III. CÁC QUI ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CHẾ ĐỘ BÁN HÀNG NĂM 2010:
2 CHIẾT KHẤU DOANH THU THEO KHU VỰC
BIÊN BẢN ĐỐI CHIẾU CÔNG NỢ
thu của công ty, giúp kế toán có thể kiểm tra đối chiếu và điều chỉnh những sai sót trong quá trình ghi sổ và nhập liệu. Nó cũng thể hiện trách nhiệm của khách hàng đối với khoản nợ với công ty đồng thời bảo vệ quyền lợi cho khách hàng.
Mẫu 3.9: Biên bản đối chiếu công nợ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---o0o---
BIÊN BẢN ĐỐI CHIẾU CÔNG NỢ
Hôm nay ngày 30 tháng 12 năm 2010 tại Công ty TNHH đầu tư phát triển Vân Long Đại diện bên bán hàng (bên A): Công ty TNHH đầu tư phát triển Vân Long
Ông(bà): Phạm Thị Thoa Chức vụ: Kế Toán trưởng Ông (bà): Hoàng Thái Hà Chức vụ: Kế toán công nợ
Đại diện bên mua hàng (bên B): Công ty CP TM đầu tư Hạ Long Địa chỉ : Hai Bà Trưng, Tp.Hà Nội
Ông (bà) : Nguyễn Mạnh Tường Chức vụ: Cán bộ mua hàng Ông (bà): ...Chức vụ:... Cùng nhau đối chiếu công nợ đến 28/10/2010 giữa hai bên như sau: + Dư Có đầu kỳ: (01/01/2010): 51.919.900đ
+ Phát sinh trong kỳ:
TT PHẦN NHẬN HÀNG PHẦN THANH TOÁN
Số CT Ngày Số tiền Ngày Số tiền
1 010088 04/01 124.395.880 19/02 551.234.000
2 010091 08/02 671.884.150 12/03 245.564.250
... ... ... … … …
Tổng 2.272.591.568 2.225.450.683
Như vậy cho đến ngày 30/12/2010 Đơn vị: Công ty CP TM đầu tư Hạ Long Còn nợ Công ty cổ phần Cao Su Đà Nẵng số tiền: 99.060.785đồng
Bằng chữ: Chín mươi chín triệu không trăm sáu mươi nghìn bảy trăm tám mươi lăm nghìn đồng./.
ĐẠI DIỆN BÊN MUA ĐẠI DIỆN BÊN BÁN
Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH đầu tư phát triển Vân Long, chúng tôi tiến hàng tổng hợp số liệu về tình hình bán chịu của công ty trong quý I năm 2011. Được thể hiện cụ thể qua bảng 3.4:
Bảng 3.4: Tổng hợp tình hình bán chịu tại công ty quý I năm 2011
Chỉ tiêu Khách hàng Doanh số
Số
lượng Tỷ lệ(%) (triệu đồng)Giá trị Tỷ lệ(%) 1. Nghiệp vụ bán hàng trong
Quý I/2011 174 - 419.917 -
2. Nợ trong thời hạn tín dụng :
(1)/(2) 142 81,61 347.852 82,84
3. Thanh toán ngay:
(3)/(2) 23 16,20 55.361 15,92
4. Nợ quá hạn tín dụng:
(4)/(2) 9 6,34 16.704 4,80
Để đơn giản, chúng tôi chỉ xem xét những khách hàng có quan hệ mua bán với công ty, không xem xét những khách hàng chỉ thanh toán nợ và doanh số nợ không phát sinh từ nghiệp vụ bán hàng trong Quý I/2011. Đối với những khách hàng thanh toán từng phần: một phần trong thời hạn tín dụng, một phần quá thời hạn tín dụng, chúng tôi chia doanh số vào các phần tương ứng, còn khách hàng đó được xếp vào khách nợ quá hạn tín dụng.
Nhận thấy, số khách hàng nợ trong thời hạn tín dụng là 142 khách hàng, chiếm 81,61% tổng số khách mua hàng của công ty; doanh số các khoản nợ trong thời hạn tín dụng đạt được là 347.852 triệu đồng, chiếm 82,84% tổng doanh số bán hàng trong quý. Số khách hàng thanh toán ngay là 23 khách hàng, bằng 16,20% số khách hàng nợ trong thời hạn tín dụng; doanh số thanh toán ngay là 55.361 triệu đồng, bằng 15,92% doanh số bán hàng trong thời hạn tín dụng. Số khách hàng nợ quá hạn tín dụng là 9 khách hàng, chiếm 6,34% số khách hàng nợ trong thời hạn tín dụng; doanh số nợ quá hạn tín dụng là 55.361 triệu đồng, bằng 4,80% doanh số bán hàng trong thời hạn tín dụng.
Vì chính sách tín dụng công ty tập trung chủ yếu vào các khoản chiết khấu, nên khuyến khích khách hàng thanh toán ngay và thanh toán trong thời hạn tín dụng. Số khách và doanh số thanh toán quá thời hạn tín dụng chiếm tỷ lệ nhỏ. Thủ tục kiểm soát nghiệp vụ bán chịu và các chính sách tín dụng của công ty tỏ ra rất hiệu quả. Khách hàng “trốn nợ”, không thanh toán trong 3 năm gần đây là không có. Tuy nhiên, cần phải có chính sách để hoàn thiện nghiệp vụ này hơn nữa.