PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm tăng cường xã hội hóa công tác giáo dục ở quận 2 tp hồ chí minh (Trang 83)

Kết luận chung

1.Giáo dục là một bộ phận của đời sống xã hội, không thể tồn tại một nền giáo dục ngoài xã hội. Giáo dục luôn hướng tới sự phát triển của xã hội hay luôn tồn tại một nền giáo dục xã hội. Đó chính là bản chất xã hội của giáo dục do vậy xã hội hóa công tác giáo dục là một tất yếu khách quan, là quá trình tăng cường tính xã hội của công tác giáo dục thông qua việc nâng cao trách nhiệm từ cả hai phía giáo dục và xã hội.

2.Nhận thức được bản chất và ý nghĩa của xã hội hóa công tác giáo dục xuất phát từ những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương, trong thời gian qua các cấp ủy Đảng, chính quyền Quận 2 đã quan tâm, chỉ đạo triển khai công tác xã hội hóa giáo dục và đã thu được một số những kết quả quan trọng sau:

- Đã tạo được sự chuyển biên cơ bản trong nhận thức xã hội về vị trí, vai trò của giáo dục.

- Đã từng bước đa dạng hóa loại hình trường lớp.

- Lôi cuốn các lực lượng xã hội tham gia vào công tác giáo dục. - Đã huy động được một số nguồn tài chính cho công tác giáo dục.

- Xây dựng bậc học mầm non hoàn chỉnh về cơ cấu; phát triển nhanh về qui mô. - Từng bước hoàn thiện cơ chê thực hiện xã hội hóa công tác giáo dục và thể chế hóa sự quản lý của Nhà nước, tạo thêm hành lang pháp lý cho việc xã hội hóa công tác giáo dục.

Mặc dù đã đạt được một kết quả nêu trên nhưng trong quá trình triển khai vẫn còn một số khó khăn tồn tại sau:

- Có một số nơi nhận thức về xã hội hóa công tác giáo dục còn mơ hồ. - Chưa đa dạng hóa loại hình trường lớp ở bậc tiểu học và trung học cơ sở.

- Nhiều lúc, nhiều nơi chưa phát huy tốt tác dụng của nhà trường vào đời sống xã hội.

- Chưa có sự phối hợp đồng bộ nhịp nhàng giữa các lực lượng trong xã hội và các ngành, các cấp.

- Việc huy động các nguồn lực còn nhiều khó khăn. Các điều kiện cho việc tổ chức điều hành xã hội hóa công tác giáo dục trong các cơ sở giáo dục còn nhiều tắc trách.

3. Nhằm tiếp tục tăng cường xã hội hóa công tác giáo dục tại Quận 2, luận văn đã nêu ra một số biện pháp sau:

- Nâng cao nhận thức.

- Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong xã hội tham gia xã hội hóa công tác giáo dục.

- Tăng cường hiệu lực cơ chế điều hành, đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa nhà trường và các thiết chế xã hội, giữa các lực lượng tham gia vào hoạt động xã hội hóa.

- Phát huy tác dụng của nhà trường vào đời sống xã hội

- Cải thiện các điều kiện cho việc tổ chức điều hành xã hội hóa công tác giáo dục trong các cơ sở giáo dục.

Các biện pháp nêu trên có môi quan hệ chặt chẽ, vừa tạo tiền đề vừa hỗ trợ thúc đẩy nhau và cần phải được triển khai một cách đồng bộ. Các biện pháp trên đã được kiểm chứng trên địa bàn Quận 2. vấn đề quan trọng trong chỉ đạo là phải vận dụng linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với tình hình thực tế từng lúc, từng nơi, từng bậc học, cấp học, sao cho việc chỉ đạo cả 5 biện pháp nêu trên có chú trọng ưu tiên để đạt được hiệu quả cao nhất.

Chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau: Đối với các cơ quan Trung ương Tiếp tục hoàn chỉnh lý luận về xã hội hóa công tác giáo dục trong giai đoạn mới. Ban hành qui định về phân cấp quản lý giáo dục thống nhất trong cả nước. Cần có sự đầu tư có tính chát đột phá cho giáo dục.

