Thực trạng quản lý hoạt động liên kết giữa trường DN với CSSX.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động liên kết giữa trường dạy nghề với cơ sở sản xuất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở tỉnh Nghệ An (Trang 66)

6 Tiểu thủ công nghiệp 7 35 03 043 41.4 7 Giao thông vận tải 3 03 3 913 127

2.3.2. Thực trạng quản lý hoạt động liên kết giữa trường DN với CSSX.

Từ trước đến nay các mối liên kết đang mang tính tự phát do nhu cầu của trường dạy nghề và cơ sở sản xuất đặt ra, chưa có các chính sách và hệ thống pháp luật, các quy định cụ thể để ràng buộc các trường DN và các CSSX phải có trách nhiệm trong tổ chức hoạt động liên kết đào tạo. Vì thế các mối liên kết đang còn rất lỏng lẻo, hiệu quả thấp, quá trình liên kết còn gặp nhiều khó khăn.

Mối liên kết giữa Trường DN và CSSX (cơ sở sử dụng nhân lực được đào tạo nghề) ở Nghệ An được thực hiện chủ yếu theo các hình thức:

* Đối với trường DN nằm ngoài CSSX:

Đây là mối liên kết trường DN và CSSX là các đơn vị khác nhau, không trực thuộc nhau. Trong mối liên kết này, mỗi trường DN có phạm vi hoạt động rộng và có thể tổ chức liên kết với nhiều CSSX trong các ngành khác nhau. Trường DN và CSSX không chịu sự ràng buộc lẫn nhau, mọi mối liên kết đều mang tính chất tự nguyện. Việc lựa chọn nội dung, hình thức và cơ chế liên kết

là do hai bên thoả thuận. Quản lý các nội dung liên kết thực hiện thông qua phòng quản lý đào tạo của trường dạy nghề và các hợp đồng cho HS tham quan, kiến tập, tìm hiểu thực tế hoặc cho HS thực tập, việc cử cán bộ kỹ thuật (giáo viên) tham gia hướng dẫn thực hành cho học sinh, tham gia xây dựng chương trình đào tạo các nghề,....

* Đối với trường dạy nghề nằm trong CSSX:

Trước yêu cầu về nguồn nhân lực, một số CSSX đã tự mở các trường dạy nghề trong CSSX, theo hình thức này, các trường DN nằm trong CSSX như: Trường cao đẳng nghề Dầu khí (cơ sở 2 tại Nghệ An) thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Trường TCN Xây dựng thuộc Tổng công ty xây dựng Hà nội, Các trung tâm DN thuộc các Công ty cổ phần vận tải ô tô Nghệ An, Công ty cổ phần vận tải xăng dầu Nghệ tĩnh, Công ty cổ phần dịch vụ Điện tử, điện lạnh Thái hà, Công ty cổ phần Sông lam,…. Việc quản lý các nội dung và hình thức liên kết thông qua bộ phận quản lý đào tạo của CSDN được thực hiện dưới sự điều phối chung của CSSX.

Để đánh giá đúng thực trạng hoạt động quản lý của hiệu trưởng các trường DN ở Nghệ An, đồng thời xây dựng và hoàn thiện các giải pháp của đề tài, chúng tôi đã xin ý kiến của 3 khách thể điều tra (Hiệu trưởng 13 trường dạy nghề, lãnh đạo 15 CSSX kinh doanh và 05 cán bộ quản lý ĐTN) (Phụ lục 1,2,3)

Bảng 8: Thực trạng về HĐ quản lý của các trường nghề ở tỉnh Nghệ An nhằm tăng cường sự liên kết với CSSX trong đào tạo nghề

(Đơn vị tính: % người được hỏi)

TT Các nội dung

của hoạt động quản lý

Mức độ sử dụng KSD Đôi khi Thường xuyên 1 Thành lập bộ phận chuyên trách để khai thác và

xử lý thông tin về nhu cầu và yêu cầu của CSSX 15,16 36,36 48,48 2

Cử cán bộ đi bồi dưỡng nghiệp vụ khai thác và

xử lý thông tin về nhu cầu và yêu cầu của CSSX 18,18 60,61 21,21 3 Xây dựng Website quảng bá về nhà trường 21,21 24,24 54,55

4 Tăng cường quảng bá về năng lực đào tạo của

trường 0 54,55 45,45

5

Xây dựng quy chế hoạt động cho bộ phận chuyên trách khai thác và sử lý thông tin về nhu cầu và yêu cầu của CSSX

12,12 63,64 24,24

6

Khảo sát, điều tra các nhà quản lý, lãnh đạo CSSX, cựu học sinh đang làm việc tại CSSX, dự báo sự phát triển nguồn nhân lực của thị trường, ...

24,24 66,67 9,09

7

Tổ chức tham quan, trao đổi kinh nghiệm với

CSSX 15,15 75,76 9,09

8

Mời lãnh đạo CSSX, chuyên gia, cựu

học sinh ở CSSX nói chuyện chuyên đề 30,3 69,7 0 9 Liên kết với các trung tâm giới thiệu việc làm 0 33,33 66,67 10 Hoàn thiện phương thức, hình thức, mức độ liên

kết 24,24 66,67 9,09

11

Xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào

tạo bám sát yêu cầu của CSSX 9,09 75,76 15,15 12

Mời đại diện CSSX cùng xây dựng mục

tiêu, nội dung chương trình 18,18 63,64 18,18 13

Cử giáo viên ban nghề đi tham quan, tập huấn

thường xuyên tại CSSX 3,03 75,76 21,21

14

Cử giáo viên đi đào tạo chuyên sâu về công

nghệ mới theo yêu cầu của CSSX 27,27 54,55 18,18

15

Mời chuyên gia doanh nghiệp hoặc giáo viên có kiến thức công nghệ mới tham gia bồi dưỡng cho giáo viên

33,34 48,48 18,18

16

Nghiên cứu khoa học để tìm hiểu nhu cầu của

CSSX 18,18 63,64 18,18

17

Bổ sung tài liệu học tập có nội dung phù hợp

với thực tiễn sản xuất của CSSX 12,12 72,73 15,15 18 Tranh thủ tài liệu phụ vụ học tập của CSSX 24,24 79,48 18,18

19

Bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập có nội dung phù hợp với thực tiễn sản xuất của CSSX

24,24 57,58 15,38 Tranh thủ tài chính cơ sở vật chất, trang thiết bị 0 78,79 21,21

20 học tập của CSSX

21 Xây dựng quy chế nội bộ về sự liên kết với

CSSX 27,27 63,64 9,09

22

Đề xuất kiến nghị với cơ quan quản lý cấp trên

để được tạo cơ chế hợp tác với CSSX 27,27 57,58 15,15 Từ kết quả khảo sát của bảng 8 ta thấy, các nội dung của hoạt động quản lý được thực hiện chủ yếu ở mức độ “đôi khi”, tiếp theo là mức độ “thường xuyên”. Như vậy, có thể nói hầu hết các trường DN ở tỉnh Nghệ An đã có những nội dung hoạt động quản lý cụ thể nhằm liên kết với các CSSX trong đào tạo. Tuy nhiên, chưa có một trường nghề nào ở tỉnh Nghệ An thực hiện một cách có ý thức và đầy đủ các hoạt động quản lý mà chỉ tiến hành dưới dạng các hoạt động mang tính tự phát, mức độ chưa được thường xuyên.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động liên kết giữa trường dạy nghề với cơ sở sản xuất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở tỉnh Nghệ An (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w