Quá trình hình thành và phát triển của các doanh nghiệp dịchvụ kế toán

Một phần của tài liệu Chất lượng dịch vụ kế toán tại các doanh nghiệp dịch vụ kế toán – thực trạng và giải pháp (Trang 31)

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCHVỤ KẾ TOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ KẾ TOÁN

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của các doanh nghiệp dịchvụ kế toán

DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ KẾ TOÁN

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ KẾ TOÁN

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của các doanh nghiệp dịch vụ kếtoán toán

Quá trình hình thành và phát triển của các tổ chức hành nghề kế toán cũng đồng thời hình thành thị trường dịch vụ kế toán. Sự kiện quan trọng đánh dấu sự xuất hiện chính thức của thị trường kế toán dịch vụ Việt Nam là ngày 13/05/1991, công ty Kiểm toán Việt Nam – VACO (nay là Delloite Việt Nam) và công ty Dịch vụ tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán – AASC ra đời và đi vào hoạt động.

Thị trường dịch vụ kế toán và kiểm toán Việt Nam ban đầu hình thành gặp không ít khó khăn và thử thách: Chế độ kế toán lạc hậu nhiều so với thực tế đòi hỏi, khuôn khổ pháp lý điều chỉnh hoạt động kế toán nói chung và hoạt động cung cấp dịch vụ kế toán nói riêng mới chỉ dừng lại ở Pháp lệnh (Pháp lệnh kế toán và thống kê ban hành từ năm 1988 và đã không còn phù hợp), chưa xây dựng và ban hành được Luật Kế toán, cũng chưa có một Chuẩn mực kế toán Việt Nam nào được ban hành làm khuôn mẫu nghề nghiệp cho những người cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán. Bên cạnh đó, trình độ của kế toán viên chưa cao, trang thiết bị phục vụ công tác kế toán còn thô sơ, lạc hậu, hoàn toàn là kế toán thủ công.

Trải qua thời gian gần 25 năm, đến nay, thị trường kế toán dịch vụ đã đạt được những thành tựu to lớn, rõ nét cả về môi trường pháp lý, sự phát triển của các hiệp hội nghề nghiệp và đội ngũ những người làm kế toán, cả về quy mô và chất lượng dịch vụ.

kí hành nghề kế toán không ngừng tăng lên từ năm 2007 – khi mô hình kế toán dịch vụ bắt đầu được triển khai. Dưới đây là biểu đồ mô tả sự tăng trưởng của số lượng các đơn vị và cá nhân đăng kí hành nghề trên địa bàn cả nước từ năm 2008 đến 31/12/2014.

Đơn vị: tổ chức/người

Biều đồ 2.1. Quy mô tăng trưởng của các tổ chức và cá nhân đăng kí hành nghề kế toán giai đoạn 2008 – 2014

Nguồn: Tạp chí kế toán và Kiểm toán Nhìn chung các tổ chức và doanh nghiệp đăng ký hành nghề kế toán theo quy định của Pháp luật có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 30% và sau 5 năm đã tăng gần 4 lần (cả số tổ chức và số kế toán viên). Hiện tại, tính đến tháng 12/2014, có 94 doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh dịch vụ kế toán được VAA cấp chứng chỉ đủ điều kiện kinh doanh và 227 kế toán viên có chứng chỉ hành nghề được VAA cấp.

Hiện nay có 4 công ty 100% vốn nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam là: Công ty TNHH KPMG Việt Nam, công ty TNHH PwC Việt Nam, Công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam, Công Ty TNHH Ernst & Young Việt Nam và gần 10 công ty kiểm toán, tư vấn tài chính của Việt Nam được các công ty kiểm toán quốc tế lớn công nhận là thành viên như: A&C, U&I, UHY, ACPA, ACA Group, AC&C, Vietauditor, DTL,.. Sự hiện diện của các công ty kiểm toán này tại Việt Nam đã thúc đẩy quá trình cạnh tranh hơn nữa giữa các tổ chức hành nghề trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán, buộc tất cả các công ty đều phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ. Điều này góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán tại Việt Nam, bước đầu đã khẳng định vị thế của các công ty kiểm toán Việt Nam trên trường Quốc tế.

01/01/2004 đã tạo ra hành lang pháp lý cần thiết cho sự phát triển của thị trường dịch vụ kế toán. Trước đó, các hoạt động mang tính dịch vụ tư vấn tài chính đã được thực hiện bởi các công ty kiểm toán, các doanh nghiệp và cá nhân làm dịch vụ kế toán, công ty tư vấn và văn phòng luật sư. Tuy nhiên, vì thiếu một khuôn khổ pháp lý điều chỉnh hoạt động này nên việc cung cấp dv kế toán có nhiều biến tướng và gây hại dến nguồn thu ngân sách từ thuế. Sau Luật Kế toán năm 2003, nhiều văn bản hướng dẫn và điều chỉnh hoạt động dịch vụ kế toán – Kiểm toán đã được ban hành và có hiệu lực như: Thông tư số 72/TT-BTC hướng dẫn đăng kí hành nghề và quản lý hoạt động hành nghề kế toán; quyết định số 32/2007/QĐ-BTC ban hành quy chế kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán; quyết định số 87/3005/QĐ-BTC ban hành hệ thống chuẩn mực nghề nghiệp kế toán và liên tục được hoàn thiện góp phần quan trọng vào việc hướng dẫn hoạt động, nâng cao chất lượng của các hoạt động dịch vụ kế toán. Gần đây nhất, Chính phủ ban hành Nghị định 105/2013NĐ-CP thay thế NĐ 185/2004NĐ-CP và Nghị định số 39/2011NĐ-CP về xử lý vi phạm hành

Một phần của tài liệu Chất lượng dịch vụ kế toán tại các doanh nghiệp dịch vụ kế toán – thực trạng và giải pháp (Trang 31)