Về nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Sơn La (Trang 46 - 48)

b/ Quy trình kiểm soát thanh toán khối lượng hoàn thành một lần hay thanh toán lần cuối của hợp đồng thanh toán nhiều lần

1.3.1. Về nhân tố khách quan

+ Cơ chế chính sách và các quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước: Cơ chế chính sách và các quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước thường không đồng bộ và không theo kịp sự phát triển của nền kinh tế. Năm 2005, Quốc hội ban hành Luật Đấu thầu có hiệu lực từ ngày 01/4/2006, Luật Đầu tư có hiệu lực từ ngày 01/7/2006 Mặc dù đã có nhiều đổi mới trong việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật có tính pháp lý cao nhất, nhưng các luật này chỉ là luật khung, để thực hiện các luật này lại phải chờ Chính phủ ban hành các Nghị định hướng dẫn và các bộ, ngành lại ban hành các thông tư, quyết định để hướng dẫn thực hiện Nghị định. Nên phần nào đã giảm hiệu lực của các văn bản quy phạm pháp luật, cá biệt có những điều, khoản thuộc các văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau lại mâu thuẫn với các văn bản ban hành trước hoặc không thể thực hiện được trong thực tế, gây khó khăn cho các tổ chức, đơn vị và cá nhân trong quá trình chuẩn bị, thực hiện dự án và giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Đặc biệt là khi chuyển đổi từ kinh tế kế toán hóa tập trung sang kinh tế thị trường thì cơ chế chính sách của nhà nước không theo kịp với sự biến động của kinh tế thị trường, các bộ định mức, đơn giá do Nhà nước ban hành thường thấp hơn nhiều so với giá thị trường, điển hình là việc đền bù giải phóng mặt bằng, việc xác định giá đất để đền bù thường thấp, dẫn đến nhiều dự án vướng mắc về công tác đền bù giải phóng mặt bằng, làm

cho tiến độ thực hiện dự án không đạt được so với mục tiêu đề ra, làm cho hiệu quả dự án không đạt được, vốn đầu tư xây dựng cơ bản không giải ngân được gây lãng phí vốn đầu tư.

+ Công tác lập, phân bổ dự toán, kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm của các cấp, các ngành và các địa phương và cơ quan tài chính có tác động lớn đến công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước.

Nếu việc lập, phân bổ dự toán, kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm mà sát với tiến độ thực hiện dự án và ngân sách cân đối được nguồn thu thì công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước gặp nhiều thuận lợi, công tác kiểm soát chi, kế toán, quyết toán vốn đầu tư hàng năm theo Luật Ngân sách đảm bảo chất lượng và đúng thời gian quy định.

Ngược lại, nếu công tác này mà thiếu chính xác, nguồn vốn của Ngân sách thiếu hụt sẽ dẫn đến tình trạng dự án công trình bị giãn tiến độ gây lãng phí vốn đầu tư hoặc phải điều chỉnh dự toán, kế hoạch nhiều lần làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án đầu tư. Mặt khác, công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Kho bạc Nhà nước gặp nhiều khó khăn, vốn ngân sách không quyết toán được theo đúng tiến độ và thời hạn, Kho bạc Nhà nước phải tổ chức theo dõi, quản lý số vốn đã giải ngân nhưng chưa quyết toán được do dự án bị đình hoãn thi công hoặc chậm tiến độ hoàn thành.

+ Các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức, đơn vị, cá nhân lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý và tổ chức thực hiện dự án đầu tư cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn Ngân sách Nhà nước.

Nếu tuân thủ đúng các nguyên tắc, quy định của nhà nước về xây dựng cơ bản trong lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý và triển khai thực hiện dự án đầu tư thì việc kiểm soát thanh toán vốn đầu tư của Kho bạc Nhà nước sẽ thuận lợi, quá trình kiểm soát thanh toán vốn, cấp phát thanh toán vốn sẽ nhanh chóng, rút ngắn thời gian luân chuyển của tiền trong lưu thông, tăng vòng quay của vốn, kích thích kinh tế phát triển.

đầy đủ chế độ quy định dẫn đến tình trạng khi thực hiện dự án phải điều chỉnh thay đổi quy mô, thiết kế của dự án, làm cho tổng vốn đầu tư cho dự án tăng lên, việc điều chỉnh, thay đổi dự án cũng mất nhiều thời gian làm cho dự án khi hoàn thành đưa vào sử dụng không còn phát huy được hiệu quả như mục tiêu ban đầu. Điều này cũng làm cho công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Kho bạc Nhà nước cũng gặp nhiều khó khăn về kiểm soát chi, theo dõi, điều chỉnh nguồn vốn cho phù hợp với điều chỉnh dự án… Hoặc, việc quản lý dự án trong quá trình thực hiện đầu tư của chủ đầu tư không tốt, dẫn đến các nhà thầu thi công công trình không tuân thủ quy trình, quy phạm kỹ thuật, bớt xén, thay đổi chủng loại vật tư, vật liệu, làm dối, làm ẩu, làm chất lượng công trình bị ảnh hưởng, nhanh xuống chấp và không đạt công suất thiết kế trong quá trình sử dụng. Điều này cũng làm cho công tác quản lý, kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước gặp khó khăn, nếu kiểm soát không tốt sẽ dẫn đến thất thoát, lãng phí vốn đầu tư của ngân sách nhà nước.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Sơn La (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w