Cần có qui định về chế độ vay tiền cho các trường ngoài công lập theo lãi xuất ưu đãi để xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường hoặc ngân sách Nhà nước đầu tư xây dựng để các cơ sỏ ngoài công lập thuê dài hạn.

Nhanh chóng ban hành qui chế cho các trường ngoài công lập. Đối với địa phương: Thành phố Hồ Chí Minh và Quận 2

Cần có chính sách khuyến khích các tổ chức kinh tế - xã hội, các cá nhân đầu tư mở trường ngoài công lập ở các bậc học, cấp học.

Có đề án xây dựng mạng lưới các trường công lập, trường bán công, trường dân lập để chúng có tác dụng bổ sung, hỗ trợ cho nhau.

Tổ chức định kỳ việc sơ kết, tổng kết, đánh giá, khen thưởng việc thực hiện xã hội hóa công tác giáo dục trên địa bàn Quận 2.

Cần đẩy mạnh hơn nữa việc đầu tư cho giáo dục với ý nghĩa đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển.

Đặc biệt chúng tôi xin có một số kiến nghị với phòng và ngành giáo dục-đào tạo Quận 2:

Thường xuyên chủ động làm tốt công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của giáo dục, về xã hội hóa công tác giáo dục, về các chủ trương, chính sách phát triển giáo dục và đào tạo của Đảng và Nhà nước cho các cán bộ, giáo viên, cán bộ công nhân viên trong ngành.

Giáo dục ý thức tôn vinh nghề dạy học và đề cao giá trị học tập chân chính; nâng cao tinh thần trách nhiệm và thường xuyên trau dồi chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên, giáo viên nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của từng đơn vị, của ngành. Tham mưu kịp thời với các cấp lãnh đạo và quản lý các vấn đề liên quan đến ngành, đến nhà trường theo hướng không chỉ nhằm giải quyết các điều kiện để làm giáo dục mà cốt lõi là huy động các lực lượng xã hội tham gia vào công tác giáo dục.

Nhanh chóng và chủ động triển khai các chủ trương, chính sách đã được ban hành.

Phát huy hơn nữa vai trò của công đoàn bộ phận bởi vì với chức năng tham gia quản lý và là thành viên của Mặt trận các cấp nên tổ chức công đoàn có thế mạnh trong việc vận động, thu hút sự tham gia của các lực lượng xã hội vào các hoạt động giáo dục. Thông qua chức năng tuyên truyền giáo dục, chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp cho đoàn viên, công đoàn bộ phận sẽ góp phần quan trọng trong việc xây dựng và phát huy nội lực của nhà trường nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị - đó cũng chính là ý nghĩa đích thực của xã hội hóa công tác giáo dục.

Đối với các trường trên địa bàn Quận 2, chúng tôi cũng xin có một số kiến nghị như sau:

Các trường mầm non:

Tích cực, khẩn trương qui hoạch, xây dựng đội ngũ giáo viên đồng thời không ngừng nâng chuẩn trình độ.

Nâng cao hơn nữa chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp với đòi hỏi của sự phát triển kinh tế, xã hội trong điều kiện hiện nay. Các trường tiểu học:

Tăng cường chất lượng dạy cả nội khóa và ngoại khóa.

Tranh thủ sự giúp đỡ về mọi mặt của cộng đồng để phát triển cơ sở vật chất. Tiếp tục nâng chuẩn cho đội ngũ giáo viên, đáp ứng nhiệm vụ đối mới trong giáo dục. Các trường trung học cơ sở:

Đổi mới việc kiểm tra và đánh giá thi cử.

Tranh thủ sự đầu tư từ mọi nguồn lực trong xã hội để nâng cao điều kiện dạy học.

Cần quan tâm hơn nữa đến việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh năng khiếu.

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm tăng cường xã hội hóa công tác giáo dục ở quận 2 tp hồ chí minh (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)