Để đáp ứng yêu cầu tăng nhanh quy mô đào tạo lao động kỹ thuật theo mục tiêu Nghị quyết số 04/NQ-TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI đề ra, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo phát triển mạng lưới các cơ sở dạy nghề theo hướng xã hội hóa, ưu tiên các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế phát triển cơ sở đào tạo nghề ngoài công lập. [15] [20]
Giai đoạn 2006 - 2010 tăng được 12 cơ sở đào tạo nghề, đến cuối năm 2012 toàn Tỉnh có 62 cơ sở dạy nghề và có dạy nghề, trong đó 37 cơ sở dạy nghề công lập, 25 cơ sở dạy nghề ngoài công lập. (Bảng 1).
So với khu vực Bắc Trung Bộ có 145 cơ sở đào tạo nghề (16 trường Cao đẳng nghề, 38 trường Trung cấp nghề, 91 trung tâm dạy nghề ) thì Nghệ An có mạng lưới cơ sở đào tạo vượt trội cao nhất và chiếm đến 42.76% khu vực.
Bảng 1: Mạng lưới trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề và các cơ sở khác có dạy nghề tính đến năm 2012
TT Huyện, thành, thị Tổng số Trường CĐN,TCN, trung tâm dạy nghề Cơ sở khác có dạy nghề SL Công lập SL Công lập SL Công lập Tổng số 62 37 43 30 19 6 1. Thành phố Vinh 30 15 17 9 13 6 2. Thị xã Cửa lò 4 2 2 2 2 0 3. Nghi lộc 2 2 2 2 0 0 4. Diễn châu 2 1 1 1 1 0 5. Quỳnh lưu 2 1 1 1 1 0 6. Yên thành 3 1 1 1 2 0 7. Nghĩa đàn 1 1 1 1 0 0 8. Thị xã Thái hoà 1 1 1 1 0 0 9. Quỳ hợp 1 1 1 1 0 0 10. Quỳ châu 1 1 1 1 0 0 11. Quế phong 1 1 1 1 0 0 12. Đô lương 2 2 2 0 0 0 13. Anh sơn 1 1 1 1 0 0 14. Tân kỳ 1 1 1 1 0 0 15. Con cuông 2 1 1 1 1 0 16. Tương dương 1 1 1 1 0 0 17. Kỳ sơn 1 1 1 1 0 0 18. Thanh chương 2 1 2 1 0 0 19. Nam đàn 2 1 1 1 1 0 20. Hưng nguyên 2 1 1 1 1 0
(Nguồn: Sở Lao động TBXH tỉnh Nghệ An)
Thực hiện Luật Dạy nghề năm 2006, để đào tạo nghề theo 3 trình độ: sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội đã nâng cấp 05 trường dạy nghề: Kỹ thuật Công nghiệp Việt nam - Hàn quốc; Kỹ thuật Việt Đức; Kỹ thuật nghiệp vụ Du lịch - Thương mại Cửa lò; trường Trung cấp nghề số 4 - Bộ Quốc phòng và trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật số 1 thành các trường cao đẳng nghề, nâng cấp các trường dạy nghề
còn lại thành trường trung cấp nghề và thành lập các trường trung cấp nghề mới [15] [16].
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đầu tư xây dựng Phân hiệu Cao đẳng nghề Dầu khí tại thành phố Vinh, với quy mô đào tạo hàng năm 400 LĐKT trình độ Cao đẳng nghề, dự kiến sẽ triển khai tuyển sinh đào tạo từ năm học 2013 - 2014.
Bảng 2. Mạng lưới trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề trong tỉnh
TT Huyện, thành, thị Tổng số Cao đẳng nghề Trung cấp nghề Tổng số 05 8 1. Thành phố Vinh 4 2 2. Thị xã Cửa lò 1 0 3. Nghi lộc 0 1 4. Quỳnh lưu 0 1 5. Thị xã Thái hoà 0 1 6. Yên thành 0 1 7. Đô lương 0 1 8. Con cuông 0 1
(Nguồn: Sở Lao động TBXH tỉnh Nghệ An)
Từ bảng 1 và bảng 2 ta thấy: Số lượng các CSDN trong cả tỉnh tương đối lớn. Tuy nhiên, sự phân bố các cơ sở dạy nghề còn bất hợp lý, tập trung nhiều ở thành phố Vinh với 4 trường CĐN, 2 trường TCN, 11 trung tâm DN, chiếm 37%, tiếp đến là Thị xã Cửa Lò 4 cơ sở, chiếm 7%, còn lại mỗi huyện chỉ có 1-2 cơ sở, đặc biệt các huyện miền núi cao như Kỳ sơn, Tương dương, Quế phong, Quỳ châu chỉ có 1 trung tâm dạy nghề công lập thuộc huyện.
Quy mô đào tạo lao động kỹ thuật: Tính đến cuối năm 2011, toàn Tỉnh có 25 cơ sở đào tạo LĐKT với quy mô là 42.500 học sinh/ năm (trình độ CĐN là 17.500 học sinh, TCN là 25.000 học sinh). Trong đó CSDN quy mô đào tạo là 27.100 học sinh/năm (trình độ CĐN là 11.400 học sinh, TCN là 15.700 học sinh), cơ sở có DN quy mô đào tạo là 15.400 học sinh/ năm (trình độ CĐN là 6.100 học sinh, TCN là 9.300 học sinh).
Việc phát triển mạng lưới CSDN đảm bảo được nhiệm vụ tuyển sinh đào tạo theo quy hoạch xác định, đồng thời từng bước khắc phục tình trạng phân bổ thiếu hợp lý, mất cân đối giữa các vùng trên địa bàn tỉnh. Đến cuối năm 2010 các huyện, thành phố, thị xã đều có cơ sở ĐTN. Tại các vùng kinh tế trọng điểm của Tỉnh đều bố trí các cơ sở đào tạo LĐKT như: vùng miền núi Tây Bắc có trường TCN Kinh tế - Kỹ thuật Miền Tây tại thị xã Thái Hòa; vùng miền núi Tây Nam có trường TCN Dân tộc miền núi tại Con Cuông; phía Bắc của Tỉnh có trường TCN Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Nghệ An tại huyện Quỳnh Lưu....; đồng thời, chú trọng nâng cấp xây dựng các trường CĐN tại thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò.
Các cơ sở của Trung ương đóng trên địa bàn đều được đầu tư CSVC, trang thiết bị đồng bộ và hiện đại đáp ứng đào tạo LĐKT như: trường ĐH sư phạm kỹ thuật Vinh, trường CĐ Giao thông vận tải, trường CĐN số 4 - Bộ Quốc phòng.
Giai đoạn 2006 - 2010, khoảng 75% các cơ sở đào tạo LĐKT đã được trang bị bổ sung, nâng cấp đáp ứng một bước yêu cầu thực hành cơ bản; một số cơ sở đã được trang bị đồng bộ, hiện đại ở một số nghề phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp như Hàn, Công nghệ ô tô, Điện công nghiệp, Điện tử, Điện lạnh, Kỹ thuật chế biến món ăn.
Do có sự phát triển nhanh nên Nghệ An được Bộ LĐTBXH phê duyệt lựa chọn 12 trường với 34 nghề trọng điểm để hỗ trợ đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011 – 2015. (Bảng 3)
Bảng 3: Danh mục các nghề trọng điểm tỉnh nghệ an giai đoạn 2011 - 2015
TT Tên trường Cấp độ
Quốc tế Khu vực ASEAN Quốc gia
1 Trường CĐN Du lịch
- Thương mại
Kỹ thuật chế biến món ăn
Gia công và thiết kế sản phẩm mộc
Quản trị khách sạn
Quản trị nhà hàng Công nghệ sinh học (hoa,
rau sạch)
2 Trường CĐN KTCN
Việt Nam - Hàn Quốc
Cơ điện tử Bảo trì hệ thống
thiết bị cơ khí
Hàn Điện công nghiệp
Điện tử công nghiệp
Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không
khí
3 Trường CĐN Kỹ
thuật Việt Đức
Kỹ thuật xây dựng Xử lý nước thải công
nghiệp Sửa chữa máy tàu
thủy
Điều khiển phương tiện thủy nội địa
4 Trường CĐN số 4-Bộ
Quốc phòng
Công nghệ ô tô
Hàn Điện công nghiệp
5 Trường CĐN Kinh tế
Kỹ thuật số 1
Thương mại điện tử Bán hàng trong siêu thị Điện dân dụng
6
Trường TCN công nông nghiệp Yên Thành
Chăn nuôi gia súc, gia cầm Hàn Trồng cây lương thực, thực phẩm 7 Trường TCN dân tộc miền núi Lâm sinh
Cơ điện nông thôn
8 Trường TCN KT-
CN-Thủ công nghiệp
Kỹ thuật điêu khắc gỗ Gia công và thiết kế sản phẩm mộc
9 Trường TCN KT-KT
Bắc Nghệ An
May thời trang Điện công nghiệp
10 Trường TCN KT -
KT Đô Lương
Kỹ thuật máy nông nghiệp
11 Trường TCN KT-KT Nghi Lộc Điện dân dụng 12 Trường TCN KT-KT Miền Tây Thú y Bảo vệ thực vật Tổng: 4 nghề 9 nghề 21 nghề
(Nguồn: Sở Lao động TBXH tỉnh Nghệ An)