Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Sơn La (Trang 73 - 84)

- Kho bạc Nhà nước SơnLa đã chủ động phối hợp với các chủ đầu tư, các cơ

2.3.2Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được như đã nêu ở trên, từ thực tế trong quá trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Sơn La đã bộc lộ những hạn chế liên quan trực tiếp tới quá trình kiểm soát thanh toán của hệ thống Kho bạc Nhà nước Sơn La từ việc cải cách thủ tục hành chính trong giải quyết thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, đến quy trình thanh toán vốn, luân chuyển chứng từ kế toán… nếu không được sửa đổi, hoàn thiện sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực hiện nhiệm vụ của hệ thống Kho bạc Nhà nước Sơn La và là kẽ hở mà từ đó Chủ đầu tư, nhà thầu…lợi dụng làm thất thoát, lãng phí trong việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước, đó là:

Thứ nhất: Hạn chế trong việc áp dụng quy trình giao dịch 1 cửa trong kiểm soát thanh toán vốn đầu tư vốn xây dựng cơ bản

Qua thời gian triển khai kiểm soát thanh toán vốn theo phương thức giao dịch một cửa tại hệ thống Kho bạc Nhà nước Sơn La nhằm mục đích công khai, minh bạch, rõ ràng và thuận tiện cho các tổ chức và cá nhân đến giao dịch tại Kho bạc Nhà nước

Sơn La. Phương thức giao dịch này đã bộc lộ một số hạn chế như sau:

- Về bố trí cán bộ: Trong điều kiện số lượng biên chế cán bộ của hệ thống Kho bạc Nhà nước Sơn La có hạn, đặc biệt là với các đơn vị Kho bạc Nhà nước cấp huyện: bộ phận kế hoạch, kế toán chỉ được giao biên chế 1-2 cán bộ. Vì vậy, việc bố trí cán bộ tại bộ phận giao nhận hồ sơ và trả kết quả theo hướng tách biệt giữa người giao dịch trực tiếp với khách hàng và người xử lý nghiệp vụ là không thể thực hiện được. Đặc biệt là ở những thời điểm cuối năm ngân sách, cuối kỳ khoá sổ niên độ kế hoạch năm, lượng khách hàng giao dịch rất đông gây nên tình trạng quá tải đối với cơ quan Kho bạc ngay cả khi kiểm soát thanh toán theo mô hình từng cán bộ nghiệp vụ giao dịch trực tiếp với khách hàng. Nay theo mô hình giao dịch một cửa này, mọi giao dịch đều tập trung vào bộ phận giao nhận hồ sơ và trả kết quả là không khả thi, gây nên tình trạng xếp hàng nộp hồ sơ, vì thế việc giải ngân không đảm bảo kịp thời và kéo dài thời gian hơn so với trước đây.

- Đối với kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, cán bộ tại bộ phận giao dịch nhận hồ sơ và trả kết quả dù tài giỏi đến đâu cũng không thể nhớ hết diễn biến hồ sơ và quá trình giải ngân của từng dự án đầu tư. Vì thế không thể trả lời khách hàng về việc hồ sơ khi giao nhận đã đủ điều kiện để giải ngân hay chưa - điều mà chỉ cán bộ kiểm soát thanh toán vốn đầu từ xây dựng cơ bản trực tiếp quản lý hồ sơ dự án mới có thể trả lời chính xác, nhưng chính cán bộ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư vốn xây dựng cơ bản cũng không thể tự ý trả lời khi chưa tra soát lại hồ sơ đã có và quá trình giải ngân vốn đầu tư cho dự án.

- Cán bộ giao dịch chỉ có thể trả lời khách hàng giao dịch về tính hợp lệ của hồ sơ và ký nhận số lượng hồ sơ giao nhận mà không thể trả lời số tiền chấp nhận giải ngân là bao nhiêu? Vì thế việc giao dịch của khách hàng cho món tiền muốn giải ngân chưa thể chắc chắn đã hoàn tất, thời gian giải ngân sẽ kéo dài hơn, khách hàng sẽ phải giao dịch nhiều lần hơn. Với các giao dịch kiểm soát thanh toán vốn thường xuyên và lĩnh tiền mặt nếu khách hàng có nhu cầu giải quyết ngay trong ngày giao dịch thì thời gian giải quyết chậm hơn so với trước đây, vì theo quy định hồ sơ giao nhận phải chuyển qua bộ phận giao dịch một cửa, sau đó mới được

chuyển đến cho cán bộ nghiệp vụ xử lý.

