Các yếu tố bên trong mối quan hệ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động liên kết giữa trường dạy nghề với cơ sở sản xuất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở tỉnh Nghệ An (Trang 37 - 38)

- Nhận thức và năng lực của người quản lý: Mối liên kết giữa trường DN với CSSX phụ thuộc vào mức độ nhận thức và năng lực của người quản lý trường dạy nghề cũng như người quản lý CSSX. Có nhận thức sâu sắc về triết lý của mối liên kết thì mới xây dựng được một cách khoa học cơ chế, chiến lược, kế hoạch hành động thiết thực trong việc liên kết song phương giữa trường DN với CSSX hoặc đa phương giữa nhiều trường DN cới nhiều CSSX trên cơ sở đặc thù và thế mạnh của mỗi đối tác tham gia vào mối liên kết.

- Thông tin về nhau: Thông tin là mạch máu của mọi hệ thống. Nếu xem quản lý là một hệ thống thì nhất thiết không được thiếu thông tin trong quá trình quản lý. Trong mối quan hệ hợp tác giữa trường nghề với CSSX nếu hai bên không có những thông tin cần thiết về nhu cầu và năng lực của nhau thì sẽ gây nhiều khó khăn và trở ngại trong quá trình liên kết.

- Nhu cầu và năng lực của mỗi bên: Năng lực của tổ chức đó là năng lực tài chính, năng lực cơ sở vật chất, trang thiết bị, năng lực con người,... và năng lực quản lý. Năng lực thì có thể cải thiện dần theo quá trình song không có nhu cầu thì sẽ không có liên kết. Nhu cầu nhiều khi nó ở dạng tiềm ẩn, chỉ khi nào chủ thể nhận thức được đối tượng có khả năng thỏa mãn được nhu cầu thì lúc đó nhu cầu mới xuất hiện và nó trở thành động lực thúc đẩy chủ thể tích cực hoạt động để chiếm lĩnh đối tượng nhằm thỏa mãn nhu cầu. Như vậy, với tư cách là các nhà quản lý, cả lãnh đạo trường nghề và CSSX cần phải có nghệ thuật khơi dậy nhu cầu đang ở dạng tiềm ẩn cho tổ chức mình cũng như cho đối tác để thúc đẩy liên kết.

- Mức độ phù hợp giữa mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo với thực tiễn sản xuất: Sự năng động nhất trong nền kinh tế chính là CSSX. Nhạy bén và thích ứng nhanh với nhu cầu và yêu cầu của thị trường là yếu tố sống còn của CSSX, do vậy họ luôn luôn thay đổi cách thức hoạt động để đáp ứng. Trong khi đó mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo thường có xu thế thay

đổi chậm hơn nên tạo ra khoảng cách giữa "cái nhà trường có" với "cái doanh nghiệp cần". Cứ ở đâu khoảng cách này được rút ngắn thì ở đó quan hệ liên kết giữa trường nghề với CSSX sẽ thuận lợi. [18] [27]

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động liên kết giữa trường dạy nghề với cơ sở sản xuất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở tỉnh Nghệ An (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w