Hoạt động học Toán của học sin hở Trường Tiểu học Tam

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn toán ở trường tiểu học tam đồng huyện mê linh thành phố hà nội nhằm đáp ứng yêu cầu đối mới giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay (Trang 67 - 70)

8. Cấu trúc của đề tài

2.2.2. Hoạt động học Toán của học sin hở Trường Tiểu học Tam

Việc đổi mới PPDH đòi hỏi các em học sinh cần rèn luyện tinh thần tự học, vận dụng sáng tạo các kiến thức đã học vào quá trình thực hành, thực tế. Các em cần chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp đồng thời rèn luyện tính chủ động trong việc làm chủ kiến thức bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó, học nhóm, thảo luận trong giờ học dưới sự hướng dẫn của GV và tự trình bày ý kiến của mình trước lớp là một cách hay để các em có thể nắm kiến thức nhanh mà không cần đến đọc - chép. Các em phải tích cực hơn, chủ động hơn, phải có kỹ năng tự học và kỹ năng hợp tác với người khác. Để có được những kỹ năng đó, GV chính là người tổ chức, hướng dẫn để học sinh có thể phát huy toàn diện những kỹ năng cơ bản này.

Để tìm hiểu thêm từ góc độ HS về thực trạng các hoạt động dạy tích cực của GV và thực trạng hoạt động tự học Toán của HS tôi đã thăm dò bằng phiếu điều tra 150 HS của Trường TH Tam Đồng và phỏng vấn GV, HS, dự giờ, thăm lớp để nắm được thực trạng của tình hình học tập tại đây. Kết quả thu được từ phiếu thăm dò cùng những thông tin thu được qua trao đổi, toạ đàm với giáo viên, học sinh, những kết luận thu được qua dự giờ, thăm lớp đã cho thấy những biểu hiện cụ thể về thực trạng hoạt động học của học sinh tại Trường TH Tam Đồng cụ thể như sau:

Bảng 2.8: Nhận thức của học sinh về vai trò của hoạt động học Toán TT Nội dung Mức độ thực hiện Rất đồng ý Đồng ý Băn khoăn SL % SL % SL % 1 Học Toán là để thi và kiểm tra đạt kết quả

cao. 106 70,7 37 24,7 7 4,6 2 Học Toán là để nắm kiến thức có hệ thống. 97 64,7 42 28 11 7,3 3 Học Toán là để vận dụng kiến thức đã học vào giải các bài tập và vận dụng vào thực tiễn.

104 69,3 46 30,7 0 0

4 Học Toán để làm phong phú thêm hiểu

biết cho mình. 36 24 98 65,3 16 10,7

Những số liệu trên cho thấy, phần lớn học sinh vẫn chưa hiểu rõ mục đích của việc học Toán. Đa số cho rằng học là để đối phó với thi, kiểm tra của thầy, chưa thấy được sự học có vai trò quan trọng trong việc ghi nhớ, tái hiện, nắm kiến thức có hệ thống. Số học sinh nhận thức học Toán là biện pháp quan trọng nhất làm phong phú thêm hiểu biết cho mình là thấp. Cách học của học sinh vẫn đơn giản là cố gắng hoàn thành hết số bài tập GV giao về nhà (bằng mọi cách có thể) và học thuộc trong vở ghi đối với các môn học thuộc. Đối với giáo viên thì chỉ quen thuộc với cách kiểm tra bài cũ đầu giờ cốt sao cho đủ số lần điểm miệng. Việc kiểm tra định kỳ chỉ đơn giản là thực hiện theo phân phối chương trình, trước khi kiểm tra sẽ giới hạn cho học sinh một phần kiến thức.

Để tìm hiểu về ý thức tự giác xây dựng kế hoạch tự học Toán của HS, chúng tôi đã điều tra 150 học sinh bằng việc phát phiếu thăm dò, kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.9: Thực trạng về kỹ năng tự học Toán của học sinh STT Nội dung Mức độ đạt được Thường Xuyên Thỉnh thoảng Không, ít thực hiện SL % SL % SL %

1 Học sinh tự xây dựng cho mình kế hoạch học Toán hàng ngày

97 64,7 39 26 14 9,3 2 Học sinh lựa chọn và xây dựng

phương pháp học Toán cho mình

20 13,3 84 56 46 30,7 3

Học sinh tự điều chỉnh việc học Toán 24 16 47 31,3 79 52,7 5 Học sinh tự đánh giá, rút kinh

nghiệm về việc học Toán.

30 20 37 24,7 83 55,3

Những số liệu trên cho thấy, phần lớn là các em thực hiện theo kế hoạch học tập do thầy và nhà trường đặt ra. HS chưa quan tâm và chưa thấy rõ vai trò của thực hiện kế hoạch học tập của cá nhân, chỉ có bộ phận nhỏ HS quan tâm và làm việc này tuy vẫn ở mức độ thấp.

Kết hợp phỏng vấn giáo viên của trường về vấn đề tự học Toán của HS, đa số thầy cô giáo đều có ý kiến cho rằng: HS bị lệ thuộc lớn vào kế hoạch học tập của thầy giáo và nhà trường; chưa coi trọng và chưa thường xuyên chủ động, tự giác trong học tập; ít quan tâm tới rèn luyện các kỹ năng tự hoạt động cho mình, chủ yếu vấn là học thuộc những điều thầy giáo đã cung cấp; ít tự mình tìm tòi, khám phá, quá thụ động trong học tập.

Qua khảo sát, trao đổi, phỏng vấn, quan sát, tôi thấy thực trạng của vấn đề tự học Toán của HS ở Trường TH Tam Đồng có những hạn chế sau:

- Thứ nhất, HS chưa xác định được vai trò của hoạt động tự học nên chưa đặt vấn đề tự học đùng vị trí của nó. Do chưa xác định được vai trò của tự học nên việc tự xây dựng động cơ, thái độ tự xây dựng phương pháp học tập, tự xây dựng kế hoạch học tập còn rất hạn chế, HS thường rất thụ động trong học tập.

- Thứ hai, việc vận dụng các kĩ năng tự học cơ bản của HS ở mức độ thấp, sử dụng không thường xuyên; khả năng tự mình phát hiện vấn đề hết sức hạn chế do học sinh ít tự học. Cách học phổ biến hiện nay vẫn là tiếp nhận các kiến thức mà thầy đã cung cấp, hoặc là học theo kiểu bắt chước.

- Thứ ba, số HS có kĩ năng tự học tương đối vững chắc và thường xuyên học tập theo cách này rất ít. Kể cả số HS có học lực khá kết quả học tập tương đối cao cũng chưa chú ý rèn luyện và phát triển năng lực tự học cho mình.

Những nhược điểm này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng HS chưa chủ động trong học tập nên chất lượng, hiệu quả học môn toán chưa cao. Đây cũng là một vấn đề rất khó khăn cho việc thực hiện đổi mới PPDH khi mà động cơ, thái độ học tập của HS còn thấp và chưa rõ ràng.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn toán ở trường tiểu học tam đồng huyện mê linh thành phố hà nội nhằm đáp ứng yêu cầu đối mới giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)