Vai trò vốn đầutư xây dựng cơ bản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Sơn La (Trang 27 - 28)

TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH

1.1.1.3 Vai trò vốn đầutư xây dựng cơ bản

Một là: Đầu tư cơ bản cơ bản cải biến cơ cấu nền kinh tế và góp phần tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý.

- Cơ cấu kinh tế: là sự phân chia các ngành nghề, các lĩnh vực trong nền kinh tế về mặt tỷ trọng. Trong từng giai đoạn: căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước, vào tình hình thực tế, vào khả năng tích lũy vốn cho đầu tư, Nhà nước sẽ đặt ra chiến lược đầu tư cụ thể cho các ngành, các địa phương, các lĩnh vực cụ thể là ngành nào, lĩnh vực nào, địa phương nào sẽ được đầu tư bao nhiêu, sẽ ưu tiên cho dự án nào. Việc làm này sẽ làm cho số lượng, chất lượng tài sản cố định của ngành đó ưu tiên tăng lên trong khi đó ngành khác bị cắt giảm thì xu hướng sản xuất sẽ giảm đi. Thông qua công cụ đầu tư làm thay đổi cơ cấu kinh tế trên bình diện quốc gia và ở tùng địa phương.

- Cơ cấu kinh tế hợp lý: là cơ cấu được bảo đảm sự phân chia trong các ngành, các lĩnh vực vực của nền kinh tế sao cho phát huy tốt nhất, khai thác triệt để nhất mọi tiềm năng về tài nguyên, về vốn, về lao động cũng như các thế mạnh của các ngành. Cơ cấu kinh tế hợp lý còn tạo ra các điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế trong giai đoạn tiếp theo.

Thông qua nhiều công cụ khác như công cụ về tài chính ( thuế suất), tiền tệ ( lãi suất) và công cụ đầu tư Nhà nước trong từng thời kỳ có thể ưu tiên dành vốn đầu tư cho những ngành quan trọng, những ngành mà Nhà nước có thế mạnh có khả năng đóng góp lớn vào nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế, từ đó từng bước tạo ra được cơ cấu kinh tế hợp lý trong từng thời kỳ.

Hai là: Đầu tư cơ bản tạo điều kiện mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế.

Ở các nước khác nhau có tài nguyên, có tiềm lực về lao động phong phú, nhưng không tự khai thác được do thiếu vốn. Ngược lại có những nước không có tài nguyên nhưng có vốn lớn, có tiềm năng về khoa học kỹ thuật, trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến dẫn đến tìm miền đất mới dể đầu tư nhằm tìm kiếm lợi nhuận, hai bên cùng hợp tác và cùng có lợi.

Đầu tư là nhịp cầu nối liền giữa các quốc gia trên thế giới về các lĩnh vực tài nguyên, lao động, khoa học công nghệ, hợp tác liên doanh với nhau để cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế mỗi nước phát triển mở rộng sự hợp tác đầu tư quốc tế. Xu hướng kết hợp hợp tác đầu tư quốc tế có tính chất toàn cầu.

Tóm lại, mỗi quốc gia mỗi một khu vực trên thế giới có sức mạnh riêng về tài nguyên, vốn, kỹ thuật, công nghệ, lao động vv... Sự phân bổ các tài nguyên này thường là không đều, các nước có vốn, có kỹ thuật công nghệ có thể thiếu lao động

(hoặc chi phí lao động cao) thiếu nguồn nguyên vật liệu, thị trường tiêu thụ bão hoà, mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trong khi đó ớ một số nước khác có tình trạng ngược lại, vì vậy để khai thác được thế mạnh mỗi bên tất yếu các nước phải phối hợp với nhau trong hoạt động đầu tư quốc tế. Kết quả là những công trình, dự án có tham gia của một hay nhiều bên thông qua hợp đồng đầu tư này các nước phát triển có được nguồn nguyên vật liệu mới, có nơi sử dụng đồng vốn đầu tư có khả năng sinh lợi cao, có được thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn, còn có thế bán được công nghệ kỹ thuật bắt đầu lỗi thời. Ngược lại các nước chậm phát triển sẽ khai thác được tài nguyện của mình góp phần phát triển nền kinh tế tạo ra nhiều việc làm thông qua đó còn học tập được các công nghệ kỹ thuật mới và các kinh nghiệm quản lý tiên tiến trong các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Sơn La (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w