THÁCH THỨC TRONG VIỆC THỰC HIỆN KIỂM SOÁT VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KẾ TOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ KẾ

Một phần của tài liệu Chất lượng dịch vụ kế toán tại các doanh nghiệp dịch vụ kế toán – thực trạng và giải pháp (Trang 43 - 50)

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCHVỤ KẾ TOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ KẾ TOÁN

2.3. THÁCH THỨC TRONG VIỆC THỰC HIỆN KIỂM SOÁT VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KẾ TOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ KẾ

TOÁN

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được như trong báo cáo của VAA, hoạt động dịch vụ kế tốn nói chung và kiểm sốt chất lượng dịch vụ kế tốn nói riêng trong giai đoạn hiện nay cũng đang đứng trước những thách thức lớn cần phải vượt qua.

Một là về môi trường pháp lý. Cơ chế kiểm tra, giám sát chất lượng cung cấp dịch vụ kế tốn đã được cơng bố phổ biến, ban hành thành văn bản pháp quy dưới dạng các thông tư, nghị định rõ ràng như QĐ 32/2007 của Bộ Tài chính ngày 15/05/2007 về quy chế kiểm sốt chất lượng dịch vụ kế toán – kiểm toán; quyết định số 243/QĐ-HKT của Hội Kế toán – kiểm toán về việc ban hành Quy chế chấm điểm và đánh giá phân loại chất lượng dịch vụ đối với các doanh nghiệp và cơ sở dịch vụ kế tốn. Tuy nhiên vẫn cịn những tồn tại như:

Việc áp dụng các văn bản này mới chỉ được triển khai ở các doanh nghiệp dịch vụ kế toán nằm trong danh sách quản lý của Chi hội Kế toán hành nghề Việt Nam (VICA) như quy định tại điểm b điều 2 Quy chế này: “Quy chế này được áp dụng đối với mọi doanh nghiệp, cơ sở dịch vụ kế toán hành nghề kế toán thuộc Chi hội kế toán hành nghề Việt nam quản lý trong cả nước”. Như vậy, kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán mới chỉ được tiến hành cục bộ, chưa bao quát được tất cả các doanh nghiệp hành nghề và tồn thị trường dịch vụ kế tốn.

Việc chấm điểm mới chỉ được tiến hành một cách phiến diện từ phía chủ quan của doanh nghiệp dịch vụ mà chưa có ý kiến từ phía khách hàng – đối tượng chủ yếu và quan trọng trong việc quyết định chất lượng dịch vụ, cụ thể, trong điều 6 Quy chế này mới chỉ nêu ra:“Hàng năm, Giám đốc (Tổng Giám đốc) các doanh nghiệp, cơ sở dịch vụ kế tốn phải tiến hành cơng tác tự chấm

điểm, đánh giá phân loại và báo cáo kết quả tự chấm điểm và đánh giá phân loại lên Chi hội Kế toán hành nghề Việt Nam”.

Mặt khác, dù đã có những văn bản chính thức hướng dẫn về việc thực hiện kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán, nhưng những văn bản này cịn chưa phù hợp (tính pháp lý chưa cao, chẳng hạn quy chế chấm điểm mới do Hội kế toán – Kiểm toán ban hành), chưa ràng buộc mạnh mẽ và đầy đủ cho thấy hành nghề kế tốn nói chung vẫn chưa có được vị trí xứng đáng trong hệ thống Luật Kế toán. Nội dung chủ yếu của dự thảo sửa đồi lần thứ 4 một số điều của Luật Kế toán 2003 là tập trung vào điều 29 về báo cáo tài chính, điều 55 về hành nghề dịch vụ kế toán và điều 58 về tổ chức nghề nghiệp. Tuy vậy, theo ý kiến của ơng Phạm Cơng Tham, phó chủ tịch, tổng thư ký VICA, VAA thì nội dung sửa đổi điều 55 chủ yếu được áp đặt theo các quy định tương ứng của luật kiểm toán độc lập. Mà hiện tại dịch vụ kế tốn có tổ chức (hoạt đơng theo quy định của pháp luật) mức độ phát triển cịn rất thấp so với kiểm tốn. Do vậy đa số những quy định này khơng phù hợp với dịch vụ kế tốn.