- Một trong những mục đích giao dịch một cửa hiện nay nhằm để hạn chế tiêu cực, phiền hà của cán bộ nghiệp vụ khi trực tiếp giao dịch với khách tại trụ sở làm việc. Nhưng ai dám chắc giao dịch gián tiếp không diễn ra ngoài trụ sở Kho bạc? Những vướng mắc trong hồ sơ thanh toán nếu được trao đổi thông qua thủ tục giấy tờ hành chính sẽ nhiêu khê và chậm trễ hơn rất nhiều nếu được trao đổi trực tiếp giữa cán bộ nghiệp vụ và đơn vị giao dịch, từ đó làm khách hàng phải đi lại nhiều lần, ảnh hưởng tới tiến độ giải ngân của dự án. Trường hợp đơn vị giao dịch chưa đồng tình với xử lý nghiệp vụ của cơ quan Kho bạc thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ không thể trực tiếp giải thích với khách hàng một cách thoả đáng ngay, mà phải trao đổi với cán bộ trực tiếp xử lý nghiệp vụ trước khi giải thích lại với khách hàng, làm cho khách hàng phải chờ đợi, vì thế đương nhiên khách không đồng tình. Đó là chưa kể đến trường hợp “tam sao thất bản” của cán bộ giao dịch.

- Khi thực hiện mô hình giao dịch một cửa, công việc giao nhận hồ sơ và trả kết quả giữa cán bộ giao dịch với khách hàng, giữa cán bộ giao dịch với cán bộ xử lý nghiệp vụ so với quy trình kiểm soát thanh toán vốn trước đây đã làm tăng thủ tục hành chính gấp 3 lần vì đều phải thực hiện giao nhận bằng văn bản giấy tờ.

- Về phía đơn vị giao dịch thì không phải đơn vị nào cũng nắm vững cơ chế chính sách trong quản lý thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, trình độ kế toán - tài chính của các đơn vị giao dịch chưa đồng đều, đặc biệt là trong điều kiện hiện tại nhiều cơ chế chính sách được ban hành chưa đồng bộ, thường xuyên thay đổi bổ sung ảnh hưởng đến việc cập nhật và bổ sung kiến thức của người thực thi công việc, nên hồ sơ chứng từ gửi đến Kho bạc Nhà nước không tránh khỏi thiếu sót phải trả lại để hoàn chỉnh nhiều lần nếu tiếp tục giao dịch theo mô hình một cửa như hiện nay.

Thứ hai: Hạn chế trong cơ chế kiểm soát chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng

Quy định mở tài khoản tiền gửi Ban quản lý dự án chưa chặt chẽ

20 tháng 04 năm 2012 về việc quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước, chủ đầu tư được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước nơi thuận tiện cho việc kiểm soát thanh toán và thuận tiện cho giao dịch của Chủ đầu tư.

Công văn số 282/KBNN-TTVĐT ngày 20/04/2012 của Kho bạc Nhà nước V/v hướng dẫn kiểm soát thanh toán chi phí ban quản lý dự án theo Thông tư số 10/2011/TT-BTC, đã nêu: “ Các Ban quản lý dự án được giao quản lý từ 02 dự án trở lên hoặc có kinh phí quản lý dự án được hưởng từ nhiều nguồn khác nhau phải mở tài khoản tiền gửi chi phí quản lý dự án tại một Kho bạc Nhà nước, nơi thuận tiện cho giao dịch của Ban quản lý dự án”.

Trường hợp chủ đầu tư được hưởng chi phí quản lý dự án và được lập, phê duyệt dự toán chi phí quản lý dự án riêng cho chủ đầu tư thì chủ đầu tư được mở một tài khoản tiền gửi (ngoài tài khoản tiền gửi của Ban quản lý dự án) tại một Kho bạc Nhà nước nơi thuận tiện cho giao dịch của chủ đầu tư để tiếp nhận kinh phí quản lý dự án do Ban quản lý dự án trích chuyển đến“

