Tiêu chí đánh giá công tác kiểm soát thanh toán vốn đầutư xây dựng cơ bản qua hệ thống Kho bạc nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Sơn La (Trang 44 - 46)

b/ Quy trình kiểm soát thanh toán khối lượng hoàn thành một lần hay thanh toán lần cuối của hợp đồng thanh toán nhiều lần

1.2.5.Tiêu chí đánh giá công tác kiểm soát thanh toán vốn đầutư xây dựng cơ bản qua hệ thống Kho bạc nhà nước

xây dựng cơ bản qua hệ thống Kho bạc nhà nước

Công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước là một công việc hết sức phức tạp, khó định lượng và thiếu tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá, bởi hoạt động kiểm soát thanh toán vốn từ Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước là hoạt động đa dạng, phức tạp và mang tính đặc thù riêng trong từng nội dung kiểm soát. Hiện nay, chưa có một hệ thống tiêu chí định lượng chính thức nào được xây dựng để đánh giá hiệu quả của công tác kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả, hiệu quả của công tác này được phản ánh qua những tiêu chí sau:

- Chỉ tiêu tiến độ và quy mô giải ngân vốn: Tiến độ giải ngân được tính bằng tỷ số vốn đã giải ngân trong tổng số vốn kế hoạch được giao hàng năm, thường được tính theo tỷ lệ % và được xác định bằng công thức.

Tỷ lệ giải ngân =

Tổng số vốn đã giải ngân

x 100% Tổng số vốn thông báo kế hoạch năm

Đây là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả giải ngân nguồn vốn của cả nước, một ngành hoặc địa phương tại một thời điểm. Chỉ số này cũng phản ánh tổng hợp nhiều yếu tố, công đoạn, nhiều chủ thể liên quan mà kết quả cuối cùng thể hiện ở khối lượng xây dựng cơ bản và sản phẩm xây dựng cơ bản hoàn thành được giải ngân và rất có ý nghĩa trong đánh giá hiệu quả điều hành Ngân sách Nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản. Tỷ lệ này càng cao, vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn Ngân sách Nhà nước càng được sử dụng tiết kiệm và hiệu quả vì tránh

được tình trạng lãng phí do nguồn vốn đã được bố trí mà không được sử dụng và đảm bảo hoàn thành tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội.

Chỉ số này có ưu điểm là cách lấy số liệu thống kê tính toán đơn giản dễ thực hiện, dễ kiểm tra, bảo đảm tính trung thực cao, có thể so sánh với nhau trong toàn quốc hoặc trong một địa phương, một ngành. Cũng có thể dùng để phân tích, so sánh hoạt động kinh tế trong một hoặc nhiều thời kỳ với nhau. Tuy nhiên, chỉ tiêu này có hạn chế, nó phù hợp với việc đánh giá tổng hợp ở các địa phương, ngành nhưng không phù hợp với từng cơ quan đơn vị tham gia một mảng công việc trong dự án xây dựng cơ bản sử dụng vốn từ Ngân sách Nhà nước

- Mức độ chặt chẽ trong kiểm soát thanh toán:

Chỉ tiêu này thể hiện được mức độ chặt chẽ trong kiểm soát thanh toán, thông qua việc thể hiện những rủi ro trong thanh toán vốn đầu tư như: Phát hiện ra những khoản vốn đầu tư sai mục đích, sai đối tượng hoặc sai chế độ, những khoản vốn đầu tư sai định mức, đơn giá do Nhà nước quy định. Khi mức độ rủi ro trong thanh toán vốn đầu tư càng thấp thì chi đầu tư xây dựng cơ bản của Ngân sách Nhà nước càng được kiểm soát chặt chẽ và ngược lại, mức độ rủi ro trong thanh toán vốn đầu tư càng cao thì việc kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng cơ bản của Ngân sách nhà nước cần phải tăng cường chặt chẽ hơn nữa.

Mức độ chặt chẽ trong kiểm soát thanh toán còn được thể hiện ở chỉ tiêu tỷ lệ từ chối thanh toán: Chỉ tiêu này được tính là tỉ lệ (%) giữa số từ chối thanh toán và số kiểm soát thanh toán. Khi tỷ lệ từ chối thanh toán càng cao chứng tỏ trình độ kiểm soát cao trong thanh toán vốn đầu tư, góp phần loại bỏ những chi phí bất hợp lý, sai định mức đơn giá, sai thiết kế dự toán, ngoài dự toán trúng thầu… góp phần tiết kiệm chi cho Ngân sách Nhà nước, chống lãng phí thất thoát vốn đầu tư.

- Mức độ đơn giản, thông thoáng về thủ tục hành chính trong công tác kiểm soát thanh toán.

Tiêu chí này thể hiện qua số lượng và chất lượng các thủ tục hành chính được xử lý đúng thời gian quy định tại văn bản pháp quy liên quan. Số lượng các thủ tục hành chính cắt giảm, số bước, số khâu trong quy trình thanh toán được giảm bớt, chất lượng giải quyết các khâu trong thủ tục hành chính ngày càng nâng cao

giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho cả chủ đầu tư, nhà thầu và Kho bạc nhà nước, đồng thời sự đơn giản, thông thoáng trong thủ tục hành chính sẽ giảm phiền hà cho các chủ đầu tư, giúp Kho bạc Nhà nước rút ngắn thời gian thanh toán trong điều kiện số lượng dự án và nhu cầu thanh toán ngày càng nhiều.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Sơn La (Trang 44 - 46)