Thực trạng các hình thức và nội dung liên kết giữa trường DN với CSSX.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động liên kết giữa trường dạy nghề với cơ sở sản xuất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở tỉnh Nghệ An (Trang 61)

6 Tiểu thủ công nghiệp 7 35 03 043 41.4 7 Giao thông vận tải 3 03 3 913 127

2.3.1. Thực trạng các hình thức và nội dung liên kết giữa trường DN với CSSX.

CSSX.

Ở Việt Nam nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng, mức độ gắn kết giữa các trường dạy nghề với thị trường lao động (hay các cơ sở sản xuất sử dụng lao động qua đào tạo nghề) là rất yếu. Các trường chủ yếu đào tạo theo chỉ tiêu nhà nước giao, theo mục tiêu, nội dung chương trình chuẩn quốc gia có sẵn, hay nói cách khác là đào tạo theo khả năng vốn có của mình (đào tạo cái mình có), chưa quan tâm đến nhu cầu thực sự của thị trường lao động. Về phía các cơ sở sản xuất, chưa ý thức được về trách nhiệm với đào tạo nghề, cứ tuyển dụng lao động khi có nhu cầu mà không cần trao đổi, hợp tác với các trường DN nên phần lớn

lao động được tuyển dụng phải đào tạo lại do không phù hợp. Sự liên kết giữa các trường DN với các CSSX trong lĩnh vực đào tạo nghề đều được thiết lập trong điều kiện nhà trường và CSSX là những đơn vị độc lập với nhau.

Hoạt động liên kết với CSSX vẫn diễn ra và có xu hướng gia tăng ở các trường song chủ yếu vẫn mang tính đơn lẻ, không hệ thống. Hình thức liên kết chủ yếu hiện nay ở các trường là đào tạo theo đơn đặt hàng của CSSX khi CSSX có nhu cầu (bao gồm cả đào tạo tại trường và đào tạo tại các lớp do CSSX tự tổ chức). Thông thường, các hợp đồng đào tạo này chỉ là các khóa đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng kiến thức nên giá trị không lớn.

Đặt quan hệ với CSSX để đưa học sinh đến học trong giai đoạn thực tập sản xuất cũng là kiểu liên kết phổ biến của các trường. Xét về mặt số lượng thì đây là kiểu liên kết mà số học sinh được tham gia là lớn nhất.

* Về mặt tài chính, dấu hiệu khả quan là phần tài chính do các CSSX đóng góp cho các trường ngày càng tăng lên. Trong đó nguồn thu từ phía CSSX của các Trường Cao đẳng nghề Du lịch - Thương mại, Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc và Trường CĐN số 4 là lớn nhất. Ba trường này có được thành công này là một phần là nhờ nỗ lực của các trường trong việc tìm kiếm các hợp đồng, liên kết đào tạo với các CSSX, mặt khác do quy mô đào tạo của ba trường đều lớn hơn các trường khác, ngành nghề đào tạo đa dạng hơn nên có nhiều cơ hội hợp tác, liên kết đào tạo hơn.

Theo báo cáo của các trường, phần tài chính do CSSX đóng góp cho các trường chủ yếu là phí đào tạo mà CSSX trả cho trường khi trường thực hiện đào tạo theo đơn đặt hàng của CSSX. Đối tượng được đào tạo ở đây chủ yếu là người lao động của CSSX cần được đào tạo lại hoặc đào tạo bổ sung, bồi dưỡng nâng cao trình độ do yêu cầu của công việc. Ngoài ra, phía CSSX cũng đóng góp tài chính cho các trường dưới một số hình thức khác như cấp học bổng, đầu tư – hợp tác sử dụng trang thiết bị … nhưng giá trị thu được từ các hình thức này rất nhỏ.

* Về mặt nhân sự, nhiều trường đã có sự hợp tác với phía CSSX như: mời các cán bộ của CSSX tham dự các buổi thảo luận, trao đổi trực tiếp với học viên về những công nghệ sản xuất mới của CSSX để giúp học viên cập nhật kiến thức mới và tích luỹ kinh nghiệm; cử giáo viên tham gia giảng dạy cho các lớp bồi dưỡng do CSSX tự tổ chức … Tuy nhiên, liên kết về đội ngũ cán bộ quản lý thì hầu như chưa có.

* Về mặt thông tin, hầu hết các trường ở thành phố Vinh đều đã có trung tâm hướng nghiệp và giới thiệu việc làm, thậm chí một số trường còn tiến hành các cuộc điều tra khảo sát hàng năm về nhu cầu cũng như xu hướng sử dụng lao động của các CSSX. Song các thông tin thu được chưa được xử lý một cách hiệu quả, thiếu tính hệ thống nên không phát huy được tác dụng trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo. Sau khi tốt nghiệp, hầu hết học sinh tự đi tìm việc làm. Các quan hệ về mặt thông tin đối với các CSSX mà các trường đã thiết lập hiện nay chưa thực sự chặt chẽ, chưa đáp ứng được yêu cầu thông tin về tuyển sinh đối với trường và tuyển dụng lao động đối với CSSX.

Việc tuyển sinh và đánh giá tốt nghiệp trong đào tạo nghề hầu như chỉ được thực hiện bởi một phía là các trường DN, ngoại trừ một số CSSX hợp đồng với trường để đào tạo cán bộ của mình. Trong hội đồng đánh giá tốt nghiệp chưa có đại diện từ phía CSSX. Điều này dẫn đến việc học sinh tốt nghiệp loại tốt nhưng nhiều khi chưa thoả mãn yêu cầu của CSSX.

