6 Tiểu thủ công nghiệp 7 35 03 043 41.4 7 Giao thông vận tải 3 03 3 913 127
3.2.7. Xây dựng quy chế nội bộ về sự liên kết với CSSX trong đào tạo; đề xuất kiến nghị với cơ quan quản lý cấp trên để được tạo cơ chế liên kết
xuất kiến nghị với cơ quan quản lý cấp trên để được tạo cơ chế liên kết thuận lợi.
3.2.7.1. Mục tiêu của giải pháp
- Được tạo các điều kiện thuận lợi cho sự liên kết giữa nhà trường với CSSX trong đào tạo.
- Tăng cường hiệu quả của các hoạt động liên kết giữa nhà trường với CSSX.
- Tạo cơ chế mềm dẻo, linh hoạt để khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài trường tích cực tham gia đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa nhà trường với CSSX nhằm đem lại lợi ích cho các bên liên quan.
- Các quy định của nhà trường khi được bổ sung, hoàn thiện cần đảm bảo tính pháp lý, ổn định lâu dài.
3.2.7.2. Nội dung của giải pháp
- Đánh giá các tồn tại, vướng mắc trong hoạt động liên kết với CSSX có nguyên nhân từ cơ chế, chính sách để đề nghị với các cơ quan quản lý cấp trên xem xét, giải quyết.
- Đánh giá lại những thuận lợi và tồn tại của các quy định cũ có liên quan đến sự liên kết giữa nhà trường với CSSX trong đào tạo, trên cơ sở đó bổ sung, hoàn thiện các quy định hiện hành.
- Tổ chức bổ sung, hoàn thiện quy định, quy chế hiện hành.
- Kiểm tra, đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả của quy định, quy chế mới.
3.2.7.3. Cách thức thực hiện
- Bước 1: Xây dựng kế hoạch.
+ Rà soát lại những tồn tại, vướng mắc trong quan hệ liên kết với CSSX có liên quan đến cơ chế, chính sách, có liên quan đến các quy chế nội bộ của nhà trường.
+ Xây dựng kế hoạch, dự kiến kinh phí, nhân vật lực, thời gian, tiến độ thực hiện và ban hành.
- Bước 2: Tổ chức thực hiện.
+ Thành lập tiểu ban viết dự thảo nội quy, quy chế về liên kết giữa nhà trường với CSSX trong đào tạo.
+ Căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên; căn cứ kết quả đánh giá tình hình thực tiễn tại trường, tiến hành xây dựng, hoàn thiện, bổ sung nội quy, quy chế nhằm khuyến khích tổ chức cá nhân trong và ngoài trường tham gia đẩy mạnh các hoạt động liên kết giữa nhà trường với CSSX dưới dạng dự thảo.
+ Soạn thảo các công văn kiến nghị, đề nghị lên các cơ quan quản lý cấp trên có nội dung về những vướng mắc do ảnh hưởng của những cơ chế, chính sách không còn phù hợp tới các cơ quan quản lý có thẩm quyền để được xem xét và giải quyết.
+ Nội quy, quy chế dự thảo được phổ biến đến từng bộ phận, tổ bộ môn để lấy ý kiến đóng góp; gửi cơ quan quản lý cấp trên để xin ý kiến chỉ đạo.
+ Căn cứ các ý kiến đóng góp, chỉnh sửa bản dự thảo và ra quyết định ban hành nội quy, quy chế của trường về tăng cường quan hệ liên kết với CSSX trong đào tạo
- Bước 3: Kiểm tra, đánh giá:
kịp thời phát hiện các phần tử không chấp hành hoặc chấp hành chống đối, thăm dò ý kiến phản hồi từ các phần tử này.
+ Xin ý kiến rộng rãi của các cán bộ giáo viên, học sinh trong trường về mức độ phù hợp của nội quy, quy chế. Có thể thực hiện bằng hình thức phiếu kín để cho kết quả khách quan.
+ Tiến hành sơ, tổng kết để đánh giá tính hiệu quả của giải pháp thông qua mức độ liên kết giữa nhà trường và CSSX so với mục tiêu mà nhà trường đã để ra.
3.2.7.4. Điều kiện thực hiện
- Việc xây dựng nội quy, quy chế phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng, khoa.
- Phải đưa việc thực hiện các quy chế thành các tiêu chí thi đua cùa từng giáo viên trong năm học và phải có sự chỉ đạo giám sát của Ban Giám hiệu nhà trường.
- Có nguồn kinh phí hỗ trợ hoạt động.
Như vậy, Các giải pháp quản lý của các cán bộ quản lý các trường nghề nhằm tăng cường liên kết với cơ sở sản xuất trong đào tạo được đề xuất trên cơ sở kế thừa các thành tựu lý luận của các công trình khoa học trước đó, đồng thời xuất phát từ thực tiễn hoạt động quản lý của các đồng chí hiệu trưởng trường nghề ở tỉnh Nghệ An chắc chắn sẽ có tác dụng thiết thực đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề theo hướng phù hợp với nhu cầu của CSSX; góp phần thực hiện tốt các định hướng của ngành LĐTBXH, đó là đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu của CSSX, đào tạo nghề theo địa chỉ. Các giải pháp mà luận văn đề xuất sẽ góp phần làm phong phú thêm các công trình nghiên cứu về khoa học quản lý giáo dục trong lĩnh vực đào tạo nghề, đồng thời có giá trị ứng dụng đối với công tác quản lý để tăng cường liên kết với CSSX trong đào tạo ở tỉnh Nghệ An nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề theo tiêu chí hiện nay.