huy trên, nhà trường không những phát huy được nội lực của bản thân nhà trường mà qua đó còn phát huy được sức mạnh của cả cộng đồng vào công tác giáo dục.

3.4.5- Cải thiện các điều kiện cho việc tổ chức điều hành xã hội hóa công tác giáo dục trong các cơ sở giáo dục công tác giáo dục trong các cơ sở giáo dục

Để tiếp tục tăng cường xã hội hóa công tác giáo dục trên địa bàn Quận 2 cần phải có các điều kiện về vật chất tài chính, về phương tiện hoạt động cho bộ máy điều hành.

Từ khi hình thành chủ trương đến khi cho ra kế hoạch hành động cần phải tính đến các điều kiện đảm bảo cho việc thực thi các chương trình kế hoạch đó. Ví như việc xây dựng các đề án, dự án cho dù với qui mô và nội dung khác nhau hay việc biên soạn phát hành các tài liệu tuyên truyền trong cộng đồng cần phải được điều tra, thu thập số liệu tỉ mỉ kỹ càng. Trong khâu tuyên truyền, để tiếp tục làm chuyển biến nhận thức xã hội về giáo dục, về xã hội hóa công tác giáo dục cần phải có sự hoạt động đồng bộ, phối hợp với các phương tiện tuyên truyền, lực lượng báo cáo viên thì mới có hiệu quả.

Để làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, cần tổ chức các hội nghị sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, đánh giá kết quả phong trào chung hay từng chuyên đề cụ thể, kèm theo là các khen thưởng cá nhân hay tập thể xuất sắc đạt thành tích cao trong hoạt động. Tất cả những hoạt động này đều đòi hỏi phải có kê hoạch tổ chức và kinh phí chi dùng.

Hội đồng giáo dục các cấp cũng như các ban chỉ đạo hình thành đi vào hoạt động cần phải có kinh phí mới đảm bảo cho việc sinh hoạt, hội họp định kỳ, kiểm tra, kiểm soát, thị sát phong trào nắm tình hình cơ sở; như vậy, cần có phương tiện đi lại, phương tiện làm việc của các thành viên. Tất cả những điều nêu trên cần có nguồn kinh phí chủ động từ ngân sách các cấp và nguồn lực huy động tại chỗ. Để đảm bảo tính ổn định cho những hoạt động này, cần qui định một tỉ lệ nhất định trong nguồn kinh phí của ngân sách các cấp, các nguồn lực huy động được từ địa bàn, từng cơ sở

giáo dục. Hiện nay, việc này chưa được chú ý tới nhưng trong tương lai, để cho các hoạt động nêu trên vận hành đạt kết quả tốt, cần ra những qui định cụ thể.

Bên cạnh việc chú ý các điều kiện vật chất, tài chính cho việc điều hành thì cũng cần chú ý yếu tố con người trực tiếp theo dõi, điều hành công việc này ở các cấp. Từ thực tiễn Quận 2, chúng tôi thấy cồng việc này cần có cán bộ chuyên trách. Tuy nhiên tuy theo mức độ công việc, hoạt động cụ thể mà có thể giao kiêm nhiệm.

3.5 Khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp nêu trên trên

Để khảo nghiệm tính cáp thiết và tính khả thi của các biện pháp tăng cường xã hội hóa công tác giáo dục trên địa bàn Quận 2, thành phô Hồ Chí Minh, tác giả đã tiến hành trưng cầu ý kiến của 115 người bao gồm cán bộ lãnh đạo chính quyền, cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội, học sinh, phụ huynh học sinh các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở. Kết quả thu được cho thấy mức độ tán thành về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp trên như sau:

Các biện pháp trên đây có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chúng vừa tạo tiền đề cho nhau vừa thúc đẩy nhau cùng phát triển, nếu thiếu một trong những biện pháp nêu trên thì các biện pháp đó sẽ không đồng bộ và thiếu tính nhất quán trong quá trình tổ chức thực hiện. Có thể các biện pháp nêu trên không mới song lại là những biện pháp

thiết thực đã được triển khai với các mức độ khác nhau trên địa bàn Quận 2 và cần tiếp tục duy trì duy trì với những yêu cầu cao hơn nhằm tăng cường công tác xã hội hóa công tác giáo dục ở Quận 2 ngày một phát triển tốt hơn.

Kết quả thăm dò các biện pháp nêu trên đã cho phép tác giả đưa ra một số nhận xét sau:

- Việc tiếp tục khẳng định và đề xuất các biện pháp nêu trên là hoàn toàn phù hợp, đúng đắn từ việc tiếp tục làm chuyển biến nhận thức chung, huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong xã hội tham gia xã hội hóa công tác giáo dục đến việc tăng cường hiệu lực cơ chế điều hành, phát huy tác dụng của nhà trường vào đời sống cũng như việc cải thiện các điều kiện cho việc tổ chức điều hành xã hội hóa công tác giáo dục trong các cơ sở giáo dục.

- Thực tế chỉ ra rằng các biện pháp tăng cường hiệu lực cơ chế điều hành, đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa nhà trường và các thiết chế xã hội, giữa các lực lượng tham gia vào hoạt động xã hội hóa và biện pháp cải thiện các điều kiện cho việc tổ chức điều hành xã hội hóa khó thực thi hơn các biện pháp khác. Như vậy, cần quan tâm các biện pháp nêu trên đúng mức trong quá trình chỉ đạo và tổ chức thực hiện.

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm tăng cường xã hội hóa công tác giáo dục ở quận 2 tp hồ chí minh (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)