Đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động liên kết giữa trường dạy nghề với cơ sở sản xuất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở tỉnh Nghệ An (Trang 79 - 81)

6 Tiểu thủ công nghiệp 7 35 03 043 41.4 7 Giao thông vận tải 3 03 3 913 127

3.2.3. Đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo.

3.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp

- Mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo đáp ứng được các yêu cầu thực tiễn của CSSX.

năng thực hành và khả năng thích ứng của học sinh đối với sự biến đổi của công nghệ và thực tế sản xuất đồng thời có cấu trúc linh hoạt phù hợp nhu cầu đa dạng của thị trường lao động cũng như của người học.

- Mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo mang tính hiện đại, khoa học và đại chúng.

- Rèn luyện đạo đức, ý thức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp trong sản xuất.

- Mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo đảm bảo tính liên thông giữa trình độ đào tạo nghề với các trình độ đào tạo khác giúp người học có thể chuyển đổi nghề hoặc nâng cao trình độ.

3.2.3.2. Nội dung của giải pháp

- Khảo sát các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc từ thực tiễn sản xuất của CSSX đặt ra đối với người lao động.

- Rà soát lại các nội dung chương trình đào tạo hiện có, đánh giá mức độ phù hợp với thực tiễn sản xuất.

- Điều chỉnh lại nội dung chương trình cho phù hợp thực tiễn sản xuất của cơ sở sản xuất.

- Bồi dưỡng các kỹ năng cần thiết cho giáo viên để thích ứng với nội dung chương trình mới.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện

- Bước 1: Xây dựng kế hoạch

+ Xây dựng kế hoạch đổi mới nội dung chương trình cho từng nhóm nghề cụ thể, xác định mục tiêu, dự kiến nhân lực, tài lực, vật lực và tiến độ thực hiện, lựa chọn phương pháp và cách thức tiến hành để cải tiến bổ sung nội dung chương trình cho phù hợp thực tiễn sản xuất.

+ Tận dụng tối đa 20 - 30% "tỷ lệ phần mềm" trong khung chương trình cho phép để áp dụng các nội dung theo thực tiễn sản xuất của CSSX. Sẵn sàng phương án chủ động xây dựng chương trình phù hợp theo yêu cầu của thực tiễn

sản xuất, tiến tới các trường dạy nghề chủ động xây dựng chương trình đào tạo. - Bước 2: Tổ chức thực hiện

+ Khảo sát, đánh giá chi tiết các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc của người công nhân ở từng loại ngành nghề bằng cách xuống tận nhà máy, công xưởng khảo sát các phẩm chất, kỹ năng, kỹ xảo lao động của người công nhân trên cơ sở đó Hội đồng khoa học nhà trường, có cả đại diện CSSX tiến hành nghiên cứu, bàn bạc để xây dựng nội dung chương trình.

+ Bản dự thảo nội dung chương trình được tiếp tục giao cho các ban nghề, Hội đồng sư phạm cấp ban thảo luận đóng góp ý kiến.

+ Tổng hợp các ý kiến đóng góp, chỉnh lý nội dung chương trình, tiếp tục gửi các cơ quan quản lý đào tạo nghề, các CSSX để xin ý kiến đóng góp để chỉnh lý

+ Công bố nội dung chương trình mới, tiến hành thử nghiệm và hoàn thiện chương trình.

- Bước 3: Kiểm tra đánh giá

+ Ban chỉ đạo phải thườ ng xuyên kiểm tra, đôn đốc tiến độ xây dựng chương trình, đánh giá tiến độ thực hiện theo kế hoạch đã đề ra.

+ Các chương trình sau khi xây dựng nhất thiết phải được thông qua hội đồng thẩm định để đánh giá và hoàn thiện.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện

- Cần có sự liên kết, phối hợp giữa nhà trường, CSSX, cơ quan quản lý đào tạo và cả người học nghề trong quá trình xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo.

- Xây dựng kế hoạch phải chi tiết, phù hợp với thực tiễn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động liên kết giữa trường dạy nghề với cơ sở sản xuất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở tỉnh Nghệ An (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w