Sự cần thiết của công tác kiểm soát thanh toán vốn đầutư xây dựng cơ bản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Sơn La (Trang 32 - 35)

TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH

1.2.2. Sự cần thiết của công tác kiểm soát thanh toán vốn đầutư xây dựng cơ bản

nước là việc cơ quan cấp phát kinh phí Ngân sách Nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện vai trò kiểm tra, giám sát toàn bộ các hoạt động, các nội dung chi từ Ngân sách Nhà nước cho đầu tư xây dựng công trình, mua sắm, lắp đặt thiết bị gắn với công trình xây dựng cơ bản… đảm bảo chi đúng đối tượng, đúng mục tiêu của dự án đã được phê duyệt, các khoản chi phải tuân thủ đúng chế độ quản lý tài chính hiện hành, đúng định mức, đơn giá xây dựng cơ bản được cấp có thẩm quyền ban hành.

1.2.2. Sự cần thiết của công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xâydựng cơ bản dựng cơ bản

Kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi những lý do sau đây:

Thứ nhất, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản phải đảm bảo tính tiết kiệm và có hiệu quả, cụ thể sau:

Các khoản chi Ngân sách Nhà nước bao giờ cũng có hạn, nguồn hình thành các khoản chi này phần lớn là tiền của và công sức lao động của nhân dân đóng góp, do đó không thể chỉ tiêu một cách lãng phí. Vì vậy, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi Ngân sách Nhà nước thực sự trở thành mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước, các cấp lãnh đạo, các ngành của toàn xã hội. Thực hiện tốt công các này sẽ có ý nghĩa to lớn trong việc thực hành tiết kiệm, tập trung mọi nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế - xã hội, chống các hiện tượng tiêu cực, chi tiêu lãng phí, góp phần lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia, tập trung mọi nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế.

Thứ hai, do hạn chế của bản thân cơ chế quản lý thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản:

Cơ chế quản lý, cấp phát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản tuy đã được thường xuyên sửa đổi và từng bước hoàn thiện, nhưng cũng chỉ có thể quy định được những vấn đề chung nhất, mang tính nguyên tắc. Vì vậy, nó không thể bao quát được hết tất cả những hiện tượng nảy sinh trong quá trình thực hiện chi đầu tư xây dựng cơ bản. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động kinh tế xã hội, công tác chỉ đầu tư xây dựng cơ bản cũng ngày càng đa dạng và phức tạp hơn. Điều này cũng làm cho cơ chế quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản nhiều khi không theo kịp với các biến động và phát triển của hoạt động chi đầu tư xây dựng cơ bản; trong đó, một số nhân tố quan trọng như hệ thống tiêu chuẩn định mức chi tiêu còn xa rời thực tế, thiếu đồng bộ, thiếu căn cứ để có thể thẩm định; chưa có một cơ chế quản lý chi phù hợp và chặt chẽ đối với một số lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực chi đầu tư xây dựng cơ bản, một lĩnh vực phức tạp, không chỉ tốn nhiều tiền mà còn liên quan đến yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, tạo ra những kẽ hở cơ chế quản lý; từ đó, một số không ít đơn vị và cá nhân đã lợi dụng, khai thác để tham ô, trục lợi, gây lãng phí tài sản và công quỹ của Nhà nước. Từ thực tế trên, đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra giám sát chi tiêu để phát hiện và ngăn chặn kịp

thời những hiện tượng tiêu cực của các đơn vị sử dụng kinh phí Ngân sách Nhà nước cấp; đồng thời phát hiện những kẽ hở trong cơ chế quản lý để từ đó có những giải pháp và kiến nghị nhằm sửa đổi bổ sung kịp thời những cơ chế, chính sách hiện hành, tạo nên một cơ chế quản lý và kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản ngày càng chặt chẽ và hoàn thiện hơn.

Thứ ba, do ý thức của các đơn vị sử dụng kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản; Một thực tế khá phổ biến là các đơn vị sử dụng kinh phí được Ngân sách Nhà nước cấp thường có chung một tư tưởng là tìm mọi cách sử dụng hết số kinh phí được cấp mà không quan tâm đến việc chấp hành đúng mục đích, đối tượng và dự toán đã được duyệt. Các đơn vị này thường lập hồ sơ, chứng từ thanh toán khống, sai chế độ quy định, không có trong dự toán chi Ngân sách Nhà nước đã được phê duyệt, không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu, thiếu các hồ sơ, chứng từ pháp lý có liên quan… Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần phải có một cơ quan chức năng có thẩm quyền, độc lập và khách quan, có kỹ năng nghề nghiệp, có vị trí pháp lý và uy tín cao để thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát và hướng dẫn các đơn vị chấp hành đúng các quy định, tránh sai sót dẫn đến lãng phí, thất thoát kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản.

Thứ tư, do tính đặc thù của các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản các khoản chi của Ngân sách Nhà nước đều mang tính chất không hoàn trả thực tiếp.

Tính chất cấp phát trực tiếp không hoàn lại của các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản là một ưu thế vô cùng to lớn đối với các đơn vị sử dụng Ngân sách Nhà nước. Trách nhiệm của họ là phải chứng minh được việc sử dụng của các khoản kinh phí bằng các kết quả công việc cụ thể đã được Nhà nước giao. Tuy nhiên, việc dùng những chỉ tiêu định tính và định lượng để đánh giá và đo lường kết quả công việc trong nhiều trường hợp là thiếu chính xác và gặp không ít những khó khăn. Vì vậy, cần phải có một cơ quan chức năng có thẩm quyền để thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát các khoản chi của đầu tư xây dựng cơ bản, bảo đảm tương xứng giữa khoản tiền Nhà nước đã chi ra với kết quả công việc mà các đơn vị sử dụng Ngân sách Nhà nước thực hiện.

Thứ năm, do yêu cầu mở cửa hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Theo kinh nghiệm quản lý Ngân sách Nhà nước của các nước và những khuyến nghị của tổ chức tài chính quốc tế; việc kiểm tra, kiểm soát các khoản chi

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Sơn La (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w