GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCHVỤ KẾ TOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ KẾ TOÁN
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DỊCHVỤ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ KẾ TOÁN
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CỦA CÁC DOANHNGHIỆP DỊCH VỤ KẾ TOÁN NGHIỆP DỊCH VỤ KẾ TOÁN
Như chúng ta đã biết, hiện nay có hàng triệu công ty, doanh nghiệp với quy mô lớn nhỏ khác nhau đang hoạt động trong nhiều lĩnh vực. Vì vậy mà cũng đang có hàng triệu người đang làm kế toán cho những công ty ấy. Ta có thể nhận thấy tiềm năng to lớn của nghề kế toán cũng như dịch vụ kế toán trong bối cảnh kinh tế hiện nay.
Phát triển thị trường dịch vụ kế toán – kiểm toán là một trong chín giải pháp thực hiện Chiến lược kế toán - kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030, trong đó chỉ rõ bên cạnh việc tăng nhanh về số lượng các doanh nghiệp dịch vụ kế toán, chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng, tác động đến sự hoạt động lành mạnh của các thị trường này. Thậm chí, chất lượng nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán chính là yếu tố quyết định đến sự lành mạnh của các thị trường tài chính trong giai đoạn 2015 – 2020, tầm nhìn 2030... Theo đó, những định hướng đặt ra trước tình hình mới là:
Thứ nhất, cần tăng nhanh số lượng doanh nghiệp và số lượng người đăng kí hành nghề kế toán. Để thực hiện điều này, phải mở rộng thị trường dịch vụ kế toán trong và ngoài nước; nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán; đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ kế toán, đáp ứng yêu cầu quản lý của nền kinh tế. Bên cạnh đó, cần phát triển nguồn nhân lực về kế toán đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng trên cơ sở triển khai hiệu quả các nội dung:
Một là, đổi mới và tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng;
Hai là, kết hợp giữa đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu theo chuyên ngành và đào tạo nâng cao học vấn nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao;
Ba là, xây dựng các chương trình và bộ tài liệu chuẩn, phù hợp thông lệ quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng, thi lấy các chứng chỉ nghề nghiệp kế toán, kiểm toán…
Thứ hai, hướng đi phù hợp hiện nay của Việt Nam trong phát triển thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán là không ngừng mở cửa, hội nhập sâu rộng, đặt các chuẩn quy định quốc tế, đồng thời thông qua việc tham gia các thỏa thuận quốc tế và công nhận lẫn nhau đối với kiểm toán viên hành nghề trong khối ASEAN và giữa Việt Nam với các nước phát triển như Anh, Úc… để mở cửa lĩnh vực này. Phấn đấu đến năm 2020, các tổ chức nghề nghiệp của Việt Nam thực sự trở thành tổ chức nghề nghiệp tự quản, có đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và tổ chức hoạt động như các tổ chức nghề nghiệp kế toán quốc tế khác nhằm tăng cường phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động, vai trò của hiệp hội nghề nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, kế toán, kiểm toán.
Để thực hiện định hướng này, ta cần tăng cường tổ chức hệ thống thông tin thông qua việc thiết lập hệ thống kết nối thông tin trực tuyến giữa các cấp, các ngành với các đơn vị kế toán cấp trên và cấp dưới; các doanh nghiệp dịch vụ kế toán, kiểm toán; tổ chức và phát triển trang điện tử của cơ quan quản lý, giám sát của tổ chức nghề nghiệp, tiến đến tổ chức thực hiện việc đăng ký và quản lý hành nghề trực tuyến…
Thứ ba, kế toán cùng với kiểm toán là công cụ quản lý kinh tế quan trọng, có chức năng tạo lập hệ thống thông tin về kinh tế – tài chính – ngân sách phục vụ cho việc điều hành và quyết định kinh tế của Nhà nước cũng như của mỗi đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp.
Để thực hiện được những định hướng của dịch vụ kế toán trong nền kinh tế thị trường hiện nay, cần có sự hợp tác đồng bộ giữa cơ quan chức năng có thẩm quyền và các đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán. Chỉ có sự phối hợp chặt chẽ, sự đồng thuận giữa các đơn vị mới có thể xây dựng nên một nền kinh tế phát triển toàn diện và đa dạng về ngành nghề theo xu hướng chung của thời
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KẾ TOÁN CỦA CÁCDOANH NGHIỆP DỊCH VỤ KẾ TOÁN HIỆN NAY