- Kho bạc Nhà nước SơnLa đã chủ động phối hợp với các chủ đầu tư, các cơ
TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH SƠN LA
3.3.3. Kiến nghị với các Bộ, ngành, địa phương
Các Bộ, ngành, địa phương là cơ quan trực tiếp quyết định đầu tư các dự án sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước, do vậy để hoạt động kiểm soát chi xây dựng cơ bản đạt hiệu quả cao, kiến nghị với các Bộ, ngành, địa phương như sau:
- Đối với công tác lập, phân bổ kế hoạch vốn phải bố trí vốn tập trung, tránh dàn trải, ưu tiên vốn cho các dự án cấp bách, dự án chuyển tiếp, dự án có tiến độ thực hiện tốt. Kiên quyết cắt giảm vốn các dự án không hiệu quả, đình hoãn các dự án chưa cần thiết phải khởi công. Đổi mới công tác bố trí kế hoạch vốn bằng công tác lập dự toán vốn cho dự án cùng với lập dự toán ngân sách hàng năm và phải dự kiến vốn cho các năm tiếp theo theo tổng mức đầu tư đã phê duyệt và tiến độ triển khai thực hiện dự án đã ghi trong quyết định đầu tư. Tiến tới quản lý vốn theo dự án, không quản lý theo kế hoạch vốn hàng năm.
- Nâng cao chất lượng đấu thầu: phương thức giao thầu hiện nay trên thế giới là đấu thầu xây dựng. Đấu thầu xây dựng là sự cạnh tranh giữa các nhà thầu theo yêu cầu của bên thầu. Áp dụng nghiêm túc, khách quan các nội dung, điều kiện đấu thầu và thực tế sẽ mang lại nhiều hiệu quả kinh tế xã hội.
- Đôn đốc chủ đầu tư khẩn trương lập và trình duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án, công trình hoàn thành va khẩn trương phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án, công trình hoàn thành đã có đầy đủ điều kiện, hồ sơ thủ tục theo luật định để làm cơ sở cho Kho bạc Nhà nước thanh quyết toán và tất toán tài khoản của dự án. Theo
học viên đề suất thì cần áp dụng đồng bộ các giải pháp sau:
+ Đối với chủ đầu tư: nếu quá thời hạn lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư mà Chủ đầu tư chưa gửi cấp có thẩm quyền phê duyệt thì cần phải dừng các khoản chi liên quan đến chi phi phí Ban quản ký, cương quyết không giao thêm dự án mới khi dự án cũ còn tồn đọng.
+ Đối với cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán dự án công trình hoàn thành: Cấp nào, ngành nào để tồn đọng nhiều dự án quá thời hạn chưa quyết toán đề nghị cấp có thẩm quyền trừ vào chỉ tiêu kế hoạch hàng năm bằng chính số vốn tồn đọng đó.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giảm sát quá trình thực hiện các dự án đầu tư để ngăn ngừa và hạn chế những vi phạm của các chủ đầu tư, nhà thầu và đơn vị tư vấn khi tham gia quản lý, thực hiện dự án đầu tư.
KẾT LUẬN
Với những cải cách, đổi mới trong công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn Ngân sách Nhà nước trong 3 năm qua dựa trên các quy chế, chính sách mới về quản lý đầu tư và xây dựng được Nhà nước nghiên cứu, xây dựng và ban hành đã mang lại những kết quả nhất định. Nổi bật nhất là các dự án công được xây dựng đi vào thực tiễn đời sống nhân dân ngày càng nhiều, góp phần làm tăng trưởng nền kinh tế cũng như phúc lợi xã hội. Tuy nhiên, hoạt động quản lý và kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản là những vẫn đề, công việc rất khó khăn, phức tạp, nhạy cảm với cuộc sống, nhiều chính sách chế độ, văn bản thường xuyên bổ sung, thay đổi. Bên cạnh đó, không thoả mãn với thành tích đạt được, Kho bạc Nhà nước Sơn La đã và đang hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, đảm bảo thanh toán vốn đúng, đủ, kịp thời theo quy định của Nhà nước và đặc biệt là chống thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng. Để nghiên cứu giải quyết vấn đề này, luận văn nghiên cứu khoa học “ Tăng cường kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Sơn La)” đã đi sâu nghiên cứu và sáng tỏ một số nội dung cơ bản sau:
- Thứ nhất: Đã hệ thống hoá và trình bày tổng quan những nội dung cơ bản về vốn đầu tư xây dựng cơ bản, nhận diện thất thoát, lãng phí trong quá trình giải ngân, đồng thời đi sâu phân tích những nội dung liên quan đến kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Trên nền tảng này, đề tài tiếp tục mạch tư duy hệ thống các vấn đề tiếp theo.
- Thứ hai: Đề tài đã đưa ra cách nhận diện thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng từ quá trình quy hoạch và chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án, quyết toán vốn đầu tư, giúp cho người đọc nhận diện thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng thông qua nghiệp vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Kho bạc Nhà nước.
- Thứ ba: Phân tích toàn diện và sát thực về thực trạng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Kho bạc Nhà nước Sơn La giai đoạn
2010 - 2012 để có những đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân thuộc về yếu tố khách quan cũng như chủ quan để tìm ra giải pháp phù hợp.
- Thứ tư: Kết hợp với các yếu tố phân tích ở Chương 1, Chương 2 với định hướng hoạt động của Kho bạc Nhà nước nói chung và Kho bạc Nhà nước Sơn La nói riêng trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, Luận văn đã đưa ra 5 giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Kho bạc Nhà nước Sơn La. Bên cạnh 5 giải pháp là nhóm các giải pháp hỗ trợ, điều kiện thực hiện giải pháp và một số kiến nghị nhằm góp phần chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng.
Đề tài tăng cường kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Sơn La là một đề tài có nhiều vấn đề cần có nhiều thời gian nghiên cứu, nhưng với tinh thần quyết tâm của học viên, học viên đã hoàn thành mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Mặc dù vậy, nội dung của đề tài không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Học viên mong muốn nhận được những đóng góp quý báu của các thầy cô giáo để đề tài nghiên cứu khoa học này được hoàn thiện hơn, đồng thời rất mong nhận được sự cảm thông chia sẻ với những khó khăn vất vả trong hoạt động nghiệp vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư của cán bộ thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản toàn hệ thống Kho bạc Nhà nước.