Hơn thế nữa, khó khăn lớn nhất hiện nay của kế toán dịch vụ là sự phát triển khó kiểm sốt của lực lượng hành nghề kế toán bất hợp pháp. Những người này chào giá rẻ hơn, chất lượng dịch vụ khơng có gì đảm bảo được. Họ đang gây áp lực và tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh với lực lượng hành nghề chuyên nghiệp. Nếu so sánh với kiểm tốn thì:

“Số người có chứng chỉ Kiểm tốn viên trên 2000, trong khi số người có chứng chỉ kế tốn viên dưới 300 người;

Số người đăng ký hành nghề kiểm toán gần 2000 người, trong khi đăng ký hành nghề kế toán gần 200 người;

Dịch vụ kiểm tốn khơng cho hành nghề cá nhân, trong khi dịch vụ kế toán cho hành nghề cá nhân;

Dịch vụ kiểm tốn hầu như khơng có người hành nghề bất hợp pháp (không theo quy định của pháp luật), nhưng dịch vụ kế toán lực lượng hành nghề bất

hợp pháp có dến hàng ngàn người, gấp nhiều lần lực lường hành nghề đúng quy định của pháp luật

Đơn vị khách hàng có thể tổ chức bộ máy kế tốn hoặc th làm kế tốn. Họ có quyền và bắt buộc phải ký phát hành báo cáo tài chính của đơn vị mình, nhưng “kiểm tốn độc lập” thì họ chỉ có đi th, và chỉ kiểm tốn viên và cơng ty kiểm tốn đủ điều kiện hành nghề mới có quyền phát hành báo cáo kiểm tốn độc lập”. [9]

Chính phủ đã ban hành nghị định 105/NĐ-CP ngày 16/09/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế tốn, quy định rõ mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức hành nghề kế tốn nhưng khơng đăng ki kinh doanh dịch vụ. Mặc dù vậy, chế tài này hiện nay chưa đủ mạnh, đồng thời cơ chế để kiểm soát lực lượng làm dịch vụ “chui”, khơng giấy phép này chưa có. Do vậy, chất lượng dịch vụ kế toán của các tổ chức hành nghề hợp pháp đã vơ tình bị lực lượng này làm cho ảnh hưởng giảm.

Vì thế, muốn phát triển thị trường dịch vụ kế toán và nâng cao chất lượng dịch vụ thì cần thiết phải tạo ra mơi trường pháp lý phù hợp, làm cơ sở nền tảng cho lực lượng cá nhân – tổ chức hành nghề kế tốn có đăng kí hợp pháp phát triển.

Hai là về phía bản thân doanh nghiệp dịch vụ kế toán. Trong quy đinh hiện nay mới chỉ yêu cầu điều kiện để các doanh nghiệp hành nghề kế tốn là có ít nhất 2 kế tốn có chứng chỉ hành nghề, như vậy, chất lượng nguồn nhân lực chưa được đảm bảo. Hơn nữa, như trên đã nêu, số lượng kế toán trong các doanh nghiệp dịch vụ này dao động trong khoảng 3,4 người đến 50 người, so với lượng khách hàng kế toán vào khoảng 50 đến trên 500. Tính trung bình, cứ một kế tốn viên phải chịu trách nhiệm kế toán đến hàng chục khách hàng kế tốn. Với khối lượng cơng việc khơng hề nhẹ nhàng, đặc biệt vào thời kì cao điểm của các đợt báo cáo như báo cáo quý (tháng 1, 4, 7, 10) hay báo cáo tài chính năm (tháng 3) thì các nhân viên kế toán dịch vụ thực sự bị áp lực và đôi

