Đánh giá về sự liên kết giữa trường DN với CSSX để nâng cao chất lượng ĐTN.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động liên kết giữa trường dạy nghề với cơ sở sản xuất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở tỉnh Nghệ An (Trang 71)

6 Tiểu thủ công nghiệp 7 35 03 043 41.4 7 Giao thông vận tải 3 03 3 913 127

2.5. Đánh giá về sự liên kết giữa trường DN với CSSX để nâng cao chất lượng ĐTN.

hệ thống giải pháp quản lý hữu hiệu, đồng bộ để thiết lập, phát triển liên kết, hợp tác giữa các trường DN với các CSSX nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả ĐTN trong hiện tại cũng như tương lai.

2.5. Đánh giá về sự liên kết giữa trường DN với CSSX để nâng cao chấtlượng ĐTN. lượng ĐTN.

2.5.1. Thuận lợi.

Có thể nói “cái bắt tay” của các trường DN và CSSX trong việc ĐTN đã cải thiện đáng kể tình hình thị trường LĐ trên địa bàn tỉnh cụ thể như sau:

- Công tác DN được sự quan tâm đầu tư của trung ương và các cấp, các ngành ở địa phương. Mạng lưới CSDN đang được khuyến khích phát triển cả với cơ sở công lập và ngoài công lập.

- Quan điểm của người LĐ về học nghề đã có nhiều thay đổi, nhiều người đã chọn giải pháp đi học nghề và tìm kiếm việc làm ngay sau khi tốt nghiệp phổ

thông. Vì vậy nhu cầu học nghề của người LĐ trên địa bàn tỉnh (đặc biệt là nhu cầu học nghề của nông dân, HS tốt nghiệp THCS và THPT) hàng năm rất lớn, tạo thuận lợi cho các CSDN tuyển sinh và đào tạo.

- Các cơ sở kinh tế của Nghệ An đang trên đà phát triển, sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp đã tác động mạnh đến chu cầu tuyển dụng LĐ qua ĐTN, tạo điều kiện thuận lợi về đầu ra cho quá trình ĐTN.

- Hội nhập kinh tế quốc tế là một cơ hội lớn đối với công tác ĐTN, tạo điều kiện thuận lợi cho các CSDN trong việc đầu ta xây dựng CSVC, đào tạo đội ngũ GV, liên doanh, liên kết để tăng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo. - Về chất lượng đào tạo: tay nghề của người LĐ được cải thiện đáng kể khi có sự liên kết giữa trường DN và CSSX, người LĐ khi tốt nghiệp ra trường đi làm thì thu nhập khá hơn nên sự gắn bó với CSSX sẽ lâu hơn, hơn nữa CSSX không phải đào tạo lại từ đó sẽ giảm được mức chi phí đào tạo tại.

- Về quy mô đào tạo: Từ việc các trường DN đào tạo theo nhu cầu của CSSX đã đảm bảo được chất lượng đào tạo dẫn đến có nhiều đơn đặt hàng đào tạo từ đó làm tăng quy mô đào tạo của các trường.

2.5.2. Khó khăn.

- Mặc dù là hiện tượng “khát” nhân lực có tay nghề diễn ra hầu hết các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh và điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của các CSSX, nhưng các CSSX chưa thật sự tìm và liên kết với các trường DN.

- Hiện nay trên cả nước nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng chưa có một cơ chế chính sách hay là những quy định xuyên suốt từ trên xuống dưới về vấn đề liên kết giữa trường DN và CSSX. Chính vì thế mà việc liên kết giữa trường DN và CSSX còn lỏng lẻo cho nên chất lượng đào tạo vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của CSSX.

- Công tác quản lý Nhà nước về DN mới chủ yếu là quản lý đâu vào, quản lý quá trình đào tạo, chưa quản lý và kiểm soát được đầu ra cho quá trình ĐTN. Công tác quản lý nội dung chương trình đào tạo của một số trường DN còn yếu kém.

- Công tác DN cung cấp ra thị trường chủ yếu là dựa trên khả năng đào tạo hiện có của CSDN, việc đáp ứng nhu cầu của CSSX còn hạn chế, chưa phù hợp với nhu cầu thị trường LĐ dẫn đến tình trạng LĐ qua đào tạo vừa thừa lại vừa thiếu.

- Còn khó khăn, lúng túng trong việc xây dựng lại mô hình đào tạo, đặc biệt là cơ chế liên kết trong đào tạo, quản lý đào tạo nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu đào tạo đề ra.

- Việc bố trí, sử dụng và điều động GV đi giảng dạy ở các CSSX gặp rất nhiều khó khăn.

- Trong lĩnh vực quản lý đào tạo cũng có nhiều bất cập về mặt phân cấp quản lý, phối hợp quản lý.

- Phần lớn các biện pháp quản lý công tác đào tạo là những biện pháp sử dụng trong mô hình cũ, chưa được đổi mới trong điều kiện thực hiện liên kết đào tạo nên bất cập, kém hiệu quả.

- Cơ chế, chính sách cảu Nhà nước đối với việc liên kết đào tạo giữa các trường và các CSSX chưa cụ thể, rõ ràng.

Kết luận chương 2

Qua đánh giá, tổng hợp và phân tích kết quả điều tra, khảo sát về thực trạng đào tạo nghề và thực trạng quản lý hoạt động liên kết giữa trường DN với CSSX, tác giả nhận thấy quy mô và tiềm năng phát triển đào tạo nghề ở tỉnh Nghệ An nhằm đáp ứng nhu cầu của CSSX là rất lớn.

Nhận thức của hiệu trưởng các trường nghề và cán bộ quản lý đào tạo nghề các cấp về vai trò của sự liên kết hợp tác giữa trường nghề và CSSX đối

với việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề là khá tốt.

Tuy vậy, các nội dung được triển khai trong hoạt động quản lý nhằm tăng cường liên kết với CSSX trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh Nghệ An đang sử dụng là chưa thực sự thiết thực và hiệu quả. Trên thực tế sự liên kết này diễn ra một cách tự phát và hình thức, mức độ chưa cao, hệ quả của nó là chất lượng đào tạo nghề hiện nay chưa đáp ứng được so với nhu cầu của CSSX.

Do vậy, việc nghiên cứu để đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động liên kết giữa trường DN với CSSX nhằm nâng cao chất lượng ĐTN là hết sức cần thiết ở Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung. Đó cũng là mục tiêu mà đề tài đang đặt ra và giải quyết.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động liên kết giữa trường dạy nghề với cơ sở sản xuất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở tỉnh Nghệ An (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w