GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCHVỤ KẾ TOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ KẾ TOÁN
3.2.2. Đối với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng kế toán viên (các Học viện, Trường đại học, tổ chức hội nghề nghiệp )
Trường đại học, tổ chức hội nghề nghiệp...)
Để đáp ứng được tất cả những yêu cầu đặt ra cho kế toán hành nghề trong tình hình mới, không gì quan trọng hơn là chất lượng nguồn nhân lực. Vì như chương 1 đã chỉ ra, con người đóng vai trò then chốt đối với hoạt động kế toán và chất lượng dịch vụ kế toán. Do vậy, những “lò luyện” cung cấp nhân công cho thị trường dịch vụ kế toán cần khẩn trương triển khai những giải pháp như sau:
Một là, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đối với sinh viên, học viên, cả về chuyên môn nghiệp vụ và đặc biệt chú trọng về đạo đức nghề
nghiệp, hành nghề kế toán, kiểm toán.
Thực tế đào tạo kế toán trong trường đại học hiện nay cho thấy, chất lượng sinh viên ra trường có thể làm nghề ngay không nhiều, hầu hết đều cần thêm thời gian và chi phí đào tạo tại doanh nghiệp sử dụng lao động. Một phần nguyên nhân do bản thân sinh viên chưa tự mình phấn đấu trong quá trình học tập, tuy nhiên, một nguyên nhân quan trọng thuộc về chương trình đào tạo còn nặng tính hình thức, học chưa đi đôi với hành. Vì vậy, các nhà trường nên nghiên cứu thay đổi nội dung giảng dạy cho phù hợp và cập nhật nhanh chóng những quy định mới của Nhà nước, quốc tế. Các nhà trường cũng nên chú trọng việc đưa sinh viên đi kiến tập thường xuyên tại các cơ sở, nhằm giúp sinh viên sớm tiếp cận với kế toán thực tế để ra trường có thể nắm bắt và tiếp cận ngay với công việc.
Bên cạnh đó, cần thiết nhất đối với mỗi kế toán viên – kiểm toán viên hành nghề là đạo đức nghề nghiệp. Nhà trường cần nghiên cứu tách riêng bộ môn Đạo đức nghề nghiệp trong chương trình đào tạo của mình. Một mặt vừa khẳng định tầm quan trọng của nội dung đạo đức nghề nghiệp cho mỗi kế toán viên tương lai, đồng thời cũng tuân theo xu hướng chung của thế giới trong việc đề cao vai trò của phẩm chất đạo đức người làm nghề. Chẳng hạn như chương trình giảng dạy của Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc ACCA đã có môn P1 Governance, Risks & Ethics (Quản trị doanh nghiệp, rủi ro và đạo đức nghề nghiệp). Hoặc ví dụ như 1 trong 4 môn bắt buộc cấp độ chuyên ngành trong chương trình giảng dạy của CPA Úc cũngh đã có Ethics & Governance (Đạo đức nghề nghiệp & Quản trị doanh nghiệp).
Hai là, các cơ sở đào tạo cũng như Hội đồng thi cấp chứng chỉ kế toán viên, kiểm toán viên (Bộ Tài chính) cần rà soát đổi mới nội dung chương trình đào tạo chuyên ngành kế toán và chương trình thi kế toán viên cho phù hợp hơn với thực tế và phù hợp với các nước tiên tiến khu vực và thế giới.
toán viên Việt Nam cấp, việc đầu tiên cần làm là thay đổi các tiêu chuẩn cấp chứng chỉ của Việt Nam gần với tiêu chuẩn chung của quốc tế. Những điều kiện này đôi khi khắt khe hơn so với hiện tại ở Việt Nam, vì thế, rất cần sự vào cuộc của Bộ tài chính và các cấp hội nghề nghiệp trong việc vận động, khuyến khích người làm nghề thi và nhận chứng chỉ hành nghề, đồng thời quản lý chặt chẽ điều kiện hành nghề đối với cá nhân, tổ chức làm kế toán dịch vụ để chắc chắn rằng: Không có chứng chỉ, đăng kí thì không thể hành nghề được.
Hơn nữa, khi giáo dục trở thành một sản phẩm thì các trường đại học có thể mở ra các công ty cung cấp dịch vụ này để vừa kinh doanh vừa có điều kiện cho các sinh viên chuyên ngành tiếp xúc sớm với thực tế nghề nghiệp. Tại các công ty này cần được đăng kí kinh doanh và tiến hành đầy đủ mọi quy định cần thiết đối với nghề nghiệp, như là một kiểu mẫu của mô hình kế toán dịch vụ, từ khâu tuyển dụng, đào tạo, đến sử dụng nhân lực và kiểm soát chất lượng dịch vụ. Qua đó, đảm bảo sinh viên có cái nhìn đúng đắn về loại hình dịch vụ kế toán và mỗi một sinh viên tốt nghiệp đã là một hạt giống tốt cho ngành.