* Về liên kết xây dựng chương trình đào tạo, hầu các trường đều có sự hợp tác với phía CSSX trong việc xây dựng chương trình đào tạo nhưng việc này mới chỉ nằm trong khuôn khổ các nghề được xây dựng thí điểm trong dự án giáo dục kỹ thuật và dạy nghề của Tổng cục dạy nghề. Với các nghề khác, chương trình đào tạo vẫn được xây dựng chủ yếu dựa trên khung quy định của nhà nước.

* Đánh giá về mức độ liên kết giữa các trường và CSSX theo một số nội dung, hình thức chủ yếu, các trường và các CSSX đã có nhận định khá thống nhất. (Phụ lục 1, 2,3).

Bảng 7: Thực trạng về mức độ liên kết giữa trường nghề với CSSX

(Đơn vị tính: % người được hỏi)

TT Các nội dung liên kết

Mức độ liên kết Chư a c ó Chưa thường xuyên Thường xuyên 1

CSSX chỉ cho học sinh thực tập ở giai

đoạn cuối 0 34,29 65,71

2

CSSX tạo điều kiện cho học sinh thực hành, thực tập, tham quan ở mọi thời điểm trong quá trình đào tạo

0 82,86 17,14

3

CSSX bổ sung nội dung chương trình đào

tạo của trường 17,14 74,29 8,57

4 Hai bên cùng nhau tổ chức tuyển sinh 17,14 68,57 14,29 5

Hai bên cùng nhau biên soạn mục tiêu,

nội dung chương trình đào tạo của trường 34,29 65,71 0 6 Hai bên cùng nhau tổ chức quá trình đào

tạo 11,43 68,57 20

7

Hai bên cùng nhau tổ chức hoạt động

kiểm tra, đánh giá, thi tốt nghiệp 17,14 74,29 8,57 8 Hai bên cam kết cung cấp thông tin cho

nhau 5,71 48,58 45,71

9 CSSX hỗ trợ CSVC, phương tiện dạy học 11,43 71,43 17,14 10 CSSX hỗ trợ kinh phí đào tạo 57,14 42,86 0 11 Hai bên cùng nhau tổ chức hội nghị khách

hàng 17,14 82,86 0

CSSX

13 Trường bồi dưỡng nâng bậc thợ cho CSSX 20 68,57 11,43

14

Mở các ngành nghề mới, hoặc bổ sung công nghệ mới theo yêu cầu ngành nghề của CSSX

28,57 48,57 22,86

15

Thành lập bộ phận thị trường hướng nghiệp và tư vấn giới thiệu việc làm cho học sinh

17,14 51,43 31,43

16

Cải tiến công tác chỉ đạo, điều hành của phòng đào tạo, ban nghề phù hợp với xu hướng thị trường

0 34,29 65,71

17

Chuyên gia CSSX tham gia bồi dưỡng

chyên môn cho giáo viên của trường 48,57 51,43 0 18

Chuyên gia CSSX tham gia giảng dạy cho

Nhà trường (Lý thuyết, thực hành, thực tập) 57,14 28,57 14,29

19 Ký hợp đồng đào tạo 11,43 65,71 22,86

Từ Bảng 7 cho thấy, có 19 nội dung hoạt động thể hiện sự liên kết hợp tác giữa trường DN với CSSX trong quá trình đào tạo được khảo sát. Các nội dung này được khách thể điều tra đánh giá qua ba mức độ thực hiện: “chưa có”, “chưa thường xuyên” và “thường xuyên”. Tuy nhiên, ở hầu hết các nội dung, sự liên kết chủ yếu diễn ra ở mức độ “chưa thường xuyên” Bên cạnh đó, có hai tiêu chí quan trọng phản ánh quan hệ liên kết giữa nhà trường với CSSX có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng ĐTN hiện nay đó là” “CSSX hỗ trợ CSVC, phương tiện dạy học” thì chỉ 17,14% ý kiến đánh giá và “CSSX hỗ trợ kinh phí đào tạo” thì có 0% ý kiến đánh giá là ‘thường xuyên” thực hiện. Thực tế này có thể có thể phản ánh là hầu hết các trường đều có sự liên kết hợp tác với các CSSX trong quá trình đào tạo nghề, hình thức liên kết cũng tương đối đa dạng. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, sự liên kết này còn yếu, chủ yếu là liên kết từng phần và rời rạc, không thường xuyên, hiệu quả đạt được chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng của các trường cũng như các CSSX.

Những mối liên kết được thiết lập giữa các trường với phía CSSX hiện nay hầu hết là mang tính tự phát do nhu cầu của trường và CSSX, chưa có sự can thiệp, chỉ đạo của các cấp, các ngành liên quan. Chưa có các loại văn bản pháp qui tạo hành lang pháp lý và ràng buộc trách nhiệm giữa trường nghề và CSSX trong việc liên kết đào tạo nghề nên quá trình thực hiện còn nhiều khó khăn.

Thực hiện tốt sự liên kết với CSSX hay nói cách khác là củng cố mối quan hệ trường ngành sẽ mang lại lợi ích cho không chỉ phía trường mà còn mang lại lợi ích cho cả CSSX, người học và xã hội. Củng cố quan hệ trường ngành là một giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Các trường cần thúc đẩy hơn nữa sự liên kết với phía CSSX về mọi mặt để tranh thủ mọi nguồn lực từ đối tượng này nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động liên kết giữa trường dạy nghề với cơ sở sản xuất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở tỉnh Nghệ An (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w