6 Tiểu thủ công nghiệp 7 35 03 043 41.4 7 Giao thông vận tải 3 03 3 913 127
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận.
1. Kết luận.
Quản lý hoạt động liên kết giữa trường dạy nghề với cơ sở sản xuất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An được biểu hiện qua các mặt:
- Phương thức liên kết, mức độ của các hoạt động liên kết;
- Các tác động quản lý nhằm tăng cường liên kết với CSSX trong đào tạo của các hiệu trưởng;
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động liên kết giữa trường nghề với cở sở sản xuất trong đào tạo. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động liên kết nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở tỉnh Nghệ An, bên cạnh những ưu điểm tác giả thấy nổi lên một số hạn chế như:
- Cơ cấu và số lượng các nghề đào tạo chưa hợp lý, chưa sát với nhu cầu thực tiễn của địa phương; Đội ngũ giáo viên vừa thiếu về số lượng vừa yếu về chất lượng so với yêu cầu thực tiễn của công tác dạy nghề hiện nay; Cơ sở vật, chất trang thiết bị phục vụ dạy nghề nghèo nàn và lạc hậu; Chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo chuyển biến chưa tích cực, chưa bám sát nhu cầu thực tế của CSSX, việc đổi mới còn chậm, chưa thường xuyên được cập nhật.
Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong quản lý hoạt động liên kết giữa trường DN với CSSX nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở tỉnh Nghệ An gồm những nguyên nhân khách quan từ phía cơ quan quản lý có thẩm quyền; những nguyên nhân chủ quan thuộc về các trường nghề ở tỉnh Nghệ An.
Lãnh đạo các trường dạy nghề mặc dù đã có các tác động quản lý nhằm tăng cường liên kết với CSSX trong đào tạo, song do những điều kiện khách quan và chủ quan nên đôi khi các tác động đó chưa thực sự phù hợp vì vậy hiệu quả vẫn chưa đáp ứng được với mong muốn. Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy mức độ liên kết của trường nghề với CSSX còn thấp dẫn đến chất lượng đào tạo nghề chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của CSSX.
Để tăng cường sự liên kết giữa trường nghề với CSSX góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu của CSSX ở tỉnh Nghệ An; dựa trên cơ sở về lý luận và kết quả khảo sát thực tiễn, tác giả đã tiến hành xây dựng một số giải pháp sau:
- Thành lập bộ phận chuyên trách khai thác và xử lý thông tin về thị trường lao động và nhu cầu của cơ sở sản xuất.
- Đổi mới phương thức, hình thức, mức độ liên kết với các cơ sở sản xuất. - Đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo phù
hợp với thực tiễn sản xuất của CSSX.
- Đổi mới phương pháp bồi dưỡng nâng cao kỹ năng sư phạm cho cán bộ giáo viên phù hợp với thực tiễn sản xuất của CSSX.
- Đầu tư, bổ sung cơ sở vật chất trang thiết bị dạy nghề phù hợp với thực tiễn sản xuất ở CSSX.
- Đổi mới liên kết thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm.
- Xây dựng quy chế nội bộ về sự liên kết với CSSX trong đào tạo; đề xuất kiến nghị với cơ quan quản lý cấp trên để được tạo cơ chế liên kết thuận lợi.
Các giải pháp tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau tạo thành một hệ thống giúp cho hiệu trưởng trường nghề chỉ đạo và thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề.
Các giải pháp này sau khi hoàn thiện, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng cách xin ý kiến đánh giá của 32 cán bộ quản lý của các trường nghề và Phòng Quản lý đào tạo nghề thuộc Sở Lao động - TBXH tỉnh Nghệ An. Kết quả khảo sát cho thấy các giải pháp được đề xuất có tính cấp thiết và khả thi cao. Việc áp dụng các giải pháp mà luận văn đề xuất ít bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh khách quan, chỉ cần quyết tâm và huy động tối đa các điều kiện về nhân lực, vật lực và tài lực là thực hiện được.
2. Kiến nghị.
Để thực hiện tốt các giải pháp quản lý hoạt động liên kết giữa trường dạy nghề với cơ sở sản xuất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở tỉnh Nghệ An, tác giả xin có một số kiến nghị sau: