Về phía Nhà nước và các Hiệp hội nghề nghiệp – đối tượng quản lý, giám sát

Một phần của tài liệu Chất lượng dịch vụ kế toán tại các doanh nghiệp dịch vụ kế toán – thực trạng và giải pháp (Trang 53 - 59)

2030, trong đó chỉ rõ bên cạnh việc tăng nhanh về số lượng các doanh nghiệp

3.2.1.Về phía Nhà nước và các Hiệp hội nghề nghiệp – đối tượng quản lý, giám sát

lý, giám sát

Chính phủ, Bộ Tài chính cần tạo dựng đầy đủ và hồn thiện khung pháp lý để phát triển dịch vụ kế toán bảo đảm cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nói chung và cơng ty cung cấp dịch vụ kế tốn nói riêng tạo ra mơi trường pháp luật tốt cho hoạt động của các cơng ty kế tốn. Cụ thể:

Thứ nhất, Bộ Tài chính nhanh chóng hồn thành lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung Luật Kế toán, tiếp tục rà sốt, cập nhật và hồn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán doanh nghiệp đã ban hành và ban hành mới các chuẩn mực chưa có, để đảm bảo kế tốn hành nghề có vị trí xứng đáng trong Luật Kế toán.

Những quy định về hành nghề kế toán cần được nghiên cứu và xây dựng độc lập dựa trên thực tiễn hoạt động, chứ không nên áp đặt cái đã có (chẳng hạn Luật Kiểm tốn Độc lập) lên dịch vụ kế tốn. Vì hành nghề kế tốn có

những đặc trưng riêng, khác biệt với những loại hình khác như kiểm tốn hay du lịch, xây dựng,…

Trong xu hướng hịa hợp và hội tụ chuẩn mực kế toán, nếu muốn phát triển thị trường dịch vụ kế tốn “qua biên giới”, Bộ Tài chính cùng với Hiệp hội nghề nghiệp cần nhanh chóng hồn thiện việc bổ sung và thay đổi chuẩn mực kế toán Việt Nam cho phù hợp với quốc tế, hướng tới chuẩn mực chung IFRS và IAS, đưa kế toán Việt Nam tiệm cận dần với kế toán quốc tế.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính nên sớm ban hành văn bản quy định về việc quản lý hành nghề kế tốn, có chế tài phù hợp đối với những trường hợp vi phạm đạo đức nghề nghiệp cũng như hành nghề khơng đăng kí.

Như chương 2 đã chỉ ra, khó khăn lớn nhất hiện nay đối với việc nâng cao chất lượng kế tốn là việc khơng kiểm soát được lực lượng hành nghề khơng đăng kí. Để giải quyết khó khăn này, Bộ Tài chính cần phối hợp cùng Hiệp hội nghề nghiệp đề xuất cơ chế kiểm tra, rà soát để phát hiện các cá nhân, tổ chức hành nghề “chui”. Cơ chế này cần chặt chẽ và có tính ràng buộc cao. Chẳng hạn như quy định tại Thông tư số 200/2014/TT_BTC ngày 22/12/2014 – thơng tư hướng dẫn chế độ kế tốn doanh nghiệp quyết định phải để kế toán viên hành nghề ghi tên và số chứng chỉ hành nghề trên báo cáo tài chính khi cung cấp dịch vụ. Tương tự như các kiểm tốn viên độc lập, điều này có ý nghĩa cam kết bằng danh dự của người làm nghề kế toán với mỗi sản phẩm mình tạo ra. Một mặt vừa tăng độ tin cậy cho các báo cáo tài chính; mặt khác đó là động lực thúc đẩy mỗi kế tốn viên thận trọng, trụng thực hơn trong công việc. Quan trọng hơn, nó có ý nghĩa như lời tun bố: Khơng đăng kí thì khơng hành nghề được.

Hiện nay, nghị định 105/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 16/9/2013 (thay thế nghị định 185/2004/NĐ-CP và nghị định 39/2011/NĐ-CP) đã quy định về chế tài đối với những trường hợp vi phạm quy định trong lĩnh vực kế tốn, trong đó có hành nghề kế tốn. Cụ thể quy định:

“Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Hành nghề kế tốn nhưng khơng đăng kí kinh doanh dịch vụ kế tốn;

b) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế tốn khơng có Chứng chỉ hành nghề kế toán;

c) Hành nghề kế tốn khơng đảm bảo điều kiện hoạt động theo quy định nhưng vẫn cung cấp dịch vụ kế toán;

d) Cá nhân hành nghề kế tốn nhưng khơng có Chứng chỉ hành nghề kế toán;…” Tuy nhiên, mức phạt này cần được xem xét tăng lên để mang tính răn đe và ngăn chặn các hành vi phạm, bởi một phép tính đơn giản cũng cho ra kết quả số tiền phạt này không đáng kể so với những gì một dịch vụ kế tốn “chui” kiếm được trong một năm.

Song song với việc tăng chế tài xử phạt, Bộ Tài chính cũng cần nghiên cứu để khuyến khích những người làm nghề đăng kí chứng chỉ hành nghề và kinh doanh dịch vụ. Chẳng hạn, Bộ có thể giảm mức phí thi lấy chứng chỉ, điều kiện thi nới lỏng hơn hay giảm các phí thường niên đối với người làm nghề,….

Ta có thể tin tưởng một khi nếu kế tốn viên hành nghề và các doanh nghiệp dịch vụ kế tốn thấy rằng đăng kí hành nghề hay đăng kí kinh doanh dịch vụ có lợi hơn và là việc khơng thể khơng làm thì sớm muộn, thị trường dịch vụ kế tốn cũng sẽ đi vào khn khổ và có thể quản lý được như thị trường dịch vụ kiểm toán đã làm được. Qua đó, góp phần kiểm sốt và nâng cao chất lượng trên thị trường dịch vụ này.

Thứ hai, hoàn thiện các văn bản pháp lý về trách nhiệm của các cơng ty kế tốn đối với chất lượng hoạt động dịch vụ kế toán.

Các doanh nghiệp dịch vụ hiện nay đều ý thức được tầm quan trọng của chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng đối với sự tồn tại của doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, việc đánh giá chất lượng dịch vụ ở mỗi một đơn vị là khác nhau và chưa có văn bản nào ràng buộc về trách nhiệm của doanh

nghiệp đối với chất lượng dịch vụ mà mình cung cấp. Muốn giải quyết vấn đề này, Bộ Tài chính cần xây dựng được quy trình kiểm sốt chất lượng từ khâu kí nhận hợp đồng kế tốn cho đến khi kết thúc hợp đồng và hướng dẫn thực hiện cho doanh nghiệp; có hệ thống chỉ tiêu để lượng hóa được chất lượng dịch vụ. Đồng thời có văn bản chính thức yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ và đó phải là một phần bắt buộc trong hợp đồng kế toán.

Bên cạnh việc quy trách nhiệm cho chủ doanh nghiệp và kế toán trưởng đối với tính chính xác của báo cáo tài chính, Bộ cũng cần xem xét cơ chế để chuyển một phần trách nhiệm lớn hơn nữa sang doanh nghiệp dịch vụ và cá nhân kế toán viên dịch vụ. Nếu làm được điều này thì khơng chỉ chất lượng dịch vụ được bảo đảm mà chất lượng các báo cáo tài chính cũng được cải thiện.

Bốn là, Nhà nước nên chuyển giao mạnh và nhiều hơn nữa những cơng việc quản lý hành nghề kế tốn, kiểm toán từ các cơ quan Nhà nước sang các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp kế tốn, kiểm tốn.

