6 Tiểu thủ công nghiệp 7 35 03 043 41.4 7 Giao thông vận tải 3 03 3 913 127
2.4.2. Nhóm nguyên nhân vi mô.
Các nguyên nhân vi mô thuộc về phía nhà trường và CSSX. Cơ bản tồn tại các nguyên nhân sau:
* Về phía nhà trường:
- Nhiều trường hiện nay còn chịu ảnh hưởng của cơ chế quản lý tập trung, chưa thực sự năng động, linh hoạt trong hoạt động cải tiến chất lượng đào tạo.
- Nhà trường chưa chủ động thiết lập, phát triển liên kết, hợp tác đào tạo với phía CSSX.
- Thiếu đội ngũ cán bộ có năng lực thực hiện liên kết, hợp tác đào tạo tại trường và CSSX.
- Nhiều trường chưa nhận thức được một cách đầy đủ hoặc đã thấy được lợi ích của việc hợp tác đào tạo nói trên song chưa có khả năng, điều kiện cũng như các giải pháp hữu hiệu để thực hiện.
- Phần lớn các trường DN cơ bản là chú trọng đào tạo những nghề truyền thống hoặc đào tạo theo những khả năng đã có. Chưa tập trung đào tạo theo yêu cầu của thị trường lao động.
- Các trường DN còn trông chờ vào cơ quan nhà nước, những điều kiện sẵn có, chưa chủ động tìm kiếm thị trường đào tạo, thị trường lao động.
* Về phía CSSX:
- Chưa thực sự năng động, linh hoạt trong công tác đào tạo bồi dưỡng, nâng cấp trình độ đội ngũ lao động của mình.
- Có nhu cầu sử dụng nguồn LĐKT nhưng chưa chủ động thiết lập mối liên kết hợp tác với các trường DN.
- Ở nước ta, cung lao động lớn hơn cầu nên do sức ép về việc làm, người lao động phải tự đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp để có cơ hội việc làm. Vì vậy, mặc dù sử dụng sản phẩm của ĐTN nhưng các CSSX chưa nhận thức đúng mức về trách nhiệm trở lại đối với các trường DN, với đội ngũ LĐKT.
Tóm lại, hệ thống ĐTN nói chung và các trường DN nói riêng còn có những hạn chế nhất định. Điều kiện – nguồn lực đảm bảo và nâng cao chất lượng và hiệu quả ĐTN còn nhiều bất cập so với yêu cầu phát triển của thực tiễn. Việc liên kết, hợp tác đào tạo giữa trường và CSSX nhằm tăng cường các