Như vậy, theo quy định này, Ban quản lý dự án có thể mở tài khoản tiền gửi ở bất kỳ Kho bạc nào thuận tiện cho giao dịch của họ. Vì thế đã phát sinh trường hợp Ban quản lý dự án quản lý từ 2 dự án đầu tư trở lên, các dự án đầu tư này được mở tài khoản thanh toán vốn đầu tư ở Kho bạc Nhà nước A, Kho bạc Nhà nước B, Kho bạc Nhà nước C. Nhưng khi mở tài khoản tiền gửi Ban quản lý dự án thì Ban quản lý đã không mở tài khoản tiền gửi ở một trong các Kho bạc Nhà nước có giao dịch thanh toán vốn đầu tư, mà mở tài khoản tiền gửi Ban quản lý dự án ở Kho bạc Nhà nước D. Đây là trường hợp chưa có trong thông lệ từ trước đến nay, vì thông thường Ban quản lý dự án sẽ phải mở tài khoản tiền gửi Ban quản lý dự án ở một trong số các Kho bạc Nhà nước mà Ban quản lý dự án có giao dịch kiểm soát thanh toán vốn đầu tư. Với trường hợp này, Kho bạc sẽ xử lý như thế nào và việc mở tài khoản tiền gửi như vậy có ảnh hưởng gì đến nghiệp vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư của Kho bạc hay không? đặc biệt khi quyết toán và phân bổ chi phí Ban quản lý dự án, kiểm soát chi Ban quản lý dự án từ tài khoản tiền gửi Ban quản lý, nộp giảm số thanh toán cho dự án, nộp Ngân sách Nhà nước... Đây là một trong những

hạn chế cần được giải quyết.

Về mẫu biểu chứng từ thanh toán

Hiện nay, do nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nhiều nguồn khác nhau và do nhiều phòng kiểm soát. Chủ đầu tư phải sử dụng nhiều mẫu chứng từ khác nhau khi đề nghị tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư, do đó, dễ bị nhầm lẫn khi sử dụng hoặc sử dụng mẫu biểu không đúng quy định với từng nội dung phát sinh. Như vậy, chưa tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng, cùng một hình thức kinh phí nhưng lại do hai phòng kiểm soát, sử dụng hai loại chứng từ khác nhau: Giấy rút vốn đầu tư và Giấy rút dự toán ngân sách. Nhiều chỉ tiêu trùng lặp giữa các chứng từ như tên dự án, số tiền đề nghị thanh toán, số tài khoản của bên A, bên B, mã chương, mã ngành, mã nội dung kinh tế của mục lục ngân sách... Đối với dự án đầu tư có nhiều nguồn vốn tham gia mẫu chứng từ lại chưa thiết kế đủ chỉ tiêu để chủ đầu tư ghi cho từng loại vốn (chủ đầu tư thường phải ghi thêm các chỉ tiêu vào chứng từ).

Thứ ba: Chưa qui định rõ các loại dự toán làm căn cứ thanh toán khối lượng hoàn thành

Thông tư 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc Ngân sách Nhà nước, trong đó quy định một trong những tài liệu cơ sở của dự án mà chủ đầu tư phải gửi đến Kho bạc Nhà nước để thanh toán cho dự án thực hiện đầu tư đối với dự án vốn trong nước là:

Dự toán và quyết định phê duyệt dự toán của từng công việc, hạng mục công trình, công trình đối với trường hợp chỉ định thầu hoặc tự thực hiên các công việc thực hiện không thông qua hợp đồng.

“Dự toán và quyết định phê duyệt dự toán của cấp có thẩm quyền đối với từng công việc, hạng mục công trình, công trình (trừ dự án chỉ lập báo cáo kinh tế- kỹ thuật)“.

“Dự toán chi phí cho công tác chuẩn bị thực hiện dự án được duyệt; Riêng việc giải phóng mặt bằng phải kèm theo phương án giải phóng mặt bằng được cấp có thẩm quyền phê duyệt“.

xuyên của các đơn vị thụ hưởng Ngân sách. Dự toán công trình được lập căn cứ trên cơ sở xác định khối lượng các công việc xác định theo thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, nhiệm vụ phải thực hiện của công trình, định mức chi phí tính theo tỷ lệ phần trăm (%) cần thiết để thực hiện khối lượng, nhiệm vụ công việc đó.

Như vậy chủ đầu tư sẽ gửi cho Kho bạc Nhà nước loại dự toán do đơn vị nào lập để làm căn cứ kiểm soát? Rất có thể vấn đề này sẽ dẫn đến tai nạn nghề nghiệp trong kiểm soát chi đầu tư của cán bộ Kho bạc Nhà nước.

Thứ tư: Hạn chế trong thanh toán tạm ứng và thu hồi tạm ứng

Theo Thông tư 130/2007/TT – BTC ngày 02/11/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn Ngân sách Nhà nước để thực hiện Nghị định số 99/2007/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình quy định về đối tượng được tạm ứng vốn và mức tạm ứng vốn chỉ quy định mức tạm ứng tối thiểu và không khống chế mức tạm ứng tối đa. Thông tư 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 đã khắc phục được hạn chế của thông tư 130 quy định mức tối đa và tối thiểu, song chưa quy định chi tiết theo tỷ lệ kế hoạch vốn hàng năm nên nhiều chủ đầu tư và nhà thầu thống nhất trong điều khoản của hợp đồng về tạm ứng vốn với mức là 100% (không vượt quá 50% giá trị hợp đồng) là phù hợp với quy định hiện hành, sau đó triển khai chậm để lợi dụng vốn vì có khẩn trương triển khai trong năm đó cũng không rút thêm tiền vì đã hết kế hoạch vốn năm đó.

Việc thu hồi tạm ứng, Thông tư 86 quy định chặt chẽ hơn là thu hồi đạt 30% giá trị hợp đồng và thu hồi hết khi thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng, mà do chủ đầu tư và nhà thầu thỏa thuận. Đây là vấn đề hết sức phi lý, tại thời điểm đó Ngân sách Nhà nước đã bỏ ra một khoản tiền khá lớn, trong khi công trình vẫn chưa có khối lượng thực hiện, hơn nữa việc tạm ứng một lượng vốn lớn cho nhà thầu chưa chắc nhà thầu đó đã sử dụng hết 100%. Đó là còn chưa kể trong các trường hợp có khối lượng phát sinh giảm, đình hoãn thi công, thì việc tạm ứng quá nhiều sẽ là một sự lãng phí lớn, gấy căng thẳng vốn trong thanh toán, dự án thì thừa thiền trong khi có dự án thiếu tiền. Đặc biệt trong một chừng mực nào đó, có thể gây lạm phát nhất là trong bối cảnh kinh tế nước ta hiện nay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhiều nhà đầu tư và nhà thầu lợi dụng quy định về " sự thỏa thuận ở mức thu hồi tạm ứng từng lần khi thanh toán" làm cho quá trình thu tạm ứng của Kho bạc Nhà nước gặp không ít khó khăn trở ngại... cụ thể là có không ít chủ đầu tư và nhà thầu thỏa thuận tạm ứng với số tiền lớn, nhưng thu hồi tạm ứng với số tiền nhỏ, miễn là có thu hồi, không tích cực thu hồi tạm ứng hoặc thể hiện khối lượng dưới 80% giá trị hợp đồng để khỏi thu hồi hết tạm ứng...; Ngoài ra, quy định vốn tạm ứng quá 6 tháng mà không sử dụng hoặc nhà thầu sử dụng sai mục đích thì sẽ bị thu hồi song chưa có chế tài đủ mạnh nên công tác thu hồi tạm ứng rất chậm, thậm chí nhiều dự án tạm ứng vốn kéo dài qua nhiều năm nhưng không có khối lượng để nghiệm thu thanh toán. Mặt khác, chưa quy định cụ thể điều kiện tạm ưng vốn đầu tư xây dựng cơ bản phải có mặt bằng sạch, do đó nhiều dự án đã được tạm ứng vốn nhưng không thể thi công vì còn vướng mắc khâu giải phóng mặt bằng.

Do đặc điểm của công trình xây dựng, một số cấu kiện bán thành phẩm trong xây dựng công trình có giá trị lớn phải được sản xuất trước để đảm bảo tiến độ thi công và một số loại vật tư đặc chủng, vật tư phải dự trữ theo mùa nếu thấy cần thiết được tạm ứng theo nhu cầu cần thiết của việc tạm ứng, nhập khẩu và dự trữ. Việc thu hồi số vốn tạm ứng trên khi thanh toán khối lượng hoàn thành có cấu thành các loại vật tư đã được tạm ứng nói trên.

Quy định này còn chưa rõ ràng và cụ thể về vật tư dự trữ theo mùa là loại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Sơn La (Trang 73 - 84)