Vì Hiệp hội nghề nghiệp là lực lượng đại diện cho những người làm nghề, hiểu rõ về đặc thù nghề nghiệp và sâu sát với thực tế công việc hơn cơ quan Nhà nước. Do đó, từ trước đến nay, đây vẫn là cơ quan tham mưu cơ yếu cho Chính phủ trong các vấn đề liên quan đến kế toán – kiểm toán và quản lý hoạt đơng kế tốn – kiểm toán. Vừa gần với đa số, vừa được tiếp cận trực tiếp với quan điểm của Nhà nước, Hiệp hội nghề nghiệp cần được trao nhiều quyền hơn trong việc kiểm tra, giám sát, ban hành các băn bản hướng dẫn, điều tiết thị trường dịch vụ kế toán kịp thời, đúng đắn theo đúng định hướng của Nhà nước. Điều này làm cho các văn bản do hiệp hội ban hành có tính pháp lý cao hơn, ràng buộc trách nhiệm đối với người thực hiện sẽ lớn hơn. Qua đó thúc đẩy việc thực hiện nghiêm túc các quy định đối với nghề nghiệp và kiểm soát chất lượng dịch vụ hành nghề kế toán trong tương lai.

Hội nghề nghiệp là cầu nối quan trọng giữa cơ quan Nhà nước với doanh nghiệp và xã hội; thực hiện chức năng phản biện xã hội, tham gia xây dựng văn bản pháp luật phản ánh các bất cập, vướng mắc trong thực thi pháp luật. Hội có nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật; hướng dẫn và kiểm tra việc chấp hành luật pháp và tuân thủ đạo đức nghề nghiệp của hội viên; phổ biến kiến thức, trao đổi thông tin về kinh nghiệm nghề nghiệp, trợ giúp hội viên xây dựng các quy trình nghiệp vụ, các tài liệu hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với quy định của pháp luật. Hiệu quả hoạt động của Hội nghề nghiệp được sự đồng thuận của xã hội và góp phần thúc đẩy phát

triển nghề nghiệp.

Hội nghề nghiệp có nhiệm vụ tập hợp, đồn kết hội viên khơng ngừng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ của Hội viên. Hội thường xuyên tổ chức bồi dưỡng cập nhật kiến thức, trang bị cho Hội viên những kỹ năng nghề nghiệp, năng lực làm chủ về nghiệp vụ để có thể vận dụng, thích ứng với mọi biến động của nghề nghiệp.

Đối với kế tốn hành nghề đó là Hội kế tốn – kiểm tốn Việt Nam (VAA) và Chi hội Kế toán hành nghề Việt Nam (VICA). Để tạo động lực cho thị trường dịch vụ kế toán phát triển đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ, VAA/VICA cần nâng cao năng lực hoạt động và trách nhiệm xã hội của tổ chức nghề nghiệp. Hội cần nhanh chóng đổi mới và phát triển mạnh mẽ, chủ động hơn về tổ chức và hoạt động để thực sự là một tổ chức độc lập, mang tính nghề nghiệp cao. Vì hội khơng chỉ là cơ quan giám sát, quản lý hoạt động nghề nghiệp mà còn là diễn đàn để những cá nhân, tổ chức hành nghề trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Đồng thời, Hội đóng vai trị là tiếng nói bảo về quyền lợi chính đáng và nhắc nhở trách nhiệm đối với hội viên. Trong thời gian tới, hội cần đẩy mạnh việc chiêu tập và quy tụ hội viên, một mặt đóng góp vào sự phát triển của hội, mặt khác, việc làm này sẽ giúp hội quản lý được lực lượng hành nghề trong nước vì muốn trở thành thành viên của hội phải đảm

bảo một số điều kiện khắt khe. Tuy vậy, Hội cũng nên tham mưu cho Nhà nước trong vấn đề nới lỏng cơ chế để những người mong muốn được hành nghề có thể dễ dàng lấy được chứng chỉ đồng thời có cam kết chất lượng khi bắt đầu cung cấp dịch vụ.

Bên cạnh đó, Hội cũng khẩn trương chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về quy chế, nhân sự và điều kiện cơ sở vật chất để tiếp nhận và triển khai có hiệu quả cơng tác đào tạo và quản lý nghề nghiệp khi Bộ Tài chính chuyển giao. Hiện tại, VAA và VICA đã tiếp nhận việc đào tạo và quản lý nghề nghiệp, tuy nhiên, khi Bộ Tài chính chuyển giao mạnh mẽ hơn nữa quyền giám sát và quản lý này cho Hội, đặc biệt là về quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về nghề nghiệp có tính pháp lý cao hơn, Hội cần đào tạo thêm nguồn nhân lực đảm bảo hiểu rõ luật, có khả năng xây dựng, dự thảo luật phù hợp với thực tế. Hội có thể đề xuất xin Bộ cấp cán bộ hoặc cử cán bộ đi học để bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu khi được Bộ chuyển giao quyền hạn. Đồng thời, Hội nên tận dụng quy mơ Hội viên trên tồn quốc để nhanh chóng nắm bắt tình hình hành nghề tại địa phương, qua đó có những giải pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn cho nghề nghiệp nói chung.

Khi được Nhà nước trao thêm quyền giám sát và quản lý hành nghề, Hội cần tăng cường các hoạt đơng kiểm sốt đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán. Hiện nay, Hội đã thực hiện đánh giá và chấm điểm chất lượng dịch vụ đối với những đối tượng là hội viên của Hội, còn những đối tượng chưa phải hội viên, Hội chưa kiểm soát được. Do vậy, định hướng trong thời gian tới, việc cấp bách là phải quản lý được lực lượng này, vừa để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người hành nghề hợp pháp, vừa để quản lý chung thị trường dịch vụ kế toán, đồng thời đánh giá và nâng cao chất lượng dịch vụ. muốn thực hiện nhiệm vụ này, Hội nghề nghiệp cần được Bộ Tài chính giúp sức liên kết với Sở kế hoạch và đầu tư nhằm nắm được những doanh nghiệp có đăng kí kinh doanh dịch vụ kế tốn, quy tụ thành hội viên. Cịn nếu khơng là

hội viên cần có cơ chế quan tâm thường xuyên để giúp đỡ và nhắc nhở họ trong việc thực hiện cam kết chất lượng. Hội cũng cần liên kết với Các cục thuế và chi cục thuế để đảm bảo thực hiện quyết liệt việc kí tên và số chứng chỉ hành nghề trên các báo cáo nộp thuế, khuyến khích các đơn vị tổ chức bộ máy kế tốn hoặc sử dụng dịch vụ kế tốn có đăng kí để có thể qua đó cải thiện chất lượng các báo cáo và chất lượng dịch vụ.

Bộ Tài chính, VAA/VICA cần tiến hành các thủ tục cần thiết để Chứng chỉ kế toán viên của Việt Nam cấp được thừa nhận rộng rãi ở các quốc gia khu vực và thế giới. Muốn phát triển có kiểm sốt thị trường dịch vụ kế toán trong nước và hướng ra nước ngồi, VAA/VICA cần thúc đẩy việc cơng nhận của bạn bè quốc tế đối với chất lượng đào tạo nghề nghiệp kế tốn ở Việt Nam thơng qua quan hệ ngoại giao, hợp tác, trao đổi nhân sự nhằm mục tiêu học tập và chuyển giao kiến thức, kỹ năng để kế toán Việt Nam nhanh chóng hịa nhập với kế tốn quốc tế. Nhưng trước hết, bản thân Việt Nam phải tự mình hiểu và đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của kế tốn quốc tế. Hội cần đóng vai trị xung yếu trong vấn đề đào tạo và cập nhật kiến thức, kỹ năng cho kế tốn viên; tham mưu cho Bộ Tài chính về Chuẩn mực, chế độ kế toán làm sao cho phù hợp với tình hình thực tế, tiến tới hội tụ với chuẩn mực quốc tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Chất lượng dịch vụ kế toán tại các doanh nghiệp dịch vụ kế toán – thực trạng và giải pháp (Trang 53 - 59)