khi quá tải. Cũng như bản thân các doanh nghiệp đánh giá, những thời điểm như vậy, báo cáo tài chính có khi làm khơng chuẩn chỉnh được, cịn sai sót, sau báo cáo, kê khai mới phát hiện ra và sửa chữa lại. Vậy thì rõ ràng là chưa đảm bảo được chất lượng các sản phẩm kế tốn, nói cách khác, đó là chất lượng dịch vụ kế tốn. Đây mới chỉ là một biểu hiện của việc bản thân doanh nghiệp chưa chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng chất lượng dịch vụ, đó là kiểm sốt và phân bổ cơng việc chưa hợp lý. Khuyết điểm này không chỉ của ban lãnh đạo doanh nghiệp dịch vụ kế toán mà còn thuộc về bản thân người làm dịch vụ kế tốn chưa có những đề xuất để kịp thời thay đổi, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của mình. Ngồi ra, các doanh nghiệp dịch vụ kế toán hiện nay chưa chú trọng vào khâu kiểm soát chất lượng dịch vụ, thể hiện ở chỗ, doanh nghiệp còn thiếu tự đánh giá cũng như xin ý kiến đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ. Do vậy, các doanh nghiệp chưa kịp thời phát hiện yếu kém, thiếu sót để làm hài lịng hơn các khách hàng của mình.

Một yếu tố khơng thể bỏ qua khi mong muốn nâng cao chất lượng dịch vụ kế tốn. Đó là cách thức hay phương pháp để tiếp cận với kỳ vọng của khách hàng về kết quả dịch vụ mà họ được nhận. Nhìn từ phía kiểm tốn hành nghề, chất lượng dịch vụ được kiểm soát ngay từ khi kí hợp đồng kiểm tốn, khách hàng định hướng được chất lượng dịch vụ mà họ được nhận, bản thân kiểm tốn viên và cơng ty kiểm tốn cũng đánh giá được chất lượng dịch vụ sau mỗi hợp đồng kiểm toán. Dịch vụ hành nghề kế toán cũng mong muốn làm được như vậy, tuy nhiên, kiểm tốn có những chỉ số, các “mức”, “giới hạn”, để xây dựng được cơ sở này, kế tốn hành nghề địi hỏi thời gian và sự nghiên cứu tỉ mỉ, cẩn thận

Ba là về phía khách hàng kế tốn. Đối tượng của dịch vụ kế toán hiện nay chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp vừa, nhỏ, thậm chí là siêu nhỏ. Đó là các đơn vị mới thành lập, quy mô vốn và hoạt động khơng lớn. Mục đích của họ đến với dịch vụ kế tốn lớn nhất là giảm chi phí và giải quyết quan hệ với thuế. Vi vậy,

giá phí mà họ sẵn sàng chi trả cho dịch vụ kế tốn q thấp khơng tương ứng với chi phí mà các đơn vị dịch vụ kế tốn phải chi trả. Đơi khi, vì giá phí dịch vụ rẻ mà họ chấp nhận dịch vụ từ những tổ chức, cá nhân hành nghề kế tốn chui, khơng đăng kí kinh doanh. Những đối tượng này chào giá rẻ hơn nhưng chất lượng sản phẩm dịch vụ khơng có gì đảm bảo. Và trong nhiều trường hợp, kế toán của các tổ chức hành nghề hợp pháp lại là người phải đi giải quyết hậu quả của những sai sót này và là người hứng chịu rủi ro do những hợp đồng “dọn dẹp” mang đến. Trong khi đó, nếu được tăng mức phí kế tốn lên, doanh nghiệp có thể áp dựng được nhiều hơn các tiến bộ công nghệ chẳng hạn như các phần mềm quản trị để kiểm sốt cơng việc của nhân viên, tình hình lập, nộp và gửi các báo cáo để đảm bảo thời gian và tính đúng đắn; doanh nghiệp cũng có thể tăng cường các biện pháp tiếp cận nhiều hơn với nhu cầu khách hàng như khảo sát hàng kỳ hay thêm nhiều hơn dịch vụ gia tăng với chất lượng ngày càng tốt hơn, làm hài lòng nhiều hơn các “thượng đế”. Thực tế đang đặt ra thách thức trong việc phát triển kế tốn dịch vụ khi mà khách hàng ln cầu dịch vụ chất lượng tốt nhưng giá rẻ còn nhà cung cấp chỉ mong tăng giá và có được nhiều khách hơn.

