Cô đặc nguyên lý II 1 Cơ sở áp dụng nguyên lý :

Một phần của tài liệu Chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm jam khóm ( Cây Dứa) (Trang 73 - 74)

II. XÂY DỰNG CÁC NGUYÊN LÝ ĐỐI VỚI SẢN PHẨM JAM KHÓM Bảng

7. Cô đặc nguyên lý II 1 Cơ sở áp dụng nguyên lý :

7.1 Cơ sở áp dụng nguyên lý:

• Quá trình cô đặc giúp tăng hàm lượng chất khô trong sản phẩm, ức chế và loại bỏ được một phần vi sinh vật, do hàm lượng chất khô tăng, hàm lượng nước giảm góp phần ức chế sự phát triển của vi sinh vật, tạo mọi điều kiện bật lợi không cho vi sinh vật xâm nhiễm vào thực phẩm.

• Trong quá trình cô đặc ta thực hiện ở bên trong thiết bị vì thế nó hạn chế được sự tiếp xúc của sản phẩm với môi trường xung quanh, hạn chế sự tiếp xúc của vi sinh vật ở môi trường ngoài vào sản phẩm.

7.2 PRP_cô đặc

 GMP_ cô đặc. a.

mô tả công đoạn .

• Nguyên liệu ở dạng lỏng syrup được đưa vào thiết bị cô đặc ( hnh2 ), trong quá trình cô đặc thì nước được bốc hơi lên dưới tác dụng của nhiệt. Nồng độ chất khô của syrup tăng lên, sản phẩm trở nên đặc hơn.

b. Giải thích lý do.

• Quá trình cô đặc giúp làm tăng hàm lượng chất khô, giúp quá trình bảo quản được rễ ràng hơn.

c. các thủ tục cần tuân thủ.

• Thiết bị cô đặc phải được cài đặc sẵn về các thông số kỹ thuật. • Thiết bị phải được sạch sẽ, không bị rỉ sét, nấm mốc.

• Công nhân trong quá trình vận hành thiết bị phải được trang bị kỹ về kiến thức và an toàn vệ sinh thực phẩm.

• Công nhân phải đeo khẩu trang, mũ, găng tay khi vào khu vực sản xuất. • Các cá nhân liên quan đến công đoạn này phải tuân thủ SSOP ban hành. • Thông số kỹ thuật : 70 – 800C,

d. Phân công trách nhiệm và biểu mẫu giám sát.

• Tổ trưởng tổ sản xuất có trách nhiệm phân công và kiểm tra quá trình thực hiện • Công nhân có trách nhiệm tuân thủ, thủ tục đề ra.

• QC có trách nhiệm kiểm tra chất lượng ( độ đặc, có khả năng bị kết tinh hay không...) của

dung dịch.

Công nhân khâu phối cô đặc phải tuân thủ quy phạm này.

• Kết quả giám sát được nghi vào biểu mẫu giám sát công đoạn trong khâu cô đặc

Thao tác thực hiện và điều kiện của công đoạn.

Thiết bị cô đặc:

• Phải làm từ các vật liệu không độc, không bị rỉ sét, không gây mùi vị lạ so với thực phẩm ban đầu, không hấp thụ, không thôi nhiễm vào sản phẩm, không bị an mòn, tránh bụi, côn trùng và các nguồn ô nhiễm khác.

Công nhân tham gia vào công đoạn này:

• Người công nhân tham gia trực tiếp trong công đoạn này phải có chứng nhận đủ sức khỏe theo quy định của bộ y tế.

• Phải mặc trang phục chung của công ty , ngoài ra những trường hợp cần thiết phải đội mũ và đeo găng tay hay đeo khẩu trang sạch.

• Giữ móng tay ngắn, sạch sẽ và không đeo trang sức trong quá trình bảo quản thực phẩm. • Không ăn uống, khạt nhổ, cười nói to…trong khu vực sản xuất.

• Người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải chấp hành “ thực hành vệ sinh bàn tay tốt”.

Một phần của tài liệu Chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm jam khóm ( Cây Dứa) (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w