Thuật ngữ “Kiểm soát chất lượng” xuất hiện ngay từ sớm trong thế kỷ 20 (Radford 1917, 1922). Ý tưởng là mở rộng cách tiếp cận để đạt được chất lượng, từ cách thanh tra xử lý sự đã rồi đến cách được gọi là “ngăn ngừa
khiếm khuyết”. Trong một số thập kỷ, từ “kiểm sốt” (control) có một nghĩa rộng, bao hàm cả ý lập kế hoạch chất lượng. Sau đó xuất hiện các sự kiện thu hẹp lại ý nghĩa của “kiểm soát chất lượng”. Xu hướng “kiểm soát chất lượng thống kê” xuất hiện từ ý tưởng kiểm soát chất lượng bằng các phương pháp thống kê. Xu hướng “độ tin cậy” (reliability) địi hỏi rằng kiểm sốt chất lượng chỉ được áp dụng cho thời điểm kiểm thử (test), tức vào cuối một cơng đoạn sản xuất nào đó mà khơng áp dụng trong suốt thời gian thực thi của cơng đoạn sản xuất.[2]
Kiểm sốt chất lượng (tiếng Anh: Quality Control hay viết tắt QC) là một phần của quản lý chất lượng tập trung vào thực hiện các yêu cầu chất lượng. Kiểm soát chất lượng là việc kiểm tra và loại bỏ các thành phần hay sản phẩm cuối cùng không thỏa mãn các tiêu chuẩn đã đề ra trước đó. Đây là cơng đoạn sau cùng trước khi sản phẩm được làm xong, có liêm quan tới việc loại bỏ hoặc từ chối những hạng mục hay sản phẩm có lỗi. Việc làm này thường kéo theo lãng phí tương đối vì phải loại bỏ hay làm lại các sản phẩm khơng đạt tiêu chuẩn. Như vậy, kiểm sốt chất lượng chỉ tiến hành và giải quyết vấn đề sau khi chúng được phát hiện.
Theo cách hiểu này, kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán là việc đánh giá quá trình cung ứng dịch vụ kế tốn thơng qua kiểm tra và đối chiếu thực tế làm việc kế toán gồm các yếu tố nguồn nhân lực, trang thiết bị, máy móc, phương pháp, thơng tin, quy trình làm việc với các tiêu chuẩn đặt ra trước đó. Vậy điều quan trọng để có thể kiểm sốt hay đánh giá chất lượng dịch vụ kế tốn là phải hình thành được một bộ tiêu chuẩn chất lượng để làm thước đo cho chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách hàng.