Bên cạnh đó, bản thân các khách hàng hiện nay chưa thực sự có cái nhìn đúng đắn về kế toán dịch vụ. Như trên đã nêu, kế tốn khơng có “quyền lực vạn năng’ để biến khơng thành có, mọi việc kế tốn làm phải tn thủ đầy đủ cac quy định của pháp luật và hiệp hội nghề nghiệp. Tuy vậy, nhiều doanh nghiệp mua – bán khống hóa đơn cũng đã tìm đến các tổ chức dịch vụ kế tốn với hi vọng hợp pháp hóa được những chứng từ này, lại tối thiếu hóa số thuế phải nộp và khơng bị thuế “soi”. Trong một số trường hợp cụ thể thì kế tốn có thể đáp ứng được, nhưng với những mong muốn vượt quá quy định của Nhà nước thì kế tốn khơng thể chấp nhận và đáp ứng. Từ đó, dịch vụ kế tốn bị đánh giá thấp, thậm chí là yếu kém, vơ tình làm ảnh hưởng đến chất lượng chung của ngành dịch vụ này.

giá cả leo thang nên các khách hàng và bản thân doanh nghiệp cung ứng dịch vụ kế tốn cũng lâm vào tình trạng khó khăn, đã ảnh hưởng lớn đến giá và thị trường dịch vụ. Các doanh nghiệp buộc phải thắt lưng buộc bụng, cắt giảm chi phí. Đối với khách hàng, đó là đàm phán giảm giá phí dịch vụ, qua đó làm thu nhập của doanh nghiệp dịch vụ giảm. Đối với doanh nghiệp dịch vụ, không những phải tiết kiệm do thu nhập giảm xuống, lại thêm cắt giảm càng nhiều chi phí càng tốt, dẫn đến chi tiêu cho nghiên cứu, điều tra, khảo sát và chi phí nâng cấp, thay đổi để hồn thiện cơ sở hạ tầng cũng như chất lượng dịch vụ gần như khơng cịn. Vì vậy, khó khăn chung khi nền kinh tế chưa phục hồi hoàn toàn đang là một thách thức lớn đối với chất lượng dịch vụ kế tốn.

Tóm tắt chương 2

Trước khi xem xét, đánh giá tình hình chất lượng dịch vụ kế tốn của các doanh nghiệp dịch vụ, khóa luận đã khái quát sự hình thành và phát triển của thị trường dịch vụ kế toán. Trải qua gần 25 năm phát triển, thị trường này đã có những tăng trưởng đáng kể cả về chất và lượng. Tuy vậy, thông qua thống kê của VAA/VICA, kết hợp với việc điều tra đánh giá chất lượng dịch vụ kế toán của các đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán và ý kiến của khách hàng kế tốn, khóa luận thấy rằng, nhìn chung, chất lượng dịch vụ này hiện nay chưa cao và cũng chưa được kiểm soát chặt chẽ. Chất lượng dịch vụ ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như khách hàng, bản thân nhà cung cấp, yếu tố thứ ba như lực lượng hành nghề bất hợp pháp…. Cịn đối với kiểm sốt chất lượng dịch vụ, vai trò to lớn nhất thuộc về các cơ quan quản lý Nhà nước, xây dựng và đưa ra những bộ khung hướng dẫn và điều tiết thị trường dịch vụ kế toán nhằm nâng cao chất lượng loại hình dịch vụ này. Đây là những tiền đề để khóa luận đề xuất những giải pháp trong chương ba.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KẾTOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ KẾ TOÁN

Một phần của tài liệu Chất lượng dịch vụ kế toán tại các doanh nghiệp dịch vụ kế toán – thực trạng và giải pháp (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w