Trường DN nằm trong CSSX.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động liên kết giữa trường dạy nghề với cơ sở sản xuất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở tỉnh Nghệ An (Trang 29 - 30)

Trường nghề nằm trong CSSX tức là nhà trường được coi như một phân xưởng đào tạo của CSSX, chịu sự quản lý trực tiếp của CSSX và do CSSX đầu tư, cấp kinh phí cho các hoạt động đào tạo kết hợp với sản xuất. Kiểu tổ chức này chỉ có ở một số tập đoàn, doanh nghiệp lớn được cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo cho phép mở các trường ĐTN trực thuộc doanh nghiệp của họ.

Với kiểu tổ chức này, quá trình ĐTN mang một số đặc điểm như sau:

- Giáo viên hầu hết là kỹ sư và công nhân giỏi của CSSX, được CSSX cử ra làm chuyên trách về đào tạo.

- Tuyển sinh chủ yếu là theo yêu cầu phát triển nhân lực của CSSX do vậy, đại bộ phận học sinh tốt nghiệp các khoá đào tạo đều được CSSX bố trí sử dụng. Tuy nhiên, cũng có những CSSX có điều kiện mở những khoá đào tạo theo đơn đặt hàng của các CSSX khác chưa đủ điều kiện để mở cơ sở đào tạo.

- Các khoá đào tạo do CSSX tổ chức có thể được tiến hành theo các chương trình của quốc gia do Cơ quan nhà nước ban hành nhưng cũng có thể tổ chức các khoá đào tạo và bồi dưỡng theo yêu cầu riêng biệt của CSSX. Những khoá đào tạo theo chương trình và trình độ đào tạo quốc gia được đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và sau khi tốt nghiệp, học sinh được cấp bằng tốt nghiệp theo hệ thống văn bằng quốc gia. Những khoá đào tạo theo yêu cầu của CSSX theo chương trình riêng thì học sinh sau khi tốt nghiệp được cấp giấy chứng nhận của cơ sở đào tạo. Bằng tốt nghiệp được công nhận trong phạm vi quốc gia còn giấy chứng nhận được công nhận trong phạm vi CSSX. [14]

Tổ chức liên kết này có ưu điểm là thực hiện triệt để được nguyên lý học đi đôi với hành, đào tạo gắn với sử dụng và quy luật cung cầu của cơ chế thị trường trong đào tạo. Bên cạnh đó, nâng cao được chất lượng đào tạo do học sinh được học thực hành trong điều kiện sản xuất thực tế với đầy đủ các phương tiện sản xuất hiện đại của sản xuất, điều mà các cơ sở Dạy nghề độc lập thường không có

được. Ngoài ra, học sinh được học với các kỹ sư và công nhân giỏi, những người luôn tiếp cận được với các công nghệ sản xuất hiện đại của sản xuất, điều mà giáo viên các cơ sở đào tạo nghề thường không có được.

Loại hình liên kết đào tạo với sản xuất này cũng nâng cao được hiệu quả đào tạo do hầu hết học sinh tốt nghiệp các khoá đào tạo đều được sử dụng và phát huy tốt hiệu quả trong lao động sản xuất, làm ra của cải vật chất cho xã hội.

Nhược điểm của loại hình liên kết này là: giáo viên của các CSSX thường giỏi về chuyên môn nhưng lại chưa được đào tạo hoặc bồi dưỡng về sư phạm do vậy thường chỉ quan tâm đến rèn luyện kỹ năng nghề mà ít quan tâm đến rèn luyện năng lực sáng tạo cho người học và sẽ có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Bên cạnh đó, nội dung và kế hoạch đào tạo thường hướng nhiều tới công việc và kế hoạch của CSSX nên có khi ảnh hưởng đến kế hoạch đào tạo và tới việc hình thành nhân cách toàn diện cho thế hệ trẻ.

Ngoài ra, để tổ chức liên kết đào tạo theo mô hình này cũng cần phải có điều kiện nhất định mà ít CSSX có thể đáp ứng. Trước hết, CSSX phải đủ mạnh, có tiềm năng và nhu cầu phát triển nhân lực trong tương lai thì mới đủ sức và có nhu cầu mở trường Dạy nghề thuộc CSSX.

Tổ chức liên kết này được thể hiện như ở sơ đồ 3.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động liên kết giữa trường dạy nghề với cơ sở sản xuất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở tỉnh Nghệ An (Trang